4 hợp đồng của phái sinh là gì năm 2024

Trong đó xác nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định trong khoảng thời gian hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.

(Khoản 1, Khoản 9 Điều 4 Luật Chứng Khoán 2019)

2. Các loại hợp đồng chứng khoán phái sinh

- Hợp đồng quyền chọn là loại chứng khoán phái sinh, xác nhận quyền của người mua và nghĩa vụ của người bán để thực hiện một trong các giao dịch sau đây:

+ Mua hoặc bán số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá thực hiện đã được xác định tại thời điểm trước hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai;

+ Thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng và giá trị tài sản cơ sở tại thời điểm trước hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.

- Hợp đồng tương lai là loại chứng khoán phái sinh niêm yết, xác nhận cam kết giữa các bên để thực hiện một trong các giao dịch sau đây:

+ Mua hoặc bán số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định vào ngày đã xác định trong tương lai;

+ Thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng và giá trị tài sản cơ sở vào ngày đã xác định trong tương lai.

- Hợp đồng kỳ hạn là loại chứng khoán phái sinh giao dịch thỏa thuận, xác nhận cam kết giữa các bên về việc mua hoặc bán số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định vào ngày đã xác định trong tương lai.

(Khoản 11, 12, 13 Điều 4 Luật Chứng Khoán 2019)

3. Điều kiện đầu tư chứng khoán phái sinh

Tổ chức, cá nhân được đầu tư vào các chứng khoán phái sinh trên thị trường chứng khoán phái sinh;

Trừ trường hợp bị cơ quan có thẩm quyền cấm thực hiện các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn do vi phạm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán và các trường hợp đầu tư có điều kiện cụ thể sau đây:

- Công ty chứng khoán chỉ được đầu tư chứng khoán phái sinh sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh cho phép thực hiện hoạt động tự doanh chứng khoán phái sinh;

- Công ty quản lý quỹ chỉ được đầu tư chứng khoán phái sinh nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro cho danh mục chứng khoán đang nắm giữ đối với nguồn vốn ủy thác từ hoạt động quản lý danh mục đầu tư; công ty quản lý quỹ chỉ được đầu tư chứng khoán phái sinh nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro theo quy định của pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán đối với nguồn vốn của quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán. Công ty quản lý quỹ không được đầu tư chứng khoán phái sinh từ nguồn vốn của mình, nguồn vốn vay và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác;

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được đầu tư chứng khoán phái sinh sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản;

- Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài chỉ được đầu tư chứng khoán phái sinh theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;

- Tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước chỉ được đầu tư chứng khoán phái sinh sau khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước vào hoạt động sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

Lưu ý: Trong quá trình đầu tư chứng khoán phái sinh, kinh doanh chứng khoán phái sinh, tổ chức, cá nhân tự chịu trách nhiệm về rủi ro và phải tuân thủ quy định pháp luật, không được thực hiện các hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

(Điều 16 Nghị định 158/2020/NĐ-CP)

4. Danh sách công ty chứng khoán giao dịch chứng khoán phái sinh tại Việt Nam

- CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI)

- CTCP Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS)

- CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSI)

- CTCP Chứng khoán VNDirect (VND)

- CTCP Chứng khoán MB (MBS)

- CTCP chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

- CTCP Chứng khoán Rồng Việt

- CTCK chứng khoán KIS Việt Nam

- CTCP chứng khoán Bản Việt

- Công ty TNHH Chứng khoán ACB

- Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

- Công ty TNHH Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam)

Ngọc Nhi

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, ngoài các sản phẩm chứng khoán cơ sở, thị trường cũng xuất hiện thêm hợp đồng phái sinh. Vậy hợp đồng phái sinh là gì? Cách tính giá hợp đồng phái sinh thế nào?

1. Hợp đồng phái sinh là gì? Các hợp đồng phái sinh phổ biến hiện nay

Hợp đồng phái sinh được hiểu là hợp đồng tài chính được thoả thuận giữa các bên nhằm giao dịch tài sản cơ sở như: chứng khoán, trái phiếu, tiền tệ, hàng hoá,... Là loại hợp đồng được tạo ra nhằm mục đích phân tán các rủi ro và bảo vệ hoặc tạo ra lợi nhuận cho các bên tham gia vào hợp đồng.

Trên thực tế, việc tham gia vào hợp đồng phái sinh không những giúp nhà đầu tư hạn chế rủi ro mà còn có khả năng sinh lời cao hơn.

Ngoài ra, tại khoản 9 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 cũng có quy định về chứng khoán phái sinh, theo đó chứng khoán phái sinh được xem là công cụ tài chính thể hiện dưới dạng hợp đồng.

Trong đó xác nhận các quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thanh toán tiền và chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định dựa theo mức giá đã được xác định trong một khoảng thời gian hoặc vào ngày được xác định trong tương lai.

4 hợp đồng của phái sinh là gì năm 2024

Hợp đồng phái sinh là gì?

Hiện nay có 04 loại hợp đồng phái sinh phổ biến, cụ thể:

- Hợp đồng kỳ hạn (tiếng Anh là Forward contract): Là hợp đồng được lập giữa các bên nhằm mua/bán tài sản nào đó vào một ngày cụ thể trong tương lai và với mức giá đã được thỏa thuận trước ghi nhận tại hợp đồng. Tài sản trong hợp đồng kỳ hạn có thể là bất kỳ loại hàng hoá nào: tiền, chứng khoán, nông sản,...

- Hợp đồng tương lai (tiếng Anh là Futures contract): Còn được gọi là hợp đồng giao sau, là hợp đồng phát sinh giữa các bên để giao dịch tài sản vào một thời điểm được xác định trong tương lai. Tức là tại thời điểm hiện tại, các bên sẽ thỏa thuận mua bán tài sản mà thời điểm giao dịch, mức giá mua bán được xác định tại một thời điểm trong tương lai.

- Hợp đồng quyền chọn (tiếng Anh là Options contract): Là loại hợp đồng cho phép nhà đầu tư được lựa chọn không mua/không bán nếu thấy rằng việc thực hiện giao dịch là không có lợi. Hợp đồng này cho phép người ký có thể được chọn mua/bán một khối lượng hàng hoá nào đó với mức giá được xác định tại thời điểm nhất định.

- Hợp đồng hoán đổi (Swap contract): Là hợp đồng được xác lập giữa các bên, theo đó các bên đồng ý trao đổi nghĩa vụ về thực hiện các khoản thanh toán theo định kỳ của nhau, tức là trao đổi các luồng tiền trong tương lai theo một phương thức đã được định sẵn và trong khoảng thời gian được các bên xác định trước.

2. Cách tính giá hợp đồng phái sinh năm 2024

Cách tính giá hợp đồng phái sinh dựa trên sự chênh lệch giá thanh toán cuối ngày so với giá bình quân gia truyền theo số lượng mỗi vị thế, tính riêng dựa trên từng mã hợp đồng. Sau khi đã có chênh lệch thì bù trừ ròng nhằm xác định nghĩa vụ mà nhà đầu tư có trách nhiệm thanh toán.

VM cuối ngày = (DSPt - VWAP)*Số HĐ*Hệ số nhân

Trong đó:

  • DSP: Chênh lệch giá thanh toán cuối ngày.
  • VWAP: Giá bình quân gia truyền tính theo số lượng.

Có thể có 4 trường hợp VWAP sau đây:

  • Nhà đầu tư ở vị thế mua: VWAP = Giá bình quân gia quyền mua.
  • Nhà đầu tư ở vị thế bán: VWAP = Giá bình quân gia quyền bán.
  • Số hợp đồng: Nếu vị thế mua: dấu (+), nếu vị thế bán: dấu (-).
  • Nếu không phát sinh giao dịch trong ngày: VWAP = DSPt-1.

3. 1 hợp đồng phái sinh có giá bao nhiêu tiền?

4 hợp đồng của phái sinh là gì năm 2024

1 hợp đồng phái sinh có giá bao nhiêu tiền?

Số tiền để ký quỹ hợp đồng phát sinh khác nhau theo quy định của mỗi công ty và mỗi sàn. Để giảm thiểu rủi ro khi bị đóng vị thế, nhà đầu tư nên ký quỹ nhiều hơn so với quy định. Khi giá hợp đồng tương lai tăng lên thì số tiền cần để ký quỹ cũng tăng lên.

4. Giải đáp thắc mắc thường gặp về hợp đồng phái sinh

Hợp đồng phái sinh nào có thể huỷ ngang?

Trong 4 loại hợp đồng phái sinh nêu trên thì chỉ có duy nhất hợp đồng kỳ hạn là có thể huỷ ngang. Đây là loại hợp đồng được lập giữa hai bên, không có tổ chức trung gian tham gia vào giao dịch, do đó có thể linh hoạt về thời gian thực hiện, quy mô, thời gian giao dịch,...

Ngày đáo hạn của hợp đồng phái sinh là ngày nào?

Ngày đáo hạn của hợp đồng phái sinh hay còn gọi là ngày chốt hợp đồng phái sinh, tức là ngày giao dịch cuối cùng đối với các sản phẩm của hợp đồng phái sinh. Vào ngày đáo hạn, hợp đồng phái sinh của tháng hiện tại sẽ được tất toán và chuyển sang tháng tiếp theo để tiếp tục giao dịch. Tại Việt Nam, ngày đáo hạn của hợp đồng phái sinh định kỳ vào ngày Thứ Năm của tuần thứ 3 trong tháng đáo hạn, nếu rơi vào ngày nghỉ lễ thì ngày đáo hạn là ngày giao dịch liền kề trước đó.

Phí hợp đồng phái sinh qua đêm bao nhiêu?

Tuỳ vào những đặc điểm của các nhóm khách hàng và số lượng giao dịch thì sẽ có các mức phí hợp đồng phái sinh qua đêm khác nhau, thông thường phí nào dao động trong khoảng từ 500 đồng - 3.000 đồng/hợp đồng phái sinh.

1 hợp đồng phái sinh VN30 có giá bao nhiêu?

1 hợp đồng phái sinh chỉ số VN30 có giá là 100.000 đồng/hợp đồng.

Nguồn:https://hieuluat.vn/hoi-dap-phap-luat/hop-dong-phai-sinh-la-gi-cach-tinh-gia-hop-dong-phai-sinh-2024-559-48917-article.html

google_vignette