Vi sinh vật là gì đặc điểm

Vi sinh vậtlà gì, chúng có những đặc điểm nổi bật nào? Bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn những ứng dụng quan trọng của chúng trong nông nghiệp và những thông tin cần biết để hiểu một cách chính xác hơn. 

Mục lục

  • 1. Vi sinh vật là gì?
  • 2. Những đặc điểm của vi sinh vật 
  • 3. Vi sinh vật trong đất gồm loại nào? 
  • 4. Những ứng dụng quan trọng của vi sinh vật 

1. Vi sinh vật là gì?

Vi sinh vật bao gồm tất cả những sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân sơ hoặc nhân thực, chúng có kích thước rất nhỏ, phải sử dụng kính hiển vi để quan sát bởi không thể thấy bằng mắt thường.

Khi nghiên cứu về vi sinh vật, các nhà khoa học cần phải sử dụng đến phương pháp nuôi cấy vô khuẩn.

Vi sinh vật bao gồm: virus, vi khuẩn [gồm cả cổ khuẩn], nấm, tảo và nguyên sinh động vật. Đáng chú ý hơn, vi sinh vật là loài sinh vật xuất hiện đầu tiên ở trên Trái Đất.

Vi sinh vật là gì

2. Những đặc điểm của vi sinh vật 

Sau đây là những đặc điểm nổi bật của các loại vi sinh vật: 

  • Kích thước nhỏ bé, chúng được đo bằng đơn vị micromet.
  • Mặc dù kích thước nhỏ bé nhưng vi sinh vật lại có năng lực hấp thụ nhiều và chuyển hoá rất nhanh, vượt xa so với các loại sinh vật khác.
  • Chúng trưởng nhanh và phát triển mạnh mẽ đến mức mà hiện không có bất cứ sinh vật nào có tốc độ sinh sôi nhanh như vậy. 
  • Có năng lực thích ứng mạnh và dễ dàng phát sinh biến dị, có khả năng tồn tại ở những điều kiện bất lợi mà các sinh vật khác thường không tồn tại được.
  • Dễ dàng phát sinh biến dị do đa số chúng là đơn bào, đơn bội, sinh sản nhanh, số lượng nhiều, tiếp xúc trực tiếp với môi trường sống.
  • Phân bố rộng và nhiều chủng loại, chúng có mặt ở khắp mọi nơi trên Trái Đất, trong không khí, trong đất, trên núi cao, dưới biển sâu và cả trên cơ thể người, động vật, thực vật, trong thực phẩm...
  • Là loài sinh vật xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất.

Những đặc điểm của vi sinh vật 

>>>XEM THÊM: 

Xăng sinh học E5 có tốt không? Cần lưu ý những gì khi sử dụng xăng E5 cho động cơ xe máy

3. Vi sinh vật trong đất gồm loại nào? 

Trong đất gồm có nhiều vi sinh vật khác nhau nhưng người ta phân chia thành 3 loại:

  • Vi sinh vật tự dưỡng: Là các loại tự tổng hợp các chất cần thiết để sống.
  • Vi sinh vật dị dưỡng: Đây là loại làm thối rữa xác động vật, thực vật trong đất.
  • Vi sinh vật gây bệnh: Các loại vi sinh vật này đòi hỏi phải có nhiều chất dinh dưỡng và một số điều kiện thích hợp, cho nên loại này rất dễ chết, chỉ có các vi khuẩn sinh nha bào thì có khả năng tồn tại lâu trong đất. Từ đất, vi sinh vật gây bệnh có thể lây sang cơ thể người và động vật khá nguy hiểm. 

4. Những ứng dụng quan trọng của vi sinh vật 

4.1 Vi sinh vật quan trọng như thế nào?

Chúng được sử dụng như một liệu pháp kiểm soát dịch hại thân thiện với môi trường thay cho các liệu pháp hoá học, góp phần để tạo nên một nền nông nghiệp xanh và bền vững.

Khi kết hợp phân bón hữu cơ với vi sinh vật có ích sẽ làm cho đất khoẻ mạnh hơn, hệ sinh thái đất được phục hồi, đặc biệt giúp giảm nguy cơ gây bệnh cho cây trồng.

Khi ứng dụng trong nông nghiệp không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người, các loại vật nuôi, không gây ô nhiễm môi trường. Không làm chai đất, suy thoái đất, góp phần làm tăng độ phì nhiêu cho đất. Bên cạnh đó, chất dinh dưỡng cũng sẽ được đồng hoá, làm tăng năng suất, chất lượng nông sản. Góp phần làm sạch môi trường nhờ khả năng phân huỷ, chuyển hoá các chất hữu cơ bền vững, các phế thải sinh học.

Góp phần làm cân bằng hệ sinh thái trong môi trường đất nói riêng và môi trường nói chung.

4.2 Ứng dụng vi sinh vật trong nông nghiệp ra sao?

  • Đối với trồng trọt

Chúng được ứng dụng trong trồng trọt như một liệu pháp phòng trừ sâu, bệnh hại. Ngoài ra, chúng còn được dùng để ủ và sản xuất các loại phân hữu cơ ví sinh.

  • Đối với chăn nuôi

Được sử dụng trong chăn nuôi để giúp khử mùi hôi của chuồng trại, làm đệm lót sinh học cho các loại gia súc, gia cầm; giúp chúng tăng nhanh về trọng lượng, sức đề kháng cũng như sức chống chịu với các loại bệnh tật.

Ứng dụng vi sinh vật trong nông nghiệp

4.3 Các loại vi sinh vật được ứng dụng nhiều hiện nay 

  • Vi khuẩn Bacillus thuringiensis

Đây là vi khuẩn gram dương, hình que, di động tạo được trong cơ thể dạng tinh thể có bản chất protein. Nếu như các loại côn trùng khi ăn phải loại vi khuẩn này, tinh thể của vi khuẩn sẽ được phân huỷ thành dạng protein gây độc hoạt động của côn trùng, làm cho chúng có hiện tượng chán ăn và chết dần. 

  • Nấm [Vi nấm]

Nấm là một loại vi sinh vật khá quen thuộc và được ứng dụng nhiều trong nông nghiệp, nhất là trồng trọt. Một số nấm được dùng nhiều trong nông nghiệp như: nấm bạch cương, giống nấm Trichoderma spp.

  • Xạ khuẩn

Xạ khuẩn có khả năng giúp chống lại vi khuẩn gây bệnh, nấm gây bệnh và có khả năng kích thích sinh trưởng cho các loại cây trồng.

Bài viết này, phần nào đã chia sẻ đến bạn về những thông tin, đặc điểm của vi sinh vật cùng những ứng dụng quan trọng của chúng trong nông nghiệp. Đừng quên theo dõi vietchem.com.vn để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích khác mỗi ngày bạn nhé. 

Chủ Đề