Ý nghĩa của hiến pháp năm 1992

Ngày đăng: 04/02/2013 10:52

ảnh: internet

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Hiến pháp là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất, quy định những nguyên tắc cơ bản, định hướng các thể chế chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, ngoại giao, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng như việc tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước ta. Hiện Hiến pháp năm 1992 đang trong quá trình sửa đổi, cụ thể là đang trong thời kỳ lấy ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, tổ chức [từ 02/01 – 31/03/2013]. Sửa đổi Hiến pháp là sự kiện chính trị - pháp lý có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt, quyết định sự phát triển trong tương lai của đất nước. Vậy, tại sao cần phải sửa đổi Hiến pháp năm 1992?

Kể từ năm 1945 đến nay, Việt Nam đã có 04 bản Hiến pháp tương ứng với nhiệm vụ của từng thời kỳ lịch sử khác nhau: Hiến pháp năm 1946 nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ đất nước vừa dành được quyền độc lập, tự chủ; Hiến pháp năm 1959 là Hiến pháp của giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam; Hiến pháp năm 1980 là Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước và bản Hiến pháp hiện nay, Hiến pháp năm 1992 [[1]] là Hiến pháp của thời kỳ đầu đổi mới đất nước.

Hiến pháp năm 1992 được xây dựng trong bối cảnh những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986 đề ra và trên cơ sở thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bản Hiến pháp này đã tạo cơ sở chính trị, pháp lý quan trọng cho việc thực hiện công cuộc đổi mới như chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường; chuyển từ cơ chế hoạt động theo nguyên tắc tập thể của tổ chức bộ máy nhà nước sang đề cao trách nhiệm cá nhân; tạo tiền đề cho thực hiện cải cách tư pháp, lập pháp, hành chính… Chính những sự đổi mới này đã đem lại những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử đối với nước ta trong 20 năm qua, đưa Việt Nam từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển sau chiến tranh trở thành một nước đang phát triển, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới.

Trong giai đoạn hiện nay, tình hình quốc tế có những biến đổi to lớn, sâu sắc và phức tạp cả về kinh tế, chính trị, môi trường, dân số… Đất nước ta tuy đã có nhiều thay đổi nhưng cần phải tiếp tục chuyển biến, đổi mới về mọi mặt cho phù hợp với xu thế chung của thời đại. Chính vì vậy, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng vào năm 2011 đã tổng kết sâu sắc thực tiễn và lý luận 25 năm đổi mới [1986 – 2011], bổ sung, phát triển Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, đề ra những chủ trương mới nhằm xác định rõ mục tiêu, định hướng phát triển toàn diện, bền vững của đất nước trong giai đoạn cách mạng mới cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội như: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế….. Trong quá trình thực hiện các phương hướng cơ bản đó, phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ... không phiến diện, cực đoan, duy ý chí.

Những chủ trương mới mà Đại hội lần thứ XI của Đảng đã đề ra, đòi hỏi phải sửa đổi Hiến pháp để thể chế hóa, hiến định trong Hiến pháp; vừa khắc phục được những điểm bất cập nảy sinh trong thời gian qua, vừa tạo cơ sở thực hiện cho phù hợp với tình hình mới. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 là để bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; xây dựng và bảo vệ đất nước; tích cực và chủ động hội nhập quốc tế, góp phần đưa đất nước vững bước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay.

                               Nguyễn Thúy Hà - Phó Trưởng phòng Xây dựng và Thi hành văn bản QPPL


[] Bản Hiến pháp này được sửa đổi bổ sung năm 2001 [sau đây gọi tắt là Hiến pháp năm 1992]

Bản Hiến pháp vừa kế thừa được các giá trị to lớn của các bản Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980 và năm 1992, vừa thể chế hóa các quan điểm, phương hướng, nội dung phát triển đã được khẳng định trong trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội [bổ sung, phát triển năm 2011], phản ánh được ý chí, nguyện vọng, trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tạo nền tảng chính trị - pháp lý vững chắc cho công cuộc xây dựng, bảo vệ, phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước trong thời kỳ phát triển mới.          Với bố cục 11 chương, 120 điều, giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp năm 1992, bản Hiến pháp có nhiều điểm mới cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến, thể hiện sâu sắc và toàn diện sự đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị; thể hiện rõ và đầy đủ hơn chủ quyền của nhân dân, bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân do Đảng lãnh đạo, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quy định rõ ràng, đúng đắn, đầy đủ và khái quát hơn về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường, bảo vệ Tổ quốc, tổ chức bộ máy nhà nước, về hiệu lực và quy trình sửa đổi Hiến pháp. Bản Hiến pháp có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. Để Hiến pháp sớm đi vào cuộc sống, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới toàn diện đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh thì việc tôn trọng, nghiêm chỉnh thi hành và bảo vệ Hiến pháp là trách nhiệm và nghĩa vụ thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Hiến pháp có nhiều điểm mới, trong đó, trước hết đã thể chế hóa đầy đủ hơn, sâu sắc hơn quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đề cao chủ quyền nhân dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và đảm bảo tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Đây là quan điểm nền tảng xuyên suốt nội dung của Hiến pháp sửa đổi năm 2013, chỉ rõ nguồn gốc, bản chất, mục đích, sức mạnh của quyền lực Nhà nước ta là ở nhân dân, thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước; khẳng định mạnh mẽ “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân”.           Tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội, Hiến pháp 2013 nêu rõ vai trò đó do lịch sử lựa chọn, giao phó, được nhân dân thừa nhận và được Hiến pháp công nhận. Đồng thời Hiến pháp làm rõ hơn và sâu sắc hơn bản chất tiên phong, bản chất nhân dân của Đảng và bổ sung một yêu cầu rất quan trọng của nhân dân, đó là “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”.           Trong số các nội dung mới của bản Hiến pháp sửa đổi năm 2013 có nội dung quy định rõ hơn về quyền sử dụng đất, thu hồi đất, được đông đảo người dân quan tâm. Theo đó, việc thu hồi đất chỉ được thực hiện trong trường hợp thật cần thiết, phải do luật định vì mục đích quốc phòng - an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, phải công khai, minh bạch và phải được bồi thường để tránh việc thu hồi đất tùy tiện, tràn lan. Quy định này đã được cụ thể hóa trong Luật Đất đai sửa đổi năm 2013 được Quốc hội thông quan tại kỳ họp thứ 6 vừa qua.           Hiến pháp đã khẳng định nguyên tắc Nhà nước “công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”; “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng”. Đây là những nguyên tắc căn bản nhằm đề cao trách nhiệm của Nhà nước trong mối quan hệ với quyền con người, quyền công dân; phòng ngừa sự tùy tiện cắt xén, hạn chế, cho chỗ này, lấy lại ở chỗ khác từ phía các cơ quan Nhà nước, nhân viên Nhà nước. Đồng thời cũng là cơ sở pháp lý cao nhất để mọi người và công dân bảo vệ và thực hiện quyền con người và quyền công dân của mình.          Đáng chú ý, Hiến pháp mới tiếp tục khẳng định vai trò của Nhà nước và kinh tế Nhà nước trong việc định hướng, điều tiết sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thừa nhận các hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.         Hiến pháp sửa đổi đã tạo cơ sở cho việc quy định mở về chính quyền địa phương, cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định. Hiện nay, công tác tuyên truyền đưa Hiến pháp vào cuộc sống đã được các cơ quan chức năng của Nhà nước ta khẩn trương, nghiêm túc thực hiện. Người dân Việt Nam sẽ có điều kiện tiếp cận nhiều hơn với các nội dung của bản Hiến pháp và cảm nhận được những nét mới, sự tiến bộ của Hiến pháp mới. Có thể nói, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 đã thể hiện được ý Đảng, lòng dân, tinh thần dân chủ, đổi mới, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Tác giả bài viết: Sưu tầm

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Video liên quan

Chủ Đề