Ý nghĩa của giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự là gì? Hình thức của giao dịch dân sự. Giao dịch dân sự có điều kiện là gì? Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo bộ luật dân sự 2015.

Giao dịch dân sự là một sự kiện pháp lý, bao gồm hành vi pháp lý đơn phương hoặc đa phương [ hợp đồng] làm phát sinh hậu quả pháp lý.Tùy theo từng giao dịch cụ thể mà giao dịch đó làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Ví dụ như khi một giao dịch dân sự chuyển nhượng mua bán đất xảy ra sẽ làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của cả bên bán và bên mua.

1. Giao dịch dân sự là gì? 

Theo điều 116 của Bộ luật dân sự năm 2015 được quy định như sau: giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Hành vi pháp lý đơn phương ở đây được hiểu là một giao dịch dân sự, trong đó thể hiện ý chí của một bên chủ thể nhằm phát sinh, thay đổi hoặc làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của mình hoặc của bên kia. Tuy nhiên, bên kia có thể tham gia hoặc không tham gia hoặc không tham gia giao dịch còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan hoặc khách quan. Hành vi phát lý đơn phương làm phát sinh hậu quả pháp lý khi những điều kiện của giao dịch do một bên đưa ra mà bên kia đáp ứng được các điều kiện đó. Ngược lại, hợp đồng dân sự là do sự thỏa thuận của các bên chủ thể về việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hậu quả pháp lý của hợp đồng được phát sinh ngay sau khi các bên giao kết hợp đồng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Hình thức của giao dịch dân sự:

Căn cứ theo điều 119 Bộ luật dân sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 hình thức giao dịch dân sự được quy định như sau:

Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Hình thức của giao dịch dân sự là cách thức biểu hiện ra bên ngoài của những nội dung của nó dưới một dạng vật chất hữu hình nhất định. Giao dịch dân sự được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm: lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể.

Hình thức giao dịch bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể thường áp dụng cho những giao dịch dân sự được thực hiện hoặc chấm dứt ngay sau khi thực hiện [ như mua bán trao tay] hoặc áp dụng giữa những chủ thể có sự tin cậy hoặc mối quạn hện thân thiết.

Hình thức giao dịch dân sự thể hiện bằng văn bản là việc các bên chủ thể lập bằng văn bản thỏa thuận các điều khoản của giao dịch và các bên chủ thể xác nhận ý chí của mình vào văn bản đó. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản. Giao dịch dân sự phải thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

Theo đó, quy định này có thể được hiểu: trong trường hợp pháp luật quy định chỉ được thể hiện bằng một trong ba hình thức: văn bản có công chứng, văn bản có  chứng thực hoặc văn bản có đăng ký thì các bên chỉ được lựa chọn duy nhất một hình thức đó. Cách hiểu khác: nếu luật cho phép hình thức giao dịch thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực và đăng ký thì giao dịch đó phải thể hiện cả ba dạng văn bản này. Do vậy đối với các giao dịch dân sự cần thể hiện bằng văn bản này thì cần có hướng dẫn cụ thể khi thực hiện pháp luật.

Ý nghĩa: Giao dịch dân sự là căn cứ phổ biến, thông dụng nhất trong các căn cứ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự, trong việc di chuyển tài sản và cung ứng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của tất cả các thành viên trong xã hội. Trong nền sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường, thông qua giao dịch dân sự, các chủ thể đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, các nhu cầu khác trong cuộc sống hàng ngày.

 Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài: 1900.6568   

3. Giao dịch dân sự có điều kiện

Điều 120. Giao dịch dân sự có điều kiện

1. Trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ.

2. Trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên thì coi như điều kiện đó đã xảy ra; trường hợp có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên cố ý thúc đẩy cho điều kiện xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra.

Khi có một giao dịch dân sự được xác lập thì các bên có thể thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực hoặc thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự khi xuất hiện sự kiện khách quan. Sự kiện là điều kiện mang tính dự liệu khả năng có thể xảy ra nhưng không chắc chắn xảy ra trong tương lai. Giao dịch dân sự có điều kiện phát sinh hiệu lực là giao dịch đã giao kết nhưng chưa có hiệu lực và các bên phải thực hiện giao dịch. Ngươc lại, giao dịch dân sự có điều kiện hủy bỏ là giao dịch đang thực hiện, chưa hết thời hạn nhưng xuất hiện điều kiện thỏa thuận thì giao dịch bị hủy bỏ. Đối với giao dịch có điều kiện thì sự kiện được coi là điều kiện phải xảy ra một cách khách quan, nếu một bên chủ thể có hành vi ngăn cản trực tiếp hoặc gián tiếp không có điều kiện xảy ra hoặc phải thực hiện nghĩa vụ thúc đẩu cho điều kiện đó nhanh chóng xảy ra hoặc không xảy ra. Hậu quả pháp lý của giao dịch phát sinh hoặc chấm dứt theo các điều kiện thỏa thuận của các bên khi thực hiện giao dịch dân sự.

4. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a] Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b] Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c] Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Để đảm bảo một giao dịch dân sự có hiệu lực thì phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện tại điều 117 của bộ luật dân sự 2015 quy định. Nếu thiếu một trong các điều kiện này thì giao dịch dân sự đương nhiên hoặc có thể bị coi là vô hiệu:

– Điều kiện về chủ thể tham gia giao dịch dân sự: Chủ thể tham gia giao dịch dân sự ở đây phải được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự. Chủ thể tham gia giao dịch dân sự phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch được xác lập. Chủ thể tham gia giao dịch dân sự là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình trong việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự và tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các giao dich dân sự.

Tùy thuộc vào các mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân mà cá nhân được tham gia vào các giao dịch phù hợp với độ tuổi. Các đối tượng là pháp nhân tham gia giao dịch dân sự thông qua người đại diện của mình. Hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

– Điều kiện về mục đích và nội dung của giao dịch dân sự: Ở đây mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi tham gia giao dịch dân sự. Nội dung của giao dịch dân sự là tổng hợp các điều khoản, các cam kết xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, có tính chất ràng buộc các chủ thể khi tham gia giao dịch dân sự. Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Trong quan hệ giao dịch, các chủ thể có quyền tự do, tự nguyện cam kết thỏa thuận nhằm đáp ứng lợi ích mà các bên mong muốn đạt được nhưng không vi phạm những điều cấm của pháp luật, không trái với quy tắc ứng xử thông thường của người dân.

– Điều kiện về sự tự nguyện khi xác lập giao dịch dân sự: Về mặt bản chất của giao dịch dân sự là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí nên chủ thể tham gia giao dịch dân sự phải hoàn toàn tự nguyện trong việc thể hiện và bày tỏ ý chí của mình. Trước khi tham gia giao dịch dân sự, các chủ thể có quyền tự do tự quyết định tham gia hay không tham gia giao dịch dân sự, không bị chi phối hoặc không bị ép buộc, cấm đoán, đe dọa.

– Điều kiện về hình thức của giao dịch dân sự: Hình thức của giao dịch dân sự là phương thức thể hiện nội dung của giao dịch. Các bên chủ thể có quyền lựa chọn hình thức phù hợp để xác lập giao dịch. Tuy nhiên, một số trường hợp pháp luật quy định hình thức bắt buộc thì các bên phải tuân theo, nếu vi phạm giao dịch sẽ không có hiệu lực.

Được đăng bởi:

Chuyên mục:

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự? Điều kiện về nội dung và hình thức để một hợp đồng có giá trị hiệu lực theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam.

Marketing giao dịch là gì? Những nội dung liên quan về Marketing giao dịch?

Giao dịch tư nhân hóa là gì? Đặc điểm và ví dụ thực tế?

Giao dịch song hành mạo hiểm là gì? Những đặc điểm cần lưu ý về giao dịch song hành mạo hiểm?

Quyền chọn Outright là gì? Đặc trưng và ý nghĩa của quyền chọn Outright

Chấp nhận trong giao dịch buôn bán quốc tế là gì? Đặc điểm và phân loại?

Hệ thống giao dịch địa phương là gì? Những đặc điểm cần lưu ý?

Tâm lý giao dịch là gì? Đặc điểm của tâm lý giao dịch? Nội dung tâm lý giao dịch và ví dụ? Cách cải thiện tâm lý giao dịch?

Giao dịch đủ điều kiện là gì? Đặc điểm của giao dịch đủ điều kiện? Điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực?

Mô hình doanh thu phí giao dịch là gì? Liên hệ thực tiễn?

Khái quát về thủ tục sang tên xe máy? Thủ tục sang tên xe không chính chủ khi không liên hệ được với chủ cũ?

Lớp bồi dưỡng nâng hạng giáo viên THCS hạng 2 là gì? Lớp bồi dưỡng nâng hạng giáo viên THCS hạng 2 có tên tiếng Anh là gì? Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nâng hạng giáo viên THCS hạng 2?

Ủy ban nhân dân huyện Văn Giang ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Văn Giang? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Văn Giang mới nhất.

Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai là gì? Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai để làm gì? Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai mới và chuẩn nhất? Hướng dẫn điền biên bản hòa giải tranh chấp đất đai?

Ủy ban nhân dân huyện Lạc Thủy ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Lạc Thủy? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Lạc Thủy mới nhất.

Tai nạn giao thông là gì? Tai nạn giao thông được dịch sang tên tiếng Anh là gì? Nguyên nhân của tai nạn giao thông đối với xã hội? Hậu quả của tai nạn giao thông đối với xã hội?

Ủy ban nhân dân huyện Yên Thủy ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Yên Thủy? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Yên Thủy mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Lạc Sơn ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Lạc Sơn? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Lạc Sơn mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Mai Châu? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Kim Bôi ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Kim Bôi? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Kim Bôi mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Tân Lạc? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Cao Phong ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Cao Phong? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Cao Phong mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Đà Bắc? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Lương Sơn ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Lương Sơn? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Lương Sơn mới nhất.

Ủy ban nhân dân thị xã Long Mỹ ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND thị xã Long Mỹ? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân thị xã Long Mỹ mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Châu Thành? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Vị Thủy ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Vị Thủy? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Vị Thủy mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Phụng Hiệp ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Phụng Hiệp? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Phụng Hiệp mới nhất.

Ủy ban nhân dân TP Ngã Bảy ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND TP Ngã Bảy? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân TP Ngã Bảy mới nhất.

Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành A ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Châu Thành A? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành A mới nhất.

Video liên quan

Chủ Đề