Xét nghiệm anti sau chuyển phôi là gì

Dạ chào bác sĩ ạ. Em bị thai lưu lúc 8 tuần cách đây gần 2 tháng, giờ em muốn làm xét nghiệm Anti phospholipid thì còn có chính xác không ạ? Vìem nghe nói phải làm lúc mang thai hoặc vừa mới sảy xong. Mong bác sĩ giải đáp giúp cháu. Em cảm ơn bác sĩ!

7.790 lượt xem

Bác sĩ CKI Chẻo Thị Lưu – Bác sĩ Sản khoa Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Đã trả lời: Ngày 23/02/2021 Vô sinh - Hiếm muộn

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi gửi về cho Hệ thống Y tế Thu Cúc. Với thắc mắc của bạn đưa ra, bác sĩ xin được giải đáp như sau:

Hội chứng Anti phospholipid, hay còn gọi là hội chứng kháng Phospholipid ASP là hội chứng bệnh lý liên quan đến vấn đề thai lưu, tắc mạch và sảy thai liên tiếp. Đi cùng với đó là tình trạng giảm tiểu cầu, tăng kháng thể kháng Phospholipid như LA và ACL.

Loại bệnh tự miễn này hiện vẫn chưa tìm được cơ chế bệnh sinh rõ ràng, y học chỉ mới phát hiện được mối liên hệ giữa bệnh lý này đến tình trạng đẻ non, tắc mạch, sảy thai nhiều lần, thai kém phát triển trong bụng mẹ, tiền sản giật, thụ tinh trong ống nghiệm thất bại nhiều lần. Các biến chứng thai kỳ này ở các phụ nữ có anti Phospholipid là không giống nhau.

Mối liên hệ giữa kháng thể Anti Phospholipid và tình trạng sảy thai như sau: Các kháng thể gây hoạt hóa tiểu cầu, bạch cầu mono, tế bào biểu mô, từ đó làm trung gian của quá trình đông máu, gây hình thành huyết khối ở động và tĩnh mạch. Kháng thể cũng ảnh hưởng đến quá trình xâm nhập của nguyên bào nuôi, khiến hoạt động bánh nhau bất ổn định, gây ra nguy cơ sảy thai.

Khi mang thai, nếu bác sỹ phát hiện thấy có vấn đề bất thường, hoặc từng sảy thai nhiều lần trước đó không rõ nguyên do, thai phụ sẽ được xét nghiệm Anti Phospholipid 7 chỉ số: Anti Cardiolipin IgM, Anti Cardioilipin IgG, Anti beta 2 glycoprotein IgM, Anti beta 2 glycoprotein IgG, Anti Phospholipid IgM, Anti Phospholipid IgM, LA..

Theo các khuyến cáo của cá chuyên gia thì nên tối ưu nhất xét nghiệm antiphospholipid antibodies [aPL] khi bệnh nhân có tình trạng lâm sàng ổn định nhất, và không trong đợt cấp của bệnh lý. Nếu thai bị hỏng [sẩy lưu thai] thì khuyến cáo chỉ xét nghiệm aPL khi cách thời điểm hỏng thai ít nhất 6 tuần. Đồng thời tất cả các xét nghiệm aPL khi dương tính thì cần xét nghiệm lặp lại ít nhất sau 12 tuần kể từ lần xét nghiệm đó; để phân biệt giữa tình trạng aPL dương tính thực sự và dương tính thoáng qua. Vậy hiện tại bạn có thể làm xét nghiệm này nhé.

Xét nghiệm Anti Phospholipid rất quan trọng để tìm ra nguyên nhân khiến phụ nữ bị sảy thai liên tiếp nhiều lần, gặp vấn đề về sinh sản. Từ đó tìm ra biện pháp điều trị và khắc phục phù hợp, mang lại niềm vui mang thai và sinh con khỏe mạnh chào đời.

– “Bác ơi, vợ chồng hiếm muộn làm IVF lần đầu không có tiền sử gì đặc biệt, em thấy nhiều bạn xét nghiệm anti, em có cần phải xét nghiệm không ạ?”

– “Bác ơi, vợ chồng em hiếm muộn mãi giờ mới mang thai lần đầu, em thấy các mẹ khác nói phải xét nghiệm anti đi nếu bị là nguy hiểm lắm, em có cần phải xét nghiệm không ạ?”

– “Bác ơi, vợ chồng em hiếm muộn làm IVF lần đầu được tiêm lovenox, các mẹ khác bảo em muốn ngừng tiêm thì ngày 21 sau chuyển phôi phải xét nghiệm anti nếu không bị thì mới được ngừng, em có cần phải xét nghiệm không ạ?”

Không khó để có câu trả lời cho các bạn nhưng để làm các bạn tin thì không dễ. Bởi vì đang có rất nhiều bạn khác ngoài kia được xét nghiệm như vậy, tâm lý chung chúng ta luôn dễ dàng tin đám đông hơn, gọi là hiệu ứng đám đông.

– Chỉ định khi nào cần xét nghiệm anti rất nghiêm ngặt. Với thai kỳ, chỉ định xét nghiệm khi từ 2 lần sẩy lưu thai bé < 10 tuần hoặc từ 1 lần sẩy lưu thai to > 10 tuần hoặc 1 lần sinh non trước 34 tuần vì sản giật, tiền sản giật nặng, suy bánh rau [link].

– Xét nghiệm anti dương tính và hội chứng anti-phospholipid là hoàn toàn khác nhau [link] . Không phải cứ xét nghiệm anti dương tính là bị hội chứng antiphospholipid [link] . Và mức độ ảnh hưởng của chúng đến thai kỳ cũng hoàn toàn khác nhau: không phải cứ dương tính anti là nguy hiểm đến thai kỳ, nếu chỉ bị thoáng qua thì không có bằng chứng gây hại [link] .

– Thai kỳ hoặc trong vòng 6 tuần sẩy lưu thai, hay đang uống thuốc thang không phải là thời điểm tối ưu để xét nghiệm anti, dễ gây ra dương tính giả hoặc dương tính thoáng qua [link] .

– Xét nghiệm anti dương tính KHÔNG ảnh hưởng đến thành công IVF [link] . Trong thất bại làm tổ liên tiếp nhiều lần, antiphospholipid có phải nguyên nhân hay không, có nên xét nghiệm nó hay không cũng còn thiếu bằng chứng cần phải nghiên cứu thêm.

II. Có nên xét nghiệm anti-phospholipid ngay lần đầu IVF/ mang thai ?

Rõ ràng làm IVF hay lần đầu mang thai mà không có bệnh lý hay tiền sử gì đặc biệt thì đương nhiên không nằm trong nhóm chỉ định xét nghiệm của antiphospholipid.

Tuy nhiên nhiều bạn, nhiều nơi thực hiện xét nghiệm như vậy rất thường xuyên. Có lẽ như vậy sẽ đem lại sự yên tâm hơn chăng ? Nhưng liệu sự yên tâm đó có xứng đáng ?

Năm 2018, Hong. Y và cộng sự thực hiện nghiên cứu trên 219 phụ nữ vô sinh tại Hàn Quốc đang thực hiện chu kỳ IVF đầu tiên nhằm đánh giá ảnh hưởng của antiphospholipid lên thai kỳ IVF. Tất cả đều được xét nghiệm anti-phospholipid trước khi kích trứng [xét nghiệm khi đang kích trứng hoặc có thai dễ gây dương tính giả/ dương tính thoáng qua do thuốc, thai kỳ]. Các bệnh nhân được kích trứng, tạo phôi và sau đó chuyển phôi. Sau chuyển phôi được hỗ trợ hoàng thể bằng progesteron tiêm và gel bôi âm đạo hàng ngày, ngoài ra không dùng thêm bất cứ loại thuốc nào khác [không Aspirin, Lovenox].

Nghiên cứu của nhóm tác giả Hàn Quốc về ảnh hưởng của antiphospholipid đến lần làm IVF đầu tiên

Kết quả cho thấy chỉ có 13 phụ nữ [5.9%] dương tính anti-phospholipid. Trong đó 2 phụ nữ [0.9%] dương tính LA test, 7 phụ nữ [3.2%] dương tính anticardiolipin [aCL], 4 phụ nữ [1.8%] dương tính anti-beta2-glycoprotein 1.

Có 193 bệnh nhân chuyển phôi, đặc điểm lâm sàng và kết quả kích trứng IVF ở nhóm dương tính anti [n=12] và nhóm âm tính anti [n=181] là tương tự nhau.

Kết cục thai kỳ: Tỷ lệ thai có tim thai ở nhóm dương tính anti cao hơn nhóm âm tính [66.7% vs 45.9%], tỷ lệ thai phát triển khỏe mạnh đến 12 tuần cũng cao hơn ở nhóm dương tính anti [58.3% vs 37%], ngược lại tỷ lệ sẩy lưu thai trước 12 tuần thấp hơn ở nhóm dương tính anti [12.5% vs 19.3%]. Tuy nhiên vì tất cả đều không có ý nghĩa thống kê [p > 0.05] nên có thể thấy kết cục thai kỳ ở nhóm dương tính anti hay âm tính là tương tự nhau, không khác biệt. Lưu ý, trong nghiên cứu này không can thiệp điều trị gì ở nhóm dương tính anti [không uống Aspirin và tiêm Lovenox].

Kết quả cho thấy không có sự khác biệt về kết cục thai kỳ ở nhóm dương tính antiphospholipid so với nhóm âm tính.

Tác giả kết luận: Tỷ lệ dương tính xét nghiệm anti dương tính ở phụ nữ làm IVF lần đầu là thấp và dù anti-phospholipid dương tính thì cũng không làm giảm tỷ lệ thành công của chu kỳ IVF đầu tiên cũng không gây tăng nguy cơ sẩy lưu thai.

Do đó, KHÔNG cần thiết sàng lọc xét nghiệm anti-phospholipid ở những phụ nữ IVF/ thai lần đầu.

Như vậy chúng ta cần nhìn lại chỉ định của xét nghiệm anti-phospholipid. Chỉ nên đúng chỉ định, không lạm dụng xét nghiệm.

III. Hệ lụy của việc lạm dụng xét nghiệm

Vậy là dốt cục xét nghiệm xong chúng ta có yên tâm hơn hay không ? Khi mà dù dương tính hay âm tính thì cũng không thấy ảnh hưởng gì đến tỷ lệ thành công IVF và kết cục thai kỳ. Kết quả âm tính thì thở phào nhẹ nhõm, nhưng nếu dương tính thì gây hệ lụy ra sao ?

1. Căng thẳng, lo lắng không đáng có

Sự hiểu biết chưa đúng và toàn diện về hội chứng/ xét nghiệm anti-phospholipid, sự khuếch đại quá mức bệnh lý này từ những người không có chuyên môn… tất cả làm chúng ta bị hằn sâu trong tiềm thức sự sợ hãi và lo lắng không đúng mực. Chỉ 35% bệnh nhân có hội chứng antiphospholipid bị sẩy lưu thai, nếu dương tính bền bỉ xét nghiệm antiphospholipid [nhưng chưa bị sẩy lưu lần nào] thì nguy cơ cho thai kỳ ít hơn, dương tính anti thoáng qua [tức chỉ dương tính lần 1, những lần sau xét nghiệm lại đều âm tính] thì không có bằng chứng gây hại. Trớ trêu thay, hội chứng anti-phospholipid rất hiếm gặp mà thực tế chúng ta thường bắt gặp xét nghiệm anti dương tính thoáng qua nhiều hơn.

Lạm dụng xét nghiệm làm tăng tỷ lệ dương tính thoáng qua, trong khi người bệnh hằn sâu trong đầu cứ xét nghiệm dương tính là gây thai bị sẩy lưu. Họ căng thẳng và lo lắng lắm, ăn không ngon ngủ không yên. Sự lo lắng, căng thẳng này thậm chí kéo dài sang đến cả những thai kỳ tiếp sau nữa cứ như bị dương tính anti là mang án chung thân vậy, họ vẫn lo bệnh gây hại cho cả những đứa con sau đó của họ. Trong khi, chính tình trạng stress như vậy có thể gây đẻ non vì cường cortisol thượng thận. Thế đấy !

2. Điều trị không cần thiết

Đương nhiên rồi, xét nghiệm dương tính là phải kéo theo điều trị Aspirin và Lovenox. Không những thế việc điều trị này là kéo dài sang cả những lần mang thai sau đó của họ. Aspirin và Lovenox đem lại nhiều rủi ro và tốn kém, tôi đã từng viết: //bit.ly/aspirin-lovenox-co-GAY-HAI

3. Tốn kém

Tôi lấy trung bình giá thành xét nghiệm antiphospholipid ở Việt Nam là 2.500.000 đồng. Như vậy 1 người phụ nữ làm IVF/ mang thai lần đầu phải bỏ ra 2.5 triệu để thực hiện 1 xét nghiệm mà xác suất họ dương tính rất thấp, và dù có dương tính thì cũng KHÔNG ảnh hưởng gì đến tỷ lệ thành công IVF và kết cục thai kỳ của họ. Mất 250 triệu đồng để có được 6/ 100 người có kết quả dương tính, trong khi dương tính cũng chẳng sao cả. Số tiền càng khủng khiếp khi số người lạm dụng xét nghiệm càng tăng lên.

Lovenox có giá khoảng 230.000 đồng/ hộp 2 bút tiêm, tương đương 115.000 đồng/ 1 bút tiêm. Tiêm toàn bộ trong thai kỳ tương đương khoảng 280 ngày, như vậy hết khoảng 32,2 triệu tiền thuốc Lovenox cho 1 thai kỳ. Tính toán tương tự hết khoảng 5,04 triệu đồng tiền thuốc Aspirin 80 mg cho 1 thai kỳ. Thuốc và số tiền này lặp lại trong cả những thai kỳ sau của họ.

V. Tổng kết

– Cần nhận định rõ các vấn đề mục I để phân tích kết quả xét nghiệm đúng mực và không lo lắng thái quá.

– KHÔNG cần thiết xét nghiệm antiphospholipid ở lần đầu làm IVF/ mang thai. Vì kết quả dương tính cũng KHÔNG ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công IVF và kết cục thai kỳ đồng thời gây ra sự lo lắng không đáng có, điều trị không cần thiết và tốn kém.

Xét nghiệm Anti phospholipid giá bao nhiêu tiền?

Một lần xét nghiệm có giá niêm yết là 749.000 đồng, cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu.

Khi nào nên xét nghiệm Anti phospholipid?

Xét nghiệm Antiphospholipid được chỉ định khi nào - Tắc mạch ở những vị trí không thường gặp hoặc liên quan đến bệnh tự miễn; - APTT kéo dài không rõ nguyên nhân; - Phụ nữ có biến chứng thai nghén không giải thích được. - Chẩn đoán khi dương tính ít nhất 2 lần, cách nhau ìt nhất 12 tuần.

hội chứng Antiphospholipid là gì?

Hội chứng antiphospholipid hay hội chứng kháng phospholipid [APS hoặc APLS], đây là bệnh tự miễn, xảy ra khi hệ thống miễn dịch sản xuất các tự kháng thể kháng phospholipid trong máu, từ đó tạo ra các cục máu đông trong lòng mạch. Điều này có thể gây nguy hiểm khi có cục máu đông ở chân, thận, phổi và não.

Định lượng kháng thể kháng beta2 glycoprotein IgG là gì?

Anti beta 2 - Glycoprotein là một tự kháng thể được sản xuất bởi hệ thống miễn dịch nhầm lẫn mục tiêu nhắm tới các protein lipid trong tiểu cầu và lớp tế bào ngoài cùng của cơ thể. Mục tiêu chính của nó là beta 2 - Glycoprotein là một kháng thể trong hội chứng kháng phospholipid [APS].

Chủ Đề