Vong hồn là gì

CHUYỆN LẠ

Vong hồn, cô hồn là gì, thực sự có hay không? Có nên cúng cô hồn?

26/07/2019 SKVTY.com Cô hồn là gì, Tháng 7 âm lịch, Tháng cô hồn

Theo truyền thống, cứ rằm tháng 7 âm lịch chúng ta lại thực hiện nghi lễ cúng cho các vong hồn mong họ được siêu thoát, vậy đã bao giờ bạn đã tự hỏi cô hồn thực sự có hay không?

Cô hồn là gì?

Dân gian quan niệm, mỗi chúng ta có cả phần hồn và phần xác, khi chết đi vẫn còn phần hồn sẽ được đầu thai sang một kiếp khác nhưng có những linh hồn oan khuất, nặng nghiệp với dương gian, không được siêu thoát sẽ lang bạt ở chốn này.

  • Top 4 con giáp dễ gặp nhiều xui xẻo trong tháng cô hồn
  • Xem tử vi vận hạn của 12 con giáp trong tháng 7/2020 âm lịch
  • Trong tháng Cô hồn nên làm những việc gì để luôn bình an, may mắn?

Vậy cô hồn là gì? Cô hồn được tạm hiểu là hồn người chết lẻ loi, không ai cúng vái, là hồn ma cô đơn vất vưởng chưa được siêu thoát.

Cô hồn dã quỷ theo dân gian là những hồn ma, quỷ lang thang cô độc không có nơi trú ngụ và thường ở nay đây mai đó. Cô hồn thường đi cùng dã quỷ, nên người xưa thường nhắc cô hồn dã quỷ. Những linh hồn tha phương cùng những con quỷ sống vật vờ ở dương gian, có thể quấy nhiễu tới con người.

Những linh hồn ở dương gián quá lâu vẫn còn nhiều oan khuất, sân hận trong lòng sẽ trở thành ma quỷ, đây giống như nguồn năng lượng kì bí mắc kẹt giữa cõi trần và cõi âm, thuộc về cõi âm nhưng lại lưu ở cõi trần.

Tháng 7 lịch âm hàng năm, người Việt chọn ngày trong tháng để cúng cô hồn, không nhất thiết phải là ngày rằm. Ngày cúng cô hồn có thể tùy thuộc vào từng gia đình, từng vùng miền khác nhau.

Nguồn gốc của tháng cô hồn

Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch hàng năm được coi là tháng của ma quỷ. Đặc biệt, ngày rằm tháng 7 [15/7] là ngày xá tội vong nhân hay ngày Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để ma quỷ được tự do trở về dương gian. Ngày rằm tháng 7 cũng chính là ngày âm khí xung thiên.

Tại Trung Quốc, nguồn gốc của tháng cô hồn được bắt nguồn từ việc ngày 2/7 hàng năm, Diêm Vương mở cửa Quỷ môn quan để quỷ đói có thể trở lại trần gian cho đến ngày rằm.

Do đó, theo tục lệ dân gian, người trần phải cúng cháo, gạo, muối cho quỷ đói để chúng không quấy nhiễu cuộc sống nơi dương thế. Tuy nhiên, cũng có nhiều nơi, quỷ đói được coi, gọi là anh em tốt hay thần cửa sau với dụng ý lấy lòng những linh hồn quỷ đói này.

Ở Trung Quốc, người dân tiến hành cúng cô hồn vào ngày 14/7 âm lịch hàng năm. Còn ở Việt Nam, cúng cô hồn được coi là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt, được truyền từ đời này sang đời khác.

Quan niệm của người Việt cho rằng, con người bao gồm hai phần là hồn và xác. Khi chết, phần hồn con người vẫn tồn tại; có người được đầu thai kiếp khác, có người bị đày xuống địa ngục làm quỷ đói.

Tháng 7 âm lịch hàng năm, người Việt chọn ngày trong tháng để cúng cô hồn, không nhất thiết phải là ngày rằm. Ngày cúng cô hồn có thể tùy thuộc vào từng gia đình, từng vùng miền khá nhau.

Ngoài ra, theo quan niệm, tháng cô hồn là tháng ma quỷ, không đem lại may mắn nên hầu hết các công việc cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa, đều tránh trong tháng 7 âm lịch.

Trong tháng 7 âm lịch hàng năm, ngoài cúng cô hồn người Việt còn có ngày lễ Vu lan. Lễ Vu lan hay còn gọi là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo.

Nguồn lễ Vu lan gắn với sự tích về Mục Kiền Liên, đệ tử của Đức Phật là một vị tôn giả có nhiều phép thần thông. Theo Phật giáo, để báo hiếu cha mẹ thì cần cử hành lễ Vu Lan cầu siêu cho các đấng sinh thành và cầu phá địa ngục cho những vong hồn.

Tháng cô hồn, lễ Vu lan không chỉ phố biến ở Việt Nam, Trung Quốc mà còn nhiều quốc gia Á Đông khác. Tại Nhật Bản, ngày lễ này được tổ chức vào ngày 7/7 Âm lịch và ngày rằm tháng bảy. Còn ở Đài Loan ngày lễ này được kéo dài cả tháng nhưng chủ yếu tập trung vào ngày rằm với các phần như mời các vong hồn, cúng tế vào ngày 15 và đưa tiễn họ vào ngày 29.

Tháng cô hồn hay tháng xá tội vong nhân được người Việt rất coi trọng. Ngoài những lễ tiết cúng bái, trong dân gian còn lưu truyền những điều con người nên làm và không nên làm trong tháng cô hồn để cầu mong được bình an, hạnh phúc.

Truyền thuyết dân gian về cô hồn

Ngày xá tội vong nhân bắt nguồn từ tích cổ Trung Hoa gắn liền với truyền thuyết dân gian cho rằng từ mùng 2/7 Âm lịch, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan để ma quỷ trở lại cõi trần và đến rằm thì tất cả phải trở về, cửa địa ngục đóng lại. Trong quan niệm của Phật giáo cũng có 2 truyền thuyết kể về sự tích tháng cô hồn.

Có chuyện kể rằng ngày trước, quỷ thường hay quấy phá, làm hại người, khiến họ không thể yên ổn làm ăn, khổ quá bèn kêu lên Phật. Đức Phật giúp con người trục quỷ, đày chúng xuống địa ngục.

Thế nhưng vì lượng cả từ bi, ngài cho phép chúng trở lại dương gian mỗi năm một lần vào dịp rằm tháng 7 âm lịch. Một chuyện khác kể rằng, một đại đệ tử của Phật là đức A Nan Đà một buổi tối đang ngồi trong tịnh thì thấy một con Ngạ quỷ người gầy quắt, cổ dài, miệng nhả ra lửa bước vào, nói rằng 3 ngày nữa A Nan Đà sẽ chết và cũng trở thành quỷ miệng lửa [diệm khẩu] như nó. Quỷ nói: Nếu muốn tránh thì ông phải bố thí cho lũ ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc đồ ăn, và cúng dường Tam bảo giúp chúng tôi, để chúng tôi được tái sinh vào cõi trên, thì ông cũng được tăng thọ.

A Nan Đà sau đó đi gặp Đức Phật, được Phật truyền cho bài chú Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Đà La Ni, đem tụng trong lễ cúng để thêm phước. Y theo lời báo của quỷ miệng lửa, A Nan Đà sau đó làm theo, cúng quỷ đói và đọc bài chú Đức Phật truyền cho nên mới thoát được kiếp nạn.

Nhắc đến Ngạ quỷ các thuyết Phật giáo cũng có giải thích rằng, Ngạ quỷ là một dạng tái sinh khi con người chết đi, nếu làm nhiều việc tốt, chúng sẽ được đầu thai kiếp khác làm người. Ngược lại, nếu làm điều xấu, tùy theo các mức độ mà chúng sẽ bị đầy xuống địa ngục, nhẹ hơn thì đầu thai làm súc sinh và nhẹ nhất làm ngạ quỷ.

Do đó, vào tháng 7 âm lịch, người ta quan niệm trên dương thế có rất nhiều quỷ đói nên phải cúng cháo, gạo, muối hối lộ cho chúng để chúng không quấy nhiễu cuộc sống bình thường. Thậm chí, nhiều nơi người ta còn gọi quỷ đói là người anh em tốt, thần cửa sau để lấy lòng những linh hồn quỷ này.

Ngoài ra, mọi người còn tránh cho trẻ nhỏ hay người yếu bóng vía ra đường, sợ quỷ bắt mất, đồng thời làm các phép trừ quỷ như rắc vôi bột, treo vài nhánh tỏi trước nhà

Không chỉ nhằm mục đích tránh bị quấy phá, lễ xá tội vong nhân còn là việc làm mang tính nhân văn cao bởi đây là dịp giúp những linh hồn lạc lối, không nơi nương tựa có một ngày được tưởng nhớ, biết đến.

Con người dù đã gây ra những tội ác gì thì trong quá trình chịu trừng phạt, quả báo, cũng có được một ngày xá tội, kết thúc mọi khổ đau.

Văn cúng của lễ này thường dùng bài Văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du, bản văn này còn có tên là Chiêu hồn thập loại chúng sinh, nội dung của bản văn đã thể hiện sự kết hợp giữa giá trị nhân văn cao cả của người Việt với văn hóa Phật giáo.

Điều này được thể hiện rõ nhất ở các câu, từ câu 157 đến hết bài [câu 184]: Kiếp phù sinh như hình như ảnh/Có chữ rằng vạn cảnh giai không/Ai ai lấy Phật làm lòng/Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi. Lễ Vu Lan báo hiếu còn được gọi là lễ Vu Lan bồn là một trong những lễ vô cùng quan trọng của Phật giáo cũng diễn ra trong tháng 7.

Trong Phật giáo lễ này có vai trò hết sức quan trọng bởi lẽ nó thể hiện một trong Tứ đại trọng ân của nhà Phật: 1. Ân Cha Mẹ; 2. Ân Tam Bảo Sư trưởng; 3. Ân quốc gia xã hội; 4. Ân chúng sinh vạn loại.

Ân Cha Mẹ là ân đầu tiên trong tứ ân, Cha Mẹ ở đây không phải chỉ là người sinh thành ra mình mà có thể hiểu là chúng sinh. Bởi khi còn tại thế, một lần trên đường đi thuyết pháp Đức Thích Ca Mâu Ni gặp một đống xương khô, Người đã quỳ xuống bái, và Người đã giải thích cho các đệ từ rằng biết đâu người này kiếp trước là cha mẹ ta.

Có nên cúng cô hồn?

Theo thầy Thích Thiện Thuận, cúng tức là chúng ta cúng linh, cúng cho ông bà, cúng gia tiên, cúng tổ tiên trên bàn thờ nhà mình. Bái thực sự cũng là cúng nhưng mà cúng cô hồn nghĩa là chúng ta cúng cho những vong hồn vất vưởng không nơi nương tựa nằm ngoài gia tộc của mình.

Các nghi thức cúng bái này đối với vạn loại sinh linh ở trong thế gian, đặc biệt là những đối tượng không được người chăm sóc lâu nay gọi là cô hồn.

Đối với những đối tượng này thực sự họ rất là đáng thương, rất là đau khổ. Người còn sống đây, còn có mái ấm tình thương còn có nhà tình nghĩa, còn có trại dưỡng lão, cho nên tất cả nghi lễ tức là lễ phẩm qua nghi thức để cúng bái cho tất cả các cô hồn, vạn loại hàm linh sinh tồn giữa chốn nhân gian này thì cảnh giới của họ hoàn toàn khác với mình, không giống mình.

Cảnh giới này họ khổ đau nhiều hơn vì họ không biết kêu ai, cũng không biết nương ai và rất khổ đau. Đây là một quan niệm đã đi sâu vào trong nếp sống của người dân Việt Nam, nó hòa nhập và trở thành truyền thống của dân tộc cho nên khi chúng ta đi tới một vùng đất mới nào, hay một chỗ nào mà chúng ta đặt chân tới thường phải cúng bái.

Theo thầy Thích Thiện Thuận, chúng ta cúng bái như là một cách để trình diện, ta có thể nói: Thưa quý vị, tôi tên bao nhiêu tuổi tới đây vì công việc gì nếu có vô tình đụng chạm tới các vị mong các vị lượng thứ cho.

Như thế này gọi là tiếng chào cao hơn mâm cỗ, chúng ta nên thưa trước thì tốt hơn. Tức là tâm lý của họ là thấy người lạ họ sẽ lo lắng, giống như xóm của mình đang bình yên tự nhiên có một nhà nào đó tới mua rồi cất nhà lên ở kế bên thì tự nhiên mình cũng muốn biết họ là ai.

Cúng bái là cách chúng ta thể hiện tấm lòng của mình với nỗi khổ đau của người khác còn mang ý nghĩa tri ân. Tức là mình biết ơn họ, họ đã nằm xuống vì mình để hôm nay cho chúng ta có được sự bình yên.

Một tấc đất trải qua mấy trăm năm thì bao nhiêu nắm xương đã tàn lụi ở tấc đất đó, họ không thể siêu thoát được. Cho nên chúng ta nhớ họ, thương họ và biết ơn họ để có được sự bình an cho chúng ta hôm nay thì tấm lòng của chúng ta được dung hợp bởi tình và lý. Lý ở đây là đạo lý của con người, chúng ta sống phải có một bộn phận, trách nhiệm với người đã khuất.

Chúng ta phải có cái tâm của mình trải ra đối với những cảnh giới mà bao nhiêu người đã nằm xuống đến bây giờ vẫn chưa thoát ra được thì bổn phận đó thật sự mà nói theo dân gian chính là lương tâm của con người. Lương tâm này nó chính là dấu gạch nối để cho người sống và người chết được giao thoa với nhau, trao đổi thông tin với nhau.

Mình mượn qua một làn khói, một nén nhang hay là một mâm cơm để gọi là tượng niệm bằng cả tấm lòng và tin chắc rằng người đó hiểu được những điều mình muốn nói. Hi vọng họ sẽ thấu đáo được tất cả những suy nghĩ trong tận đáy lòng của chúng ta bởi vì giữa hai cõi sống chết, đôi bờ sinh tử này ai rồi cũng một ngày kia trắng tay ra đi.

Cho nên, chúng ta phiền, chúng ta giận, chúng ta oán, chúng ta trách thực chất chỉ làm cho lòng của mình thêm khổ đau khi về chốn vĩnh hằng. Vui buồn nào rồi cũng qua, thành bại nào cũng bỏ, đến đây bàn tay trắng, trở về nắm xương khô. Chúng ta đến cuộc đời này bằng bàn tay trắng rồi một ngày kia chúng ta về với cát bụi cũng chỉ là một nắm xương tàn nhưng còn lại cái nghiệp thì không nên để cho nghiệp đó níu kéo mình.

Khi chúng ta đã buông bỏ tất cả thì vạn loại hữu tình đều giống nhau, chẳng sang, chẳng hèn, chẳng giàu, chẳng khó, không có ai hơn ai một khi đã về với cát bụi. Đó là quy luật, cho nên đặc biệt là chúng ta sống vì nhau, sống vì người đang sống cạnh chúng ta.

Hãy vì họ mà sống, sống bằng lương tâm đọng lại trong lòng của mình. Đừng phân biệt, đừng kỳ thị, đừng triệt tiêu nhau vì ân tình của kiếp sống này không thể nào chúng ta chu toàn được cho dù một ngày kia chúng ta nhắm mắt xuôi tay. Cho nên ân tình đã không chu toàn thì chúng ta cố gắng làm sao khi đang sống có thể làm được thì cố gắng làm cho nó chu toàn.

Cho nên khi mà chúng ta thắp một nén nhang, quỳ trước hương linh, bàn thờ mà chúng ta luôn lấy tâm của mình hướng về người đó sẽ cảm thấy được lòng mình thanh thản hơn sau làn khói. Đây là tâm lý, nếu chúng ta quỳ mà không có khói, có hương, chúng ta không cảm thấy yên lòng bởi làn khói này làm chúng ta cảm thấy như là nhịp cầu nối liền giữa đôi bờ sinh tử và tâm trạng của chúng ta cũng được gói gửi đến cho cõi âm mong cho tất cả những người đó hiểu được mình.

Và những oan hồn, uổng tử này chắc chắn sẽ đón nhận tấm lòng của chúng ta. Họ là cô hồn, họ đón nhận như thế nào phù hợp với cách chúng ta phải dụng tâm như để có thể tiếp cận được với họ, chia sẻ với nỗi khổ đau của họ và tâm trạng của họ sẽ đối với chúng ta ra làm sao. Tất cả đều được các vị tổ sư ngày xưa và đặc biệt là Đức Phật đã chỉ giáo, khai thị và bây giờ được hình thành nên một khoa nghi mang tính nhân văn, đạo đức rất cao đó là Chẩn tế cô hồn.

Ý nghĩa chẩn tế cô hồn

Chẩn tế là cứu giúp họ những vong hồn không nơi nương tựa, phải lang thang nay đây mai đó.

Cô hồn nhiều khi đang ở cạnh chúng ta, ngay trong tâm của chúng ta. Ở trong tất cả mỗi người, ai cũng có cô hồn ví dụ khi sống mà tâm thần chúng ta bấn loạn, chúng ta không có định hướng, không có nơi nương tựa, chúng ta bơ vơ, lạc lõng, không có nơi nào để gởi gắm thì lúc đó chúng ta sống với hạt giống cô hồn.

Chúng ta lang thang tìm kiếm trong vô vọng những thứ mà chúng ta cho rằng chắc chắn thật. Tìm cho đến cả đời chúng ta không thấy thứ gì và chúng ta khổ với những tuyệt vọng đó, lúc bấy giờ chúng ta thực sự trở thành cô hồn.

Chúng ta cô độc, không có ai chia sẻ, cũng không có ai nương tựa thì bản chất cô độc này làm tâm chúng ta loạn lên gọi là cô hồn. Cho dù chúng ta có thỏa mãn tất cả những điều chúng ta mong muốn thì cũng chỉ trong khoảnh khắc chúng ta không dừng lại với những thứ đó và tiếp tục mà không làm được chỉ còn lại tiếng thở dài từ muôn thở của kiếp người. Con người lại quá bất lực bé nhỏ trước tất cả nghiệp lực của cuộc đời. Bản thân mình còn khổ như thế huống chi là những chúng sinh mà nằm lại ghềnh đá, ngọn suối hay là con sóng giữ?

Tất cả những vong hồn đó, họ mãi mãi đợi chờ một phép màu đem tới sự bình yên cho họ và xoa đi mọi khổ đau, lạc lõng, bơ vơ mà do hận thù chi phối. Nhất là những oan hồn, uổng tự phiêu bạt, bất lực trước những nghiệp lực của mình đã gây ra do tâm sân hận.

Chúng ta hãy thắp một nén nhang tận đáy lòng của mình, tha thiết gửi đến thế giới vô hình bao la, nơi đó có rất nhiều những hàm linh còn trôi dạt, đau khổ, kêu gào thống thiết. Chúng ta nên hòa nhập với nỗi khổ đau đó để mà chia sẻ với họ, giúp cho họ thoát những cảnh giới khổ đau ở nơi tăm tối, ở đó chính là những gì gọi là chẩn tế cô hồn.

Từ triều đại nhà Đường khi mà Đường Minh Hoàng hay còn gọi là Đường Huyền Tôn vì say mê Dương Quý Phi mà loạn lạc khắp nơi. Trong đó, phải nói cơn binh biến lớn nhất là của An Lộc Sơn dấy binh tảo phản, mong chiếm được Dương Thái Trinh, rồi cuối cùng phải nhờ đến tài sức, thao lược của Quách Tử Nghi vị đại tướng đương thời ổn định được cuộc loạn nhưng khi chiến tranh đã kết thúc thì bao nhiêu sinh linh đã ngã xuống cho cuộc chiến tranh phi nghĩa.

Xuất phát từ nỗi đau đó cho nên Đường Minh Hoàng nhờ các sư Tăng siêu độ chẩn tế cho tất cả các hương linh chết vì chiến tranh và lập một đàng tràn trong niên hiệu khai niên. Đây được xem là lễ truy điệu đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc có sự tổ chức rõ ràng của khoa giáo nghĩa Mật Tông của Phật giáo từ các vị cao tăng lúc bấy giờ.

Do tâm niệm hận thù bởi chiến tranh người chết là người thất bại, kể cả người thắng cũng hận thù vì máu của họ đã hòa cùng đại dương, xương của họ thấm vào trong đất, hơi của họ đã lẫn vào cỏ cây vùng đất này. Thấu hiểu được nỗi đau của những sinh linh này, Đức Phật đã dạy cho Chư tăng luôn hướng về những chúng sinh đang ở cảnh giới này mà siêu độ cho họ. Ở chùa, nghi thức tụng kinh buổi chiều gọi là công phu chiều có 1 bài kệ và khi đó các thầy phải mang muối gạo ra cúng cho cô hồn để cho những chúng sinh đó không đói không khát.

Bạn đã tự tìm cho mình câu trả lời cô hồn thực sự có hay không và bạn đã hiểu ra nên làm gì để bày tỏ lòng biết ơn với họ cho chúng ta cuộc sống bình yên ngày hôm nay. Vì thế, khi thắp một nén hương cho các vong hồn nhớ phải thành tâm và ghi nhận lòng thành của mình với họ.

Ngọc Hân/TH!

Video liên quan

Chủ Đề