Việt Nam được các nước đầu tư như thế nào

Mục lục bài viết

  • 1. Tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn
  • 2. Đảm bảo các quyền cơ bản của nhà đầu tư
  • 3. Chiến lược bảo hộ và các ưu tiên dành cho các nhà đầu tư và người nước ngoài
  • 4. Ưu đãi về đất đai cho các nhà đầu tư nước ngoài
  • 5. Miễn giảm thuế.
  • 6. Những khoản trợ cấp của chính phủ
  • 7. Các khuyến khích đặc biệt
  • 8. Các luật tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài

1. Tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn

Vấn đề mang tính quan trọng then chốt trong việc tổ chức nhằm thu hút FDI là tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn. Môi trường đầu tư là tổng thể các bộ phận mà ở đó chúng tác động qua lại lẫn nhau và chi phối mạnh mẽ đến các hoạt động đầu tư. Buộc các nhà đầu tư phải tự điều chỉnh các mục đích, hình thức và phạm vi hoạt động cho thích hợp, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh và đưa đến hiệu quả cao trong kinh doanh.
Người ta có thể phân loại môi trường đầu tư theo nhiều tiêu thức khác nhau và mỗi tiêu thức phân loại đó lại hình thành các môi trường thành phần khác nhau:

– Căn cứ phạm vi không gian: có môi trường đầu tư nội bộ doanh nghiệp, môi trường đầu tư trong nước và môi trường đầu tư quốc tế.

– Căn cứ vào lĩnh vực: có môi trường chính trị, môi trường luật pháp, môi trường kinh tế, môi trường văn hoá xã hội, cơ sở hạ tầng…

– Căn cứ vào tính hấp dẫn: có môi trường đầu tư có tính cạnh tranh cao, môi trường đầu tư có tính trung bình, môi trường đầu tư có tính cạnh tranh thấp và môi trường đầu tư không có tính cạnh tranh.

2. Đảm bảo các quyền cơ bản của nhà đầu tư

Về quyền cơ bản và các đảm bảo cho các nàh đầu tư gồm:

– Đảm bảo không tước đoạt: Đảm bảo này thông thường được quy định ở những điều khoản đầu tiên của Luật đầu tư nước ngoài cũng như thông qua việc ký kết tham gia vào hiệp định đảm bảo đầu tư đa phương.

– Đảm bảo cho những mất mát: Sự đảm bảo này diễn ra trong các trường hợp sau:

+Quốc hữu hoá: Các nhà đầu tư sẽ quan tâm đến việc chính phủ một nước sẽ có thái độ như thế nào đối với vịêc quốc hữu hoá. Tại Việt Nam, Luật qui định các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hoá; có nước lại qui định rằng trong những trường hợp đặc biệt sẽ quốc hữu hoá và có khoản đền bù xứng đáng.

+ Phá huỷ do chiến tranh: Thông thường những thiệt hại gây ra bởi chiến tranh từ bên ngoài không được đền bù nhưng những thiệt hại tạo ra từ các vấn đề của quốc gia đó như nổi loạn, khủng bố…thì sẽ được đền bù.

+ Tính không chuyển đổi được của tiền tệ: Đối với đồnh tiền không chuyển đổi được, nhà đầu tư nước ngoài sẽ được hướng dẫn cách cân bằng ngoại tệ cần thiết cũng như chuyển đổi từ đồng nội tệ sang ngoại tệ.

– Chuyển [gửi] ngoại hối: Đối với các nhà đầu tư nước ngoài khả năng tốt nhất vẫn là không có một qui định gì từ phía nước sở tại. Từ đó họ có thể chuyển các khoản tiền về nước một cách tự do. Những khoản sau đây trong mọi trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài phải được chuyển về nước nếu họ muốn: lợi nhuận, các khoản kiếm được khác, lợi tức đầu tư, vốn đầu tư, gốc và lãi của các khoản vay nước ngoài, lương cho nhân viên nước ngoài, tiền bản quyền, phí kỹ thuật…

3. Chiến lược bảo hộ và các ưu tiên dành cho các nhà đầu tư và người nước ngoài

Bao gồm các vấn đề sau:

– Việc tuyển dụng người nước ngoài: Việc tuyển dụng người nước ngoài là đảm bảo lợi ích cho các bên đầu tư. Một số quy định mà các nước thường sử dụng để qui định để qui định việc tuyển dụng người nước ngoài như:

+ Qui định tổng số lao động nước ngoài không được vượt quá một mức qui định nào đó.

+ Ban hành các thể cư trú cho lao động nước ngoài hay thẻ lao động nước ngoài cũng như những quy định về đối tượng bắt buộc phải có các thẻ đó mới được làm việc ở nước sở tại.

+ Quy định những nghành nghề cần thiết phải sử dụng lao động nước ngoài. + Quy định việc thết kế các chương trình đào tạo để thay thế lao động nước ngoài bằng các lao động trong nước.

-Quyền sở hữu trí tuệ: Sự đảm bảo quyền sở hữu về sáng chế, nhãn hiệu thương mại cũng là một điều kiện kích thích các nhà đầu tư.

-Sự ưu tiên với các nhà đầu tư chính phủ

Các khoản vay hay nguồn trợ giúp từ phía chính phủ được coi là một trong những động lực khuyến khích đầu tư .

-Đảm bảo cho một môi trường cạnh tranh bình đẳng .

Các nhà đầu tư mong muốn việc đảm bảo cho một môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong nước với nước ngoài, giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau, giữa khu vực tư nhân và công cộng.Bao gồm:

+Cạnh tranh nhập khẩu: Chính sách nhập khẩu của nước sở tại cần phù hợp và tạo điều kiện cho chính sách công nghiệp của nước đó phát triển. Các hàng hoá sản xuất trong nước thuộc những ngành đườc coi là non trẻ nên có một thời gian được bảo hộ để cạnh tranh được với hàng hoá nhập khẩu.

+Cạnh tranh Chính Phủ: Các chương trình của Chính phủ về hỗ trợ các doanh nghiệp Nhà nước không được vi phạm tính cạnh tranh. Điều này đòi hỏi Nhà nước phải phân biệt rõ ràng những ưu đãi dành cho từng khu vực. Khu vực công cộng không được phép xâm phạm khu vực tư nhân.

+Cạnh tranh nội địa thông qua việc đánh thuế từ các hàng rào chắn thâm nhập vào ngành công nghiệp.Điều này liên quan đến việc tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư trong nước.

4. Ưu đãi về đất đai cho các nhà đầu tư nước ngoài

Đây cũng có thể coi là một trong những khuyến khích đầu tư , bởi vì nó làm cho các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng cào khẳ năng ổn định của khoản đầu tư cũng như những quyền khác. Nói chung, đối với các nhà đầu tư thì thuận lợi nhất vẫn là đuợc sở hữu bất động sản. Nếu việc sở hữu bất động sản không được luật pháp cho phép thì các nhà đầu tư đòi hỏi phải được sử dụng bất động sản trong một thời gian hợp lý.

Trước ngày 30/6/2014, các ưu đãi về đất đai được chia theo 2 hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất và thuê đất, áp dụng giảm số tiền phải nộp ở các mức 20%, 30%, 50% hoặc miễn giảm về thời hạn 7 năm, 11 năm, 15 năm. Từ đầu tháng 7/2014 đến nay, các ưu đãi về đất đai thực hiện theo Luật Đất đai năm 2013 và các nghị định quy định chi tiết về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. Theo đó, Nhà nước đã thống nhất áp dụng hình thức cho thuê đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất - kinh doanh, có tính thời hạn và theo từng giai đoạn cụ thể. Đồng thời, để thu hút đầu tư, tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính đất đai tại các khu kinh tế, khu công nghệ cao, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2017/NĐ-CP ngày 3/4/2017 quy định thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước trong khu kinh tế, khu công nghệ cao với mức ưu đãi cao hơn các dự án đầu tư thông thường...

Ngoài ra, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, hỗ trợ về đất đai đối với DN như: [i] Giảm 50% tiền thuê đất trong giai đoạn 2011-2014; [ii] Điều chỉnh giảm tỷ lệ tính đơn giá thuê đất chung từ 1,5% [quy định tại Nghị định số 121/2010/NĐ-CP] xuống còn 1% [quy định tại Nghị định số 46/2014/NĐ-CP] và UBND cấp tỉnh quy định cụ thể tỷ lệ trong khung từ 0,5-3% theo từng khu vực, tuyến đường tương ứng với từng mục đích sử dụng đất để áp dụng thu tiền thuê đất tại địa phương; [iii] Áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất trong việc xác định giá đất để tính thu tiền thuê đất.

5. Miễn giảm thuế.

Ưu đãi thuế là một bộ phận của chính sách FDI luôn đặt trong mối quan hệ với định hướng và tổng thể chính sách FDI. Do vậy, trong chính sách ưu đãi tài chính thường tập trung vào chính sách thuế như: Thuế TNDN, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể:

– Miễn thuế vốn: Chính phủ không thu thuế trên các khoản chuyển nhượng hay phần kiếm được từ cổ phiếu.

– Miễn giảm thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp [TNDN]

Sau khi kinh doanh có lãi, trong một thời gian các nhà đầu tư được hưởng ưu đãi không phải nộp thuế. Sau một thời gian miễn thuế, các nước tiến hành giảm thuế.

Để phục vụ các chiến lược và định hướng chuyển đổi nền kinh tế, hệ thống chính sách về thuế tiếp tục được cải cách với thay đổi quan trọng nhất là giảm thuế suất thuế phổ thông. Cụ thể, mức thuế suất phổ thông qua các lần sửa Luật Thuế TNDN theo xu hướng giảm từ 28% trong giai đoạn 2001-2008 xuống còn 25% trong giai đoạn 2009-2013, 22% trong giai đoạn 2014-2015 và 20% từ ngày 01/01/2016...

Hiện nay, mức thuế suất ưu đãi cao nhất là 10% trong thời hạn 15 năm và miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với các dự án đầu tư mới trong một số lĩnh vực đặc thù, khuyến khích phát triển như công nghệ thông tin, phần mềm, năng lượng tái tạo, lĩnh vực bảo vệ môi trường...

– Miễn giảm các loại thuế thu nhập khác.

Chính phủ cho phép các nhà đầu tư không phải nộp các khoản thuế địa phương như thuế doanh thu, lợi tức.Ngành được miễn giảm có thể là ngành định hướng xuất khẩu, hay ngành thu về nhiều ngoại tệ cho đất nước

– Miễn giảm thuế hàng tư liệu sản xuất nhập khẩu [vốn].

Chính phủ không thu thuế nhập khẩu tư liệu sản xuất [bao gồm máy móc và các linh kiện, phụ tùng thay thế, nguyên nhiên vật liệu] phục vụ các ngành khuyến khích như ngành hướng vào xuất khẩu, hay các ngành thực hiện chiến lược hoá công nghiệp đất nước, các dự án khuyến khích đầu tư.

Nhằm đáp ứng các yêu cầu cam kết hội nhập, đồng thời hoàn thiện các chính sách ưu đãi xuất khẩu và thu hút FDI, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tiếp tục được cập nhật, sửa đổi trong các năm 2001, 2005 và 2016. Từ năm 2016 đến nay, chính sách ưu đãi được áp dụng theo Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2016. Theo đó, Luật đã bổ sung DN công nghệ cao, DN khoa học - công nghệ, tổ chức khoa học - công nghệ được miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được trong thời hạn 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất; bổ sung quy định miễn thuế đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế cần được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo.

Một số ưu đãi thuế xuất khẩu, nhập khẩu đang được áp dụng như: [i] Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công cho nước ngoài và khi xuất trả sản phẩm cho phía nước ngoài thì được miễn thuế xuất khẩu; [ii] Hàng hóa nhập khẩu để gia công được miễn thuế, hàng tạm nhập tái xuất và hàng hóa là nguyên liệu vật tư phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu có thể được kéo dài thời gian nộp thuế tới 275 ngày kể từ ngày mở tờ khai hải quan; hàng hóa tạm nhập tái xuất có thể được kéo dài thời gian nộp thuế tới 15 ngày kể từ ngày hết hạn; [iii] Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa để tạo tài sản cố định đối với các dự án đầu tư vào các lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư, lĩnh vực khuyến khích đầu tư và các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn...

– Miễn thuế bản quyền. Việc miễn thuế bản quyền nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ vào nước sở tại. Tuy nhiên các Chính phủ cũng cân nhắc xem nên miễn thuế bản quyền trong suốt thời gian hợp đồng hay chỉ miễn thuế cho một số năm.

– Miễn các loại thuế và chi phí khác: Các loại thuế và chi phí khác đựơc miễn bao gồm nhiều dạng như thuế thu nhập cá nhân đối với chuyên gia kỹ thuật nước ngoài làm việc trong các khu vực được ưu tiên; các khoản thuế doanh thu hay các mức thuế đặc biệt khi mới khởi sự kinh doanh…Việc ký kết các hiệp định tránh đánh thuế hai lần cũng là một khuyến khích đối với các nhà đầu tư bởi vì nó miễn trừ việc nộp thuế thu nhập cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.
Trong một số dự án khuyến khích đầu tư, các nhà đầu tư còn được hưởng ưu đãi về giá cho thuê đất và các chi phí khác trong quá trình triển khai và vận hành dự án.

6. Những khoản trợ cấp của chính phủ

– Các chi phí tổ chức và tiền vận hành. Chính phủ nước sở tại có thể cho phép tính này vào chi phí của dự án trong một thời gian nhất định.

– Tái đầu tư: Nếu dùng lợi nhuận để tái đầu tư thì sẽ được hưởng những ưu đãi nhất định.

– Trợ cấp đầu tư: Là cho phép một tỷ nhất định của khoản vốn đầu tư không phải chịu những nghĩa vụ về đầu tư trong khoảng thời gian nhất định.

– Các khoản khấu trừ khác: Các khoản khấu trừ này có thể tồn tại dưới có những quy định đặc biệt đối với một số ngành như cho phép được miễn trừ gấp 2 lần về giá trị cũng như về mặt thời gian ban hành những quy định ưu đãi chỉ riêng cho một dự án nào đó.

– Tín dụng thuế đầu tư: Đây thực chất là biện pháp mà chính phủ sử dụng nhằm khuyến khích và cũng để giúp các nhà đầu tư tăng vốn đầu tư như trợ cấp đầu tư, trả lại những nghĩa vụ về thuế đã phải nộp cho nhà đầu tư nếu nhà đầu tư phải tái đầu tư

– Các khoản tín dụng thuế khác:

Để khuyến khích các nhà đầu tư, một khoản thu nhập có nguồn gốc từ nước ngoài mà đã chịu thuế ở nước ngoài có thể được đưa vào để xin miễn giảm ở trong nước có thể sử dụng như những khoản tín dụng đầu tư

7. Các khuyến khích đặc biệt

– Đối với các công ty đa quốc gia:

Các công ty này là một nguồn cung cấp vốn đầu tư lớn trên thế giới nên việc có những khuyến khích đặc biệt với các công ty đa quốc gia là cần thiết .Tuy nhiên các chính phủ phải cân nhắc xem nên thực hiện những khuyến khích đặc biệt đó như thế nào để vẫn đảm bảo nguyên tắc “ sân chơi bình đẳng ”

Một sồ trường hợp đã sử dụng các khuyến khích đặc biệt :

+ Coi những công ty đa quốc gia như những công ty được ghi tên ở thị trường chứng khoán và cho hưởng những ưu đãi tương tự

+Cho phép các công ty đa quốc gia được thành lập các công ty cổ phần

+ Khuyến khích các công ty đa quốc gia chuyển giao công nghệ và thực hiện mua sắm trong nội bộ hãng cũng như khuyến khích việc thiết lập các trụ sở chính bằng việc cho phép thành lập các trung tâm mua sắm của công ty đa quốc gia đó ở nước sở tại và đơn giản hoá các thủ tục hải quan , các đòi hỏi về quản lý ngoại hối , đăng ký làm thẻ cho nhân viên …Việc thành lập các khu chế xuất , khu công nghệ cao , khu công nghệ tập trung cũng là một biện pháp khuyến khích các công ty đa quốc gia hoạt động ở nước sở tại

-Đối với các cơ quan tài chính hải ngoại .Việc khuyến khích thành lập các công ty này cũng có nghĩa là khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào sở tại .Do đó chính phủ nước sở tại có xu hướng miễn giảm các khoản thuế và nghĩa vụ tài chính cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và hoạt động của các cơ quan tài chính hải ngoại .

8. Các luật tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài

Đây là những qui định riêng nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành công việc kinh doanh ở nước sở tại . Nhóm này bao gồm những khuyến khích phi tài chính như cho phép tuyể dụng nhân công nước ngoài không hạn chế ,đảm bảo việc chuyển nhược và hồi hương của vốn và lợi nhuận ; ký kết các hiệp định ; sự cho phép bán hàng tiêu dùng đến người tiêu dùng cuối cùng không phải thông qua các đại lý hay công ty thương mại, sở hữu đất đai .

Video liên quan

Chủ Đề