Khái niệm người phụ trách huấn luyện là gì năm 2024

Việc huấn luyện an toàn cho người lao động là một trong những biện pháp quan trọng nhất để giảm thiểu rủi ro, chi phí và đảm bảo an toàn cho sản xuất.

- Pháp luật lao động yêu cầu người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn cho người lao động. Thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18-10-2013 của Bộ Lao động TBXH quy định: Xem chi tiết...

Các chương trình huấn luyện an toàn :

Huấn luyện An toàn chung. Huấn luyện an toàn vận hành nồi hơi. Huấn luyện an toàn vận hành bình áp lực. Huấn luyện An toàn điện. Huấn luyện an toàn vận hành xe nâng hàng An toàn trong Hàn điện - Hàn hơi. An toàn khi làm việc với hóa chất. Huấn luyện an toàn vận hành thiết bị nâng

NỘI DUNG CÁC LỚP HỌC 1. Lớp kỹ thuật an toàn–vệ sinh lao động cho người làm công tác quản lý (nhóm 1): Học viên sau khi kiểm tra đạt yêu cầu sẽ được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện có thời hạn 2 năm. 1.1. Đối tượng: người làm công tác quản lý như: Giám đốc, Phó giám đốc các doanh nghiệp; người đứng đầu và cấp phó các chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp; người phụ trách công tác hành chính, nhân sự, các bộ phận phòng, ban; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; thủ trưởng và cấp phó các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tổ chức chính trị-xã hội, xã hội – nghề nghiệp, … 1.2. Nội dung học: - Chính sách, pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động (ATLĐ, VSLĐ):

+ Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ATLĐ, VSLĐ; hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động; các khái niệm, nội dung cơ bản về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

+ Các quy định của pháp luật về chính sách, chế độ bảo hộ lao động;

+ Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động;

+ Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

- Tổ chức quản lý và thực hiện các quy định về ATLĐ, VSLĐ ở cơ sở:

+ Tổ chức bộ máy và phân định trách nhiệm về ATLĐ, VSLĐ;

+ Xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động;

+ Xây dựng và phổ biến nội quy, quy chế quản lý công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động của cơ sở, các phân xưởng, bộ phận và các quy trình an toàn của các máy, thiết bị, các chất;

+ Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện và tổ chức phong trào quần chúng thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động;

+ Thực hiện chính sách, chế độ bảo hộ lao động đối với người lao động

+ Thực hiện đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

+ Thực hiện khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;

+ Kiểm tra và tự kiểm tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

+ Thực hiện thống kê, báo cáo, sơ kết, tổng kết công tác ATLĐ, VSLĐ;

+ Trách nhiệm và những nội dung hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

+ Quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất và biện pháp khắc phục, phòng ngừa:

+ Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất; đánh giá các nguy cơ trong sản xuất;

+ Các biện pháp cải thiện điều kiện lao động.

- Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện.

2. Lớp huấn luyện KTAT – VSLĐ cho cán bộ quản lý, cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn lao động, vệ sinh lao động (nhóm 2):

Học viên sau khi kiểm tra đạt yêu cầu sẽ được cấp Chứng chỉ huấn luyện có thời hạn 5 năm.

- Huấn luyện kiến thức chung (như chương trình khung huấn luyện nhóm 1).

- Nghiệp vụ tổ chức công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động ở cơ sở:

+ Phương pháp xác định các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất;

+ Các biện pháp về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ; kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng chống độc hại, cải thiện điều kiện lao động;

+ Phương pháp triển khai công tác kiểm tra, tự kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh lao động tại cơ sở;

+ Nghiệp vụ khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê, báo cáo định kỳ TNLĐ, bệnh nghề nghiệp;

- Tổng quan về các loại máy, thiết bị, các chất phổ biến phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn:

+ Tổng quan về thiết bị áp lực;

+ Tổng quan về thiết nâng, thang máy;

+ Kỹ thuật an toàn điện;

+ ATLĐ với một số thiết bị phổ biến dùng trong sản xuất;

+ ATLĐ trong sử dụng, vận chuyển và bảo quản hóa chất;

+ ATLĐ, VSLĐ trên công trường xây dựng;

+ Xử lý các tình huống sự cố sản xuất, sơ cứu tai nạn lao động.

- Huấn luyện theo đặc thù riêng của từng khóa huấn luyện.

- Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện.

3. Lớp huấn luyện an toàn lao động cho người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động – nhóm 3 (KTAT thiết bị nâng; KTAT Hàn điện – hàn hơi; KTAT bình chịu áp lực; KTAT Điện; KTAT Hóa chất; kỹ thuật an toàn leo cao; KTAT làm việc trên công trường xây dựng; kỹ thuật an toàn vận hành nồi hơi):

Học viên sau khi kiểm tra đạt yêu cầu sẽ được cấp Chứng chỉ huấn luyện có thời hạn 2 năm.

- Chính sách, pháp luật về ATLĐ, VSLĐ:

+ Mục đích, ý nghĩa của công tác ATLĐ, VSLĐ; Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong việc chấp hành quy định về ATLĐ, VSLĐ;

+ Chế độ, chính sách của Nhà nước về ATLĐ, VSLĐ đối với người lao động;

+ Điều kiện lao động, các yếu tố nguy hiểm, độc hại gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và biện pháp phòng ngừa;

+ Những kiến thức cơ bản về kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động;

+ Công dụng, cách sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân phổ biến; các biện pháp tự cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc.

- Tổng quan về công việc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, VSLĐ:

+ Khái niệm về công việc, thiết bị làm việc;

+ Các thông số cơ bản về công việc, thiết bị;

+ Các đặc điểm riêng về công việc, chế độ làm việc của thiết bị;

- Các yếu tố nguy hiểm, có hại khi làm công việc hoặc vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, VSLĐ:

+ Các yếu tố nguy hiểm, có hại phát sinh tại nơi làm việc và biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động;