Xã tỉnh Phong huyện Sơn Tịnh có bao nhiêu thôn?

Ông Nguyễn Tấn [Tờn], sinh năm 1900, xuất thân trong một gia đình nông dân, làng Tư Cung Nam, Tổng Châu, Phủ Sơn Tịnh [nay xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh], tỉnh Quảng Ngãi. Trong những năm 1930-1931, gia đình ông là nơi nuôi dấu các đồng chí hoạt động cách mạng ở tỉnh Quảng Ngãi.

Tịnh Khê, một xã đồng bằng ven biển nằm dọc hai bên Quốc lộ 24B, cách trung tâm huyện lỵ Sơn Tịnh về hướng Đông 12km. Trước đây Tịnh Khê gồm có 3 làng: Tư Cung, Vĩnh Lại và Tân An, thuộc tổng Bình Châu, huyện Bình Sơn, phủ Chương Nghĩa. Năm 1890, huyện Bình Sơn chia làm hai là Bình Sơn và Sơn Tịnh. Do dân cư ngày càng đông đúc, làng Tư Cung được chia thành 2 làng: Tư Cung Nam và Tư Cung Bắc. Làng Mỹ Khê chia cắt thành làng Mỹ Khê Đông và làng Mỹ Khê Tây, thuộc tổng Châu, phủ Sơn Tịnh [nay là Xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh].

Như nhiều địa phương khác ở tỉnh Quảng Ngãi, nhân dân Tịnh Khê đã đứng lên chống lại ách thống trị, xâm lược của ngoại bang ngay từ thế kỷ XVIII. Đến Thế kỷ XX, xu hướng cách mạng mới lan đến Quảng Ngãi được một số sỹ phu yêu nước khởi xướng, phong trào yêu nước nhanh chóng phát triển, thu hút nhiều người tham gia.

Ngay từ thời thơ ấu, trong mái ấm gia đình, ông Nguyễn Tấn được giáo dục về lòng yêu nước thương dân, căm thù thực dân Pháp cướp nước và được nghe kể về những tấm gương của các chiến sỹ yêu nước như: Trương Định [Thủ lĩnh nghĩa binh kháng Pháp nổi tiếng ở Nam bộ], Lê Trung Đình [Một chí sĩ yêu nước chống pháp, quê ở Sơn Tịnh]…Lớn lên, ông đã cảm nhận được nỗi nhục của người dân mất nước, ông sớm giác ngộ cách mạng.

Năm 1926, tỉnh Quảng Ngãi đã có Hội “Thiếu niên Ái Quốc” và “Công ái xã” do Nguyễn Thiệu [quê Mộ Đức] xây dựng nên, gồm những thanh niên yêu nước tiến bộ hoạt động như: Trương Quang Trọng, Võ Khoa [làng Mỹ Khê, xã Tịnh Khê], Phạm Viết My, Đặng Tòng...họ tham gia phong trào đòi thả cụ Phan Bội Châu và để tang cụ Phan Chu Trinh tại trường Kỹ Nghệ thực hành Huế, bị thực dân pháp đuổi học. Sau khi bị đuổi học, Trương Quang Trọng và Võ Khoa trở về quê tuyên truyền, vận động một số thanh niên tiên tiến có tư tưởng canh tân, tiến bộ tham gia vào Việt Nam Cách mạng Đảng như: Nguyễn Tấn [Tờn], Võ Mậu, Phạm Bút [Ấn], Phạm Biên [Lan], Phạm Hòe, Ngô Đông, Trần Thận , Trương Quang Cầu, Ngô Trọng, lê Tích, Sáu Đại, Võ Ban, Cao Cái,Võ Tép, Trần Văn Khải, Võ Châu, Trần Kim, Đỗ Giảng…

Mùa hè năm 1927, Nguyễn Thiệu đại diện tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, phụ trách Kỳ bộ Trung Kỳ về Quảng Ngãi gặp Trương Quang Trọng tổ chức cuộc hội nghị tại bờ biển Mỹ Khê [Tịnh Khê] gồm: Nguyễn Thiệu, Trương Quang Trọng, Nguyễn Nghiêm, Hồ Độ, Lê Trọng Kha, Phạm Viết My, Huỳnh Tấu, Đặng Tòng tuyên bố chuyển sang Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội. Đồng chí Trương Quang Trọng được bầu làm Bí thư Tỉnh bộ. Tiếp sau đó, Huyện bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội huyện Sơn Tịnh được thành lập, gồm 7 ủy viên chính thức và 2 ủy viên dự bị, đồng chí Trương Quang Trọng được cử kiêm nhiệm Bí thư Huyện bộ.

Năm 1929, Hội Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội làng Mỹ Khê Tây, Tư Cung Nam chính thức được thành lập tại rừng cây Quăng, xóm Rớ [Khê Thủy] gồm: Nguyễn Tấn, Võ Mậu, Cao Cái, Võ Châu, Trần Kim,Võ Ban, Trần Văn Khải, Phạm Biên, Phạm Hoè, Phạm Đóa, Ngô Đông, Trương Quang Cầu…do Võ Khoa làm Bí thư. Các hội viên đã tích cực hoạt động tuyên truyền những tư tưởng tiến bộ, vận động nhân dân đấu tranh đòi quyền lợi, giảm việc cúng tế, ma chay, ăn uống…Về sau còn có ông Trần Quang Ngọc ở tù Côn Đảo trở về quê được kết nạp vào Hội, Ông đứng ra mở các lớp học chữ Quốc Ngữ, tổ chức lớp dạy võ cho con em thanh niên trong làng, vận động nhân dân vào hội tương tế, thành lập các tổ vòng đổi công giúp nhau sản xuất, trồng tía hoa màu…, một phần thu hoạch được trích lại làm quỹ giúp đỡ các gia đình nghèo. Những kết quả đạt được làm cho uy tín của hội ngày càng tăng đã thu hút rất nhiều người tham gia.

Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời

Tháng 3-1930, Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi được thành lập, do đồng chí Nguyễn Nghiêm làm Bí thư.

Tháng 4-1930, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Nghiêm, hội nghị thành lập Huyện ủy Lâm thời huyện Sơn Tịnh được tổ chức gồm: Phạm Viết My, Nguyễn Chuân, Tôn Diêm, Phạm Viết My được chỉ định làm Bí thư phụ trách chung, Nguyễn Chuân Phó Bí thư phụ trách khu Đông Sơn Tịnh, Tôn Diêm phụ trách khu Tây Sơn Tịnh.

Tháng 6-1930, Chi bộ Mỹ Khê Tây được thành lập gồm: Nguyễn Tấn [Tờn], Võ Mậu, Phạm Hòe, Ngô Đông, Trương Quang Cầu, Phạm Bút [ấn]…do Võ Mậu làm Bí thư. Đến tháng 9, Chi bộ Mỹ khê kết nạp thêm Trương Quang Giao, Phạm Đóa, Nguyễn Hoài, Võ Loan, đồng chí Trương Quang Giao được cử làm bí thư thay cho đồng chí Võ Mậu. Chi bộ đã tích cực vận động nhân dân tham gia vào các tổ chức quần chúng như: Nông hội đỏ, Tự vệ đỏ, Cứu tế đỏ, hội Phụ nữ, Thanh niên cộng sản đoàn. Ông Nguyễn Tấn được giao phụ trách Nông hội đỏ thôn Mỹ Khê Tây và làm giao thông liên lạc, móc nối xây dựng cơ sở cách mạng trong quần chúng, liên hệ chặt chẽ với các Chi bộ Đảng, báo cáo kịp thời cho cấp trên. Nhà của cha mẹ ông là một cơ sở hội họp, in ấn tài liệu, truyền đơn của Đảng. Cha mẹ ông làm nhiệm vụ canh gác, bảo vệ các đồng chí và nấu cơm, nước cho các đồng chí Xứ ủy, Tỉnh, Huyện từ xa đền ăn ở trong nhà.

Cơ quan ấn loát của Tỉnh ủy do đồng chí Trần Thanh [Tư] phụ trách đã chọn những gia đình bảo đảm bí mật và có thể nhanh chóng rút lui khi bị địch phát hiện và thường xuyên phải di chuyển gồm các gia đình: Nguyễn Tấn, Phạm Bút, Nguyễn Thi, Ngô Trợ...Tổ ấn loát ở nhà nào thì nhà đó nấu cơm nước phục vụ cán bộ, kinh phí do gia đình Phạm Bút chu cấp. Ngày Quốc tế lao động 1-5-1930 và ngày 6-10-1930 [15-8 âm lịch], Chi bộ Mỹ Khê Tây tổ chức mít tinh tại động cát giữa xóm Dừa [Khê Hội] và xóm Câu [Khê Thành A], với hàng trăm quần chúng tham gia mít tinh nhân kỷ niệm ngày Quốc tế lao động và ủng hộ Xô Viết Nghệ Tĩnh. Đồng chí Phạm Thị Trinh-cán bộ tuyên truyền của Tỉnh ủy cùng Trương Quang Giao-Bí thư chi bộ lên diễn thuyết, kêu gọi nhân dân đấu tranh “Ủng hộ Xô Viết Nghệ Tĩnh”, chống áp bức, bóc lột của bọn thực dân, phong kiến, tăng tiền công cấy, cày, công gặt , giảm tô tức, lễ lộc, đòi tự do đi lại làm ăn…

Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy về việc đẩy mạnh phong trào đấu tranh với quy mô lớn, Huyện ủy Sơn Tịnh đã chỉ đạo Chi bộ Tư Cung Nam, Mỹ Khê Tây, Mỹ khê Đông [Tịnh Khê] vận động nhân dân các làng chuẩn bị vũ khí như: dao, liềm, cào sắt, rựa, dây, gậy, trống mõ, thắp đuốc sáng…, bố trí lực lượng tự vệ bảo vệ đoàn biểu tình. Đúng nửa đêm 30-10-1930, ba loạt pháo nổ vang báo hiệu đến giờ tập trung đi đấu tranh, cha, mẹ ông Tấn mang theo liềm sắt này cùng hàng ngàn người dân các làng tay cầm vũ khí tập trung tại địa điểm tập kết rồi nhập vào đoàn An Vĩnh - An Kỳ - Kỳ Xuyên. Quần chúng được sắp xếp theo hàng ngũ chính tề dưới sự chỉ huy của các đồng chí Trần Quang Ngọc, Võ Tép, Võ Ban, Phạm Ngọc Trân và nữ đồng chí Mai Thị Thục đi đầu cầm cờ, vừa đi vừa hô vang khẩu hiệu: “Đả đảo đế quốc Pháp và Nam triều phong kiến khủng bố nhân dân Đức Phổ; Ủng hộ Xô Viết Nghệ Tĩnh; tăng công cày, công cấy, công gặt cho nông dân”…Đoàn biểu tình kéo về huyện lỵ. Cách huyện lỵ khoảng 1km bị địch chặn lại, chúng bắt đi một số các bộ lãnh đạo, lập tức quần chúng xông vào giằng co với địch, đến 9 giờ sáng bọn chúng mới chịu hứa chấp nhận yêu sách của nhân dân. Nhưng sau đó chúng đưa những người bị bắt về giam tại nhà lao Quảng Ngãi, kết án từ 3 đến 7 năm tù giam, rồi cho lính về đốt nhà Võ Ban, Trần Quang Ngọc, dỡ nhà Cao Cải, Cao Kế và bắt đi Võ Tép, Trần Kim, Cao Cải, Cao Ngưu, Đỗ Giảng, Ngô Đông, Võ Châu….

Chi bộ tổ chức họp rút kinh nghiệm, cử người đến từng gia đình động viên họ giữ vững tinh thần đấu tranh, đồng thời xuất quỹ cứu tế giúp các gia đình khó khăn. Bố trí lực lượng tự vệ tăng cường luyện tập, tích cực tuần tra. Thời gian này gia đình ông Nguyễn Tấn, Phạm Bút, Ngô Trợ ở làng Mỹ khê Tây, gia đình ông Trần Đình Thái ở làng Tư Cung Nam…được bố trí làm nơi ăn nghỉ cho các đồng chí lãnh đạo của Xứ ủy, Tỉnh, Huyện về chỉ đạo phong trào cách mạng ở Sơn Tịnh như: Phan Thái Ất, Hồ Tỵ, Lê Chưởng, Trần Nam Trung, Phạm Viết My, Trương Quang Giao, Trương Quang Trọng, Trần Quý Hai, Nguyễn công Phương, Nguyễn Chánh, Cao kỷ…Những khi các đồng chí cấp trên về ở trong nhà, mẹ ông Tấn đã dùng bát sứ, địa sứ này dọn cơm ăn, nước uống hàng ngày cho các đồng chí.

Ngày 17/1/1931, Huyện ủy Sơn Tịnh chỉ đạo Chi bộ Tư Cung Nam, Mỹ Khê Tây, Mỹ Khê Đông, Tân An-Cổ Lũy vận động nhân dân tổ chức một cuộc đấu tranh, do ông Trương Quang Giao, Nguyễn Tấn và Võ Mậu chỉ huy. Ông Phùng Thông và Võ Mưa…được giao nhệm vụ đi rải truyền đơn, treo cờ đỏ búa liềm ở núi Đầu Voi, núi Thiên Mã, cây Bàng ở động biển Mỹ Lại…Ông Ngô Cỗ cầm cờ đi đầu cùng với hơn 2 nghìn người dân các xã Tổng Châu tham gia biểu tình tiến về huyện lỵ đấu tranh, vừa đến cổng huyện lỵ thì bị địch khủng bố bắn vào đoàn biểu tình làm 4 người chết và 9 người bị thương.

Sau cuộc biểu tình này địch đưa lính về bắt một số đảng viên, quần chúng, kết án 1 đến 5 năm tù và đày đi các nhà lao. Riêng ông Nguyễn Tấn, Võ Mậu bị địch bắt đày đi Lao Bảo và Bà Nà. Đến năm 1935, ông Tấn được ra tù về quê tiếp tục hoạt động cách mạng, sinh hoạt tại Chi bộ ghép xã Tịnh Khê, là Đảng ủy viên của Tổng Châu Hạ.

Năm 1939, ông Tấn bị địch bắt làn thứ hai. Năm 1942 mãn hạn tù và bị quán thúc tại xã. Tuy bị theo dõi, quán thúc nhưng ông Tấn vẫn một lòng trung thành với Đảng, tìm cách bí mật liên lạc với tổ chức hoạt động Việt Minh bí mật tham gia tổng khởi nghĩa năm 1945.

Năm 1954, ông Tấn thuộc diện được đi tập kết ra Bắc, nhưng Đảng bố trí ông ở lại hoạt động trong bộ phận mật của Thường vụ Khu ủy, Khu V do đồng chí Kiều Hoàng phụ trách.

Năm 1965, ông hy sinh khi làm nhiệm vụ tại chiến trường ở Bình Định.

Ngày 10-1-1986, Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng tặng Bằng Tổ quốc ghi công cho gia đình liệt sỹ Nguyễn Tấn.

Ngày 12- 12 năm 2001, liệt sỹ Nguyễn Tấn được truy tặng Huân chương Kháng chiến Hạng Ba, do Chủ tịch nước Trần Đức Lương ký.

Ông Nguyễn Tấn là một tấm gương sáng ngời cho nhiều thế hệ sau về nhân cách, đạo đức của một chiến sĩ cách mạng tận tụy, phấn đấu hy sinh cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc.

Xã Tịnh Trà có bao nhiêu thôn?

Tịnh Trà là một trong 11 xã của huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, nằm ở phía Tây Bắc của huyện Sơn Tịnh, có diện tích tự nhiên 21,1 km2 với dân số 5.883 người; mật độ dân số 278,8 người/km2, chia làm 4 thôn và 20 xóm.

Huyện Sơn Hà có bao nhiêu xã?

Hành chính. Huyện Sơn Hà có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Di Lăng [huyện lỵ] và 13 xã: Sơn Ba, Sơn Bao, Sơn Cao, Sơn Giang, Sơn Hạ, Sơn Hải, Sơn Kỳ, Sơn Linh, Sơn Nham, Sơn Thành, Sơn Thượng, Sơn Thủy, Sơn Trung.

Quảng Ngãi có bao nhiêu huyện thành phố?

Tỉnh Quảng Ngãi bao gồm 1 thành phố trực thuộc [Quảng Ngãi], 1 thị xã [Đức Phổ] và 11 huyện trong đó có 1 huyện đảo [Lý Sơn], 5 huyện đồng bằng, 5 huyện miền núi. Các huyện của Quảng Ngãi gồm huyện: Ba Tơ, Bình Sơn, Minh Long, Mộ Đức, Nghĩa Hành, Sơn Hà, Sơn Tây, Sơn Tịnh, Trà Bồng, Tư Nghĩa.

Chủ Đề