Voan tơ là gì

Vậy chất liệu này có những đặc điểm gì nổi bật? Vì sao chúng lại được ưa chuộng trong ngành thời trang? Voan và chiffon có phải là tên gọi chung của cùng một loại vải không?

Cùng tham khảo qua bài viết sau đây nhé!

Nội Dung Chính

  • 1 Vải voan là gì?
  • 2 Nguồn gốc của vải voan
  • 3 Tính chất của vải voan
    • 3.1 Tính chất vật lý
    • 3.2 Tính chất hóa học
  • 4 Ưu nhược điểm của vải voan
    • 4.1 Ưu điểm
    • 4.2 Nhược điểm
  • 5 Phân loại vải voan
  • 6 Ứng dụng của vải voan trong đời sống
  • 7 Cách bảo quản vải voan đúng nhất

Vải voan là gì?

Voan là loại sợi nhân tạo khá mỏng, nhẹ và trơn. Ban đầu voan được sản xuất hoàn toàn bằng lụa. Sau đó, chúng được dệt bằng cotton theo phương thức thủ công và dùng để sản xuất rèm cửa. Vải mang lại cảm giác mềm mại, nhẹ nhàng và bay bổng cho người mặc. Trong thế giới thời gian, hễ nhắc đến voan là nghĩ ngay đến sự nữ tính, thanh lịch và thượng lưu.

Có rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa voan và chiffon vì chúng có cùng nguồn gốc từ lụa. Tuy nhiên, chúng có cách dệt khác nhau nên được gọi với 2 cái tên khác nhau. So với chiffon, kết cấu của voan chắc chắn hơn, khó xé và rút sợi hơn rất nhiều.

Vải mang lại cảm giác mềm mại, nhẹ nhàng và bay bổng cho người mặc

Nguồn gốc của vải voan

Vải voan được sản xuất lần đầu tiên ở Pháp, nhưng việc sản xuất chất này được mở rộng trên toàn thế giới khi thời đại công nghiệp phát triển. Trong vài thập kỷ đầu của thập niên 1900, voan lụa đã được sản xuất tương đối rộng rãi ở Hoa Kỳ và các nhà sản xuất loại vải này ở Mỹ đã bắt đầu quan tâm đến việc thay thế lụa bằng một chất liệu khác để sản xuất voan.

Mãi cho đến năm 1958, một phiên bản polyester của voan đã được phát triển và hầu hết các loại voan hiện nay được làm từ chất liệu này. Dần dần loại vải này được dùng trong cả may các trang phục hằng ngày ở tầng lớp bình dân

Vải có nguồn gốc rất lâu đời

Tính chất của vải voan

Tính chất vật lý

  • Bề mặt xuyên thấu nên ánh sáng có thể dễ dàng xuyên qua tạo nên cảm giác tinh khiết, bay bổng
  • Độ đổ cao, giữ nếp rũ xuống và không bị nhăn
  • Có độ mỏng nhất định và độ mềm tự nhiên

Tính chất hóa học

  • Dễ cháy, tùy vào thành phần mà ngọn lửa sẽ có tính chất khác nhau
  • Nhạy cảm với axit và kiềm
Độ đổ cao, giữ nếp rũ xuống và không bị nhăn

Ưu nhược điểm của vải voan

Ưu điểm

  • Trang phục từ voan sẽ không bị nhăn và tạo nếp gấp
  • Mang lại cảm giác mát mẻ, thông thoáng dù cho là mùa hè
  • Màu sắc, kiểu dáng phong phú
  • Toát lên vẻ sang trọng, dịu dàng cho người mặc

Nhược điểm

  • Vải mỏng nên dễ bị rách khi sinh hoạt
  • Rất dễ cháy, không phù hợp để may quần áo cho trẻ em
  • Không có độ co giãn cần thiết
  • Độ bám bụi cao
Vải toát lên vẻ sang trọng, dịu dàng cho người mặc

Phân loại vải voan

Tùy theo mục đích sản xuất, vải voan có thể được pha trộn với các loại sợi khác nhau để tối ưu tính năng sản phẩm. Nổi trội nhất chính là voan lụa và voan polyester. Ngoài ra còn các loại voan phổ biến trên thị trường như vải voan kính, vải voan lưới, vải van hoa, vải van cát, voan tơ, voan nhung, voan cotton, voan cát, voan xốp,…

  • Voan lụa: mang lại cảm giác mềm mại, sang trọng, đẹp mắt khi mặc tuy nhiên giá lại đắt mà lại khó bảo quản
  • Voan polyester: giá thành rẻ hơn, sử dụng linh hoạt và bền hơn voan lụa. Tuy nhiên độ co giãn không cao, lại khó nhuộm màu.
Vải có thể được pha trộn với các loại sợi khác nhau để tối ưu tính năng sản phẩm

Ứng dụng của vải voan trong đời sống

Voan sử dụng rất rộng rãi và là chất liệu không thể thiếu trong ngành may mặc. Vải rất thích hợp để tạo ra các kiểu váy đầm nhẹ nhàng, nữ tính vừa mềm mỏng vừa mát vừa nhẹ.

Với sự mềm mại và nhẹ nhàng, vải được sử dụng rộng rãi để may các loại rèm cửa, khăn choàng đầu cô dâu, hoa voan..

Vải voan với sự chắc chắn hơn chiffon hoàn toàn đáp ứng được sự đa dạng trong nhu cầu váy cưới của mọi người. Từ đơn giản, thanh mảnh đến thanh lịch, quyến rũ hay bay bổng, lộng lẫy và hơn hết là sự lãng mạn thì vải đều có thể thiết kế và đạt được đến mức thẩm mỹ tuyệt đẹp.

Chủ Đề