Vì sao phải kiểm soát độc quyền

Một trong những biện pháp kiềm chế lạm phát chính là việc kiểm soát vị trí độc quyền của một số doanh nghiệp.Quan điểm này được bà Đinh Thị Mỹ Loan, Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, nhấn mạnh khi trao đổi về vấn đề độc quyền và tác động tới lạm phát.

Bà đánh giá như thế nào về ý kiến cho rằng, việc lạm dụng vị thế độc quyền có thể làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát?

Lạm phát có nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước, cùng cộng đồng doanh nghiệp đang tìm mọi cách để kiềm chế lạm phát, trong đó, một trong những điểm cần chú ý là kiểm soát độc quyền, chống lạm dụng vị trí thống lĩnh và vị trí độc quyền.Khi có vị trí độc quyền hoặc vị trí thống lĩnh, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thao túng thị trường theo quyền lực thị trường của mình. Họ có thể áp đặt những điều kiện để ký kết mua bán hàng hóa dịch vụ, ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới.Theo đó, có hai hành vi lạm dụng vị trí độc quyền rất nguy hại.Thứ nhất là hành vi áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng. Một khi doanh nghiệp giữ vị thế độc quyền, khách hàng buộc phải tuân theo các điều kiện áp đặt của họ. Thứ hai, doanh nghiệp có thể đơn phương thay đổi, hủy bỏ hợp đồng cam kết mà không có lý do chính đáng.Đây là điểm rất đáng chú ý để kiểm soát các doanh nghiệp có vị trí độc quyền hoặc có vị trí thống lĩnh nhằm ngăn chặn những hành động làm tăng giá hàng hóa, dịch vụ, làm nặng nề thêm tình trạng lạm phát hiện nay của đất nước.Vì vậy, việc kiểm soát các hành vi này để góp phần làm môi trường cạnh tranh không bị méo mó và hạn chế tối đa tác động gây tăng giá hàng hóa.

Theo bà, nhóm doanh nghiệp nào đang giữ vị trí thống lĩnh và độc quyền tại Việt Nam hiện nay?

Theo luật, các doanh nghiệp giữ vị trí thống lĩnh, là những doanh nghiệp giữ thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan. Có rất nhiều doanh nghiệp không chiếm thị phần đến mức đấy nhưng lại có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.Theo tôi, giữ vị trí độc quyền và vị trí thống lĩnh ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp lớn của nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài [FDI].

Việc kiểm soát các hành vi này nên được thực hiện như thế nào?

Có thể kiểm soát bằng nhiều cách. Các doanh nghiệp trên thị trường thường có hiểu biết về nhau, vì vậy khi doanh nghiệp này biết một doanh nghiệp khác đang lạm dụng vị trí độc quyền, vị trí thống lĩnh, có thể thông báo cho Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương để Cục ghi nhận và điều tra.Vì vậy, các doanh nghiệp cần quan sát những doanh nghiệp cùng ngành hoặc cùng thị trường liên quan để có thể kịp thời phát hiện và ngăn chặn hành vi này.Trong một số trường hợp, bản thân doanh nghiệp độc quyền, doanh nghiệp giữ vị trí thống lĩnh vô tình không biết đang giữ vị trí thống lĩnh, độc quyền. Họ có thể tham vấn với Cục Quản lý cạnh tranh hoặc các cơ quan tư vấn luật để xem doanh nghiệp có vi phạm không, bởi vì, một khi vi phạm bị phát hiện, chế tài xử phạt rất nặng, riêng phạt tiền có thể lên đến 10% doanh thu của doanh nghiệp trong năm trước khi vi phạm.Có 2 cơ sở để cơ quan quản lý mở cuộc điều tra về hành vi vi phạm, đó là, có đơn thư khiếu nại từ doanh nghiệp, của các bên có liên quan hoặc Cơ quan quản lý nhà nước có thể tự khởi kiện. Kinh nghiệm của các nước và Việt Nam để cơ quan quản lý khởi kiện thường phải dựa vào một cái đơn khiếu nại.Tuy nhiên, cũng có trường hợp, chưa cần có đơn, hồ sơ khởi kiện vụ việc cạnh tranh nhưng nếu có thông tin, cơ quan quản lý cũng sẽ để mắt đến.

Có nên dùng đến các hình thức “phòng bệnh hơn chữa bệnh” không, thưa bà?

Đúng là nên tuyên truyền, phổ biến nâng cao ý thức để doanh nghiệp biết và tránh vi phạm, làm thế nào để phòng hơn là chống lại hiện tượng khi đã xảy ra.Cộng đồng các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần được chuẩn bị kiến thức để sử dụng có hiệu quả các công cụ pháp lý nói chung và luật cạnh tranh nói riêng.

Trong tiến trình phát triển kinh tế thế giới không thể thiếu sự cạnh tranh của các đối thủ trong cùng một lĩnh vực. Tuy nhiên cũng có rất nhiều các công ty đã xây dựng được cho mình một “đế chế” riêng và nó được gọi là sự độc quyền trên thị trường. Vậy Độc quyền là gì? Ưu và nhược điểm của sự độc quyền này đối với nền kinh tế là gì?

Thông qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp giúp Qúy khách các vấn đề này.

Độc quyền là hiện tượng được xuất hiện trên thị trường khi một công ty hoặc một nhóm các công ty liên kết với nhau nhằm chiếm vị trí duy nhất trong một lĩnh vực nhất định như cung ứng sản phẩm, dịch vụ ra thị trường, việc “độc quyền” của sản phẩm cho phép họ kiểm soát toàn bộ lượng sản phẩm bán ra thị trường, giá bán và khoản lợi nhuận thu được từ sản phẩm, dịch vụ đó.

Việc giữ được thế độc quyền trong cung ứng dịch vụ, sản phẩm đã giúp nhiều công ty chiếm được ưu thế lớn trên thị trường, đặc biệt là những ngành nghề, sản phẩm thiết yếu. Đồng thời còn giúp cho các công ty hạn chế được tối đa sự cạnh tranh đến từ các đối thủ khác trên thị trường.

Về bản chất thì độc quyền được xác định là hậu quả tất yếu sẽ xảy đến trong quá trình cạnh tranh không được định hướng và chịu sự điều chỉnh của bất cứ yếu tố nào cụ thể. Xuất phát điểm từ việc tôn trọng sự cạnh tranh lành mạnh, nhiều thành phần bắt đầu chuyển dịch sang quá trình cạnh tranh không lành mạnh, điều này dần dần đòi hỏi những công ty khác cần phải tạo ra sự độc quyền cho chính minh trong thị trường cung ứng sản phẩm, dịch vụ.

Ngoài việc giải đáp cho Qúy khách về Độc quyền là gì? Thì với nội dung bài viết dưới đây Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp thêm cho Qúy khách các thông tin khác liên quan đến “Độc quyền” hiện nay.

Ưu điểm của độc quyền

Mặc dù đây được xem là một trong những bước tất yếu của quá trình phát triển thị trường, tuy nhiên về bản chất thì độc quyền cũng đã đem lại những ưu điểm và hạn chế nhất định, cụ thể về những ưu điểm như:

– Quy mô kinh tế

Các công ty chiếm vị thế độc quyền có thể được hưởng phần lợi ích lớn từ việc quy mô kinh tế, tức là mở rộng về quy mô kinh tế, dẫn đến việc chi phí sẽ thấp hơn so với mặt bằng chung, điều này sẽ có thể giúp cho cộng đồng người tiêu dùng có thể sử dụng các mặt hàng có tính “độc quyền” với mức giá rẻ hơn.

– Nghiên cứu và phát triển

Hiểu về bản chất của sự “độc quyền” là gì nên những công ty độc quyền sẽ tận dụng tôi đa để thu được lợi nhuận từ việc kinh doanh độc quyền này sau đó đầu tư vào quá trình nghiên cứu, phát triển và đồng thời còn có thể tiến hành tích lũy khoản tài chính lớn để sử dụng vào những thời điểm khó khăn.

Dẫn chứng cụ thế nhất cho ưu điểm này chính là việc độc quyền trong các công ty Dược phẩm, đây là tổ hợp của cả một công trình phức tạp, từ việc đầu tư, nghiên cứu, thử nghiệm đến sản xuất sản phẩm với nhiều rủi ro có thể gặp phải.

Do vậy các sản phẩm này cần phải đảm bảo tính độc quyền, vì những ngành nghề đòi hỏi sự đầu tư lớn và gặp nhiều rủi ro như vậy thì việc phải cạnh tranh như vậy sẽ là không phù hợp với tiến trình phát triển công ty.

Phần lợi nhuận lớn mà các công ty độc quyền thu được sẽ có thể được sử dụng cho quá trình nghiên cứu, phát minh và thử nghiệm sản phẩm, điều này giúp các công ty đảm bảo được sử “độc quyền” trong sản phẩm của mình, đồng thời ngày càng cải tiến chất lượng sản phẩm trên thị trường.

– Có được sức mạnh độc quyền

Hiểu một cách đơn giản thì các công ty sẽ dễ dàng đạt được và giữ vững được sự “độc quyền” của họ khi đã làm tốt hơn các đối thủ của họ trong cùng một ngành nghề đó. Đồng nghĩa với việc danh tiếng của họ cũng sẽ lớn mạnh và có sức lan tỏa rộng lớn hơn rất nhiều so với các công ty khác trong cùng một lĩnh vực.

>>>>> Tham khảo: Đăng ký độc quyền sản phẩm

Một số hạn chế của độc quyền

Bất kể vấn đề gì thì luôn đi kèm giữa mặt ưu điểm và hạn chế, vấn đề “độc quyền” cũng không nằm ngoài ngoại lệ này. Với nội dung tiếp theo Luật Hoàng Phi sẽ liệt kê cho Qúy khách một số hạn chế của độc quyền.

– Độc quyền được xác định là sự khuyết tật của nền kinh tế thị trường, bởi các nước nằm trong nhóm phát triển sẽ sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để kiểm soát tính độc quyền trong lĩnh vực mình đang thống trị, vô hình chung làm hạn chế sự lớn mạnh, đa dạng trong lĩnh vực đó.

– Giá độc quyền thường được xác định là cao hơn so với mức giá trung bình. Do các công ty khi đã có tính độc quyền trong mỗi sản phẩm, dịch vụ thì họ thường không lo ngại về vấn đề mất khách hàng vào tay đối thủ.

Vì vậy giá cả sản phẩm, dịch vụ của những công ty độc quyền thường cao hơn rất nhiều so với giá sàn của các sản phẩm trong lĩnh vực. Điều này đã khiến cho đại bộ phần đa số người dân khó tiếp cận đến được với những sản phẩm, dịch vụ độc quyền đó.

– Do duy trì tính độc quyền trên thi trường nên khiến cho những đối thủ cạnh tranh khác không thể gia nhập vào thị trường. Điều này đã tạo chỗ đứng tuyệt đối cho những công ty độc quyền, tuy nhiên lại khiến cho thị trường phân phối sản phẩm và phân khúc người dung không đạt được hiệu quả cao như mong đợi.

– Ngoài ra việc chiếm giữ thị trường quá lâu nên sẽ không tạo ra được động lực đổi mới cho những công ty độc quyền. Đồng nghĩa với việc khi những công ty đối thủ đang tiến hành cải tiến, nâng cao sản phẩm của mình và ngày càng đạt được vị thế trong lòng người tiêu dùng thì những công ty độc quyền khi này sẽ dề dàng bị tụt lùi về phía sau.

– Sự độc quyền đi kèm với giá phân phối sản phẩm quá cao đã làm hạn chế đối tượng người tiêu dùng, đồng thời trong một thị trường độc quyền thì chính người tiêu dùng lại không có quá nhiều sự lựa chọn cho chính sản phẩm mà họ sẽ sử dụng, điều này về lâu dài sản tạo ra sự khó chịu cho chính người tiêu dùng.

Với nội dung bài viết trên đây Luật Hoàng Phi đã giải đáp các thắc mắc liên quan đến Độc quyền là gì? Nếu còn thắc mắc gì liên quan đến vấn đề này thì Qúy khách có thể liên hệ trực tiếp đến Luật Hoàng Phi thông qua số điện thoại tư vấn 19006557.

Video liên quan

Chủ Đề