Nhân 2 thuỳ tuyến giáp là gì năm 2024

Bác sĩ Đặng Thanh Hồng - trưởng khoa nội 1 Bệnh viện Ung bướu (TP.HCM) - thăm khám một trường hợp có nhân tuyến giáp - Ảnh: XUÂN MAI

Các bác sĩ cho biết nhân giáp (nhân tuyến giáp) là tình trạng phổ biến với 60-70% người dân có nhân giáp và 90% là lành tính.

Sợ chuyển thành ung thư, muốn đi xét nghiệm thêm

Được chỉ định siêu âm tuyến giáp trong gói khám sức khỏe tổng quát, bà N.T.Đ. (65 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Tháp) nhận kết quả có nhân giáp thùy phải Tirads 4. Không những lo lắng bệnh tình của mình chuyển sang ung thư, bà Đ. còn rơi vào tình trạng hoang mang khi không hiểu được ý nghĩa của cụm từ Tirads 4 là gì, có cần hóa trị hay xạ trị gì hay không.

Chị P.T.H.V. (33 tuổi, ngụ tỉnh Bình Thuận) cho biết vào tháng 11-2022 khi đi khám sức khỏe tổng quát tại bệnh viện địa phương và phát hiện có nhân giáp thùy phải và trái. Bác sĩ tại đây yêu cầu chị V. đến bệnh viện chuyên sâu để chọc tế bào.

Một tháng sau, chị V. tiếp tục đến một bệnh viện khác khám lại, thì bác sĩ không cho chọc tế bào vì nhân giáp còn nhỏ (nhân thùy phải Tirads 2, nhân thùy trái Tirads 3). Với tình trạng nhân giáp này, bác sĩ khuyên chị V. chỉ cần theo dõi 6 tháng và tái khám.

"Mỗi nơi khám bệnh có lời khuyên khác nhau, tôi cũng hoang mang và không biết Tirads 2, 3 thì nguy hiểm ở mức độ nào, có cần siêu âm lại nữa không", chị V. chia sẻ.

Bác sĩ Đặng Thanh Hồng - trưởng khoa nội 1 Bệnh viện Ung bướu (TP.HCM) - cho hay ung thư tuyến giáp thường diễn biến âm thầm và kéo dài nhưng lại không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh thường bỏ qua cơ hội tầm soát.

Hiện nguyên nhân gây ra ung thư tuyến giáp chưa xác định cụ thể. Tuy nhiên qua quá trình thăm khám ghi nhận người từng tiếp xúc với những chất phóng xạ, hoặc từng dùng thuốc phóng xạ trong điều trị bệnh, hoặc dùng nhiều muối iốt... thì dễ bị ung thư tuyến giáp hơn.

Bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ - trưởng khoa ung bướu Bệnh viện TP Thủ Đức (TP.HCM) - thông tin nhân giáp là tình trạng phổ biến với 60-70% người dân có nhân giáp và 90% trong số này là lành tính.

Do đó, việc lạm dụng siêu âm cổ nhằm tầm soát ung thư giáp là không cần thiết, không khoa học và có thể gây thêm biến chứng do can thiệp gây ra vì phần lớn ung thư giáp diễn tiến chậm, không gây bất lợi cho người bệnh.

Tirads là gì và mức độ nào là ác tính?

Bác sĩ Vũ cho biết thêm, Tirads là hệ thống ghi nhận và đánh giá bướu (nhân) giáp dựa trên siêu âm. Trong đó Tirads 1 là tuyến giáp bình thường, 2 là nhân giáp lành tính, 3 là nhân có khả năng lành tính, 4 là nghi ngờ ác tính, 5 là nghi ngờ ác tính cao.

Lưu ý là phân độ Tirads có tính gợi ý, dựa trên hình thái siêu âm, không phải là chắc chắn một khối u lành tính hoặc ác tính, chắc chắn nhất là dựa trên xét nghiệm khối u. Do đó vẫn có âm tính giả và dương tính giả, và cần bác sĩ chuyên khoa đánh giá, hướng dẫn. Người dân không nên tự tra cứu và suy diễn, gây hoang mang không đáng có.

"Người dân nên đi khám khi có khối sưng gồ tại cổ hoặc hạch cổ, khàn tiếng kéo dài. Chưa kể có hiện tượng một số nhân viên y tế hù dọa, lạm dụng xét nghiệm và can thiệp khiến người dân lo lắng, tốn kém không cần thiết", bác sĩ Vũ khuyến cáo.

Còn bác sĩ Đặng Thanh Hồng cho hay với mỗi mức độ Tirads sẽ xác định được mức độ nghi ngờ để có phương án điều trị phù hợp. Thực tế, bệnh nhân có kết quả Tirads 3, các bác sĩ sẽ không chọc hút. Nhưng với dạng nang tuyến giáp thì phải chọc hút tế bào dưới hướng dẫn của siêu âm vì chúng có thể là nang lành tính hoặc ác tính, do đó mức độ nguy cơ có thể không chính xác.

Theo thống kê có khoảng 10-12% nang tuyến giáp là ác tính. Do đó nguy cơ bỏ sót 10-12% người mang nang tuyến giáp ác tính, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Với thủ thuật chọc hút dưới siêu âm làm cho kết quả chắc chắn hơn và tỉ lệ 10-12% bỏ sót sẽ được "xóa sạch".

Để phòng bệnh tuyến giáp, các bác sĩ khuyến cáo cần đi khám sức khỏe định kỳ với người có sức khỏe bình thường. Với người đã có nhân giáp, cần tái khám theo sự chỉ định của bác sĩ. Đồng thời có chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý, không thiếu và thừa iốt…

Tại sao từ lành tính chuyển thành ác tính?

Trả lời thắc mắc tại sao nhiều người có kết quả xét nghiệm nhân giáp lành tính nhưng chỉ một thời gian sau chuyển thành ác tính, bác sĩ có bỏ sót không; bác sĩ Đặng Thanh Hồng lý giải ung thư tuyến giáp có thể có một nhân hoặc nhiều nhân.

Những tổn thương ung thư thường nằm quanh nhân đó, không phải tự nhân đó biến thành ung thư. Hầu hết bệnh nhân chưa hiểu được diễn tiến tự nhiên bệnh học của bệnh lý tuyến giáp, do đó bác sĩ tư vấn kỹ cho bệnh nhân.

Bướu giáp nhân thùy phải là tình trạng thùy phải của tuyến giáp xuất hiện các nốt phình to hay một khối u còn gọi là nhân giáp. Nhân giáp có thể ác tính và lành tính. Tỷ lệ phụ nữ mắc bướu giáp nhân thùy phải cao hơn nam giới.

Nhân 2 thuỳ tuyến giáp là gì năm 2024

Bướu giáp nhân thùy phải là gì?

Tuyến giáp là tuyến nội tiết có hình con bướm dài khoảng 5cm nằm ở dưới cổ, với trọng lượng từ 10-20 gram. Tuyến giáp có 2 thùy: thùy trái và thùy phải. Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, chịu trách nhiệm giải phóng hormone kiểm soát quá trình trao đổi chất. Các hormone do tuyến giáp tiết ra điều chỉnh nhiều chức năng của cơ thể bao gồm: nhịp tim, hơi thở, nhiệt độ cơ thể, chức năng hệ thần kinh. (1)

Bướu giáp nhân thùy phải là bướu nằm ở thùy phải của tuyến giáp, có một hoặc nhiều nốt sần phình to. Bướu giáp nhân thùy phải khá phổ biến, có đến ⅓ nữ giới và ⅕ nam giới bị bệnh. Bướu này thường lành tính, dưới 5% trường hợp ung thư (2). Do vậy, cần xét nghiệm để xác định nhân giáp có phải ác tính hay không.

Khi tuyến giáp bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên nếu bị bướu giáp nhân thùy phải, tuyến giáp vẫn có thể tiếp tục hoạt động tốt và sản xuất đủ lượng hormone cho cơ thể. Trên thực tế, hầu hết các trường hợp bị bướu giáp nhân thùy phải không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu của bệnh tuyến giáp.

Nhân 2 thuỳ tuyến giáp là gì năm 2024
Phụ nữ có nguy cơ bị bướu giáp nhân thùy phải cao hơn nam giới.

Nguyên nhân bướu nhân thùy phải tuyến giáp

Phần lớn các trường hợp bị bướu giáp nhân thùy phải do các vấn đề sau: (3)

  • Sản xuất hormone tuyến giáp không hiệu quả: khi tuyến giáp không thể sản xuất đủ hormone giáp sẽ bù đắp bằng cách phình to. Nguyên nhân phổ biến khiến tuyến giáp hoạt động không hiệu quả do thiếu i-ốt. Một số nguyên nhân khác bao gồm: tiếp xúc phóng xạ, di truyền…
  • Viêm tuyến giáp: viêm tuyến giáp làm sưng tuyến giáp, tạo ra các nốt sần to như khối u ở cổ. Nguyên nhân phổ biến gây viêm tuyến giáp do bệnh tự miễn còn gọi là viêm tuyến giáp Hashimoto, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công tuyến giáp gây sưng viêm. Trẻ em bị viêm tuyến giáp Hashimoto có nguy cơ mắc bướu giáp nhân thùy phải cao hơn. Ngoài ra, nguyên nhân phổ biến khác do viêm tuyến giáp sau sinh, có khoảng 5% phụ nữ bị viêm tuyến giáp sau sinh. Một số trường hợp bị viêm tuyến giáp do tác dụng phụ của thuốc.
  • Khối u tuyến giáp: các khối u tuyến giáp thường lành tính nhưng có thể là ung thư. Hầu hết các khối u là nốt sần phình to, chúng có thể xuất hiện dưới dạng sưng tuyến toàn thân.
  • Thiếu i-ốt: i-ốt có vai trò giúp tuyến giáp sản sinh ra hormone giáp. Thiếu i-ốt trong chế độ dinh dưỡng là nguyên nhân chính gây ra bướu cổ và bướu giáp nhân thùy phải.

Triệu chứng bệnh bướu giáp nhân thùy phải

Bướu giáp nhân thùy phải thường không có triệu chứng rõ ràng đến khi bướu lớn hoặc đi khám sức khỏe định kỳ. Khi các nốt sần phát triển to sẽ có triệu chứng rõ hơn. Triệu chứng dễ nhận biết là xuất hiện khối u ở cổ bên phải. Ngoài ra, người bệnh cảm thấy nặng nề, khó nuốt, khó thở, khàn giọng, đau cổ. (4)

Hiếm khi các nốt tuyến giáp sản sinh ra nhiều hormone giáp (T3 và T4) gây triệu chứng của bệnh cường giáp bao gồm: lo lắng, khó chịu, ủ rũ, hiếu động thái quá, đổ mồ hôi, chịu nóng kém, tim đập nhanh, tay run, rụng tóc, dễ bị tiêu chảy, sụt cân, chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Nhân 2 thuỳ tuyến giáp là gì năm 2024
Nốt sần phình to ở thùy phải của tuyến giáp.

Cách chẩn đoán bướu giáp nhân thùy phải

Khi nghi ngờ bị bướu giáp nhân thùy phải, bác sĩ sẽ kiểm tra bằng cách nhìn hoặc sờ vào tuyến giáp. Khi phát hiện ra nốt sần, vấn đề đặt ra ngay lúc này gồm: nốt tuyến giáp lành tính hay ác tính? Các nốt sần có sản sinh quá nhiều hormone tuyến giáp không? Có liên quan đến hạch cổ không? Để giải quyết những vấn đề trên bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm các chẩn đoán sau: (5)

  • Siêu âm: để bác sĩ xác định vị trí và đặc điểm của nốt sần tuyết giáp. Siêu âm các hạch bạch huyết ở cổ để xác định có ung thư hay không.
  • Xét nghiệm máu: đo nồng độ hormone T3 và T4 (hormone tuyến giáp) và hormone kích thích tuyến giáp (TSH). Xét nghiệm máu giúp xác định các nốt sần tuyến giáp có sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp, có thể gây ra cường giáp hay không.
  • Sinh thiết: phụ thuộc vào kích thước của nốt sần và các đặc điểm về hình dạng, viền, độ đậm nhạt. Có thể thực hiện sinh thiết bằng kim nhỏ (FNA). Dùng kim nhỏ để lấy mẫu tế bào hoặc dịch từ nốt sần. Sau đó, kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định nốt sần lành tính hay ác tính.

Điều trị bướu nhân thùy phải tuyến giáp

Bướu giáp nhân thùy phải được chia ra 3 loại để điều trị: bướu giáp lành tính, bướu giáp ác tính, bướu giáp nhân thùy phải tiết quá nhiều hormone. (6) (7) (8)

  • Điều trị bướu giáp lành tính: hầu hết bệnh nhân có bướu giáp nhân thùy phải lành tính không cần điều trị đặc hiệu. Bác sĩ sẽ chỉ định uống thuốc nhằm ngăn chặn sự phát triển hoặc giảm kích thước của nốt sần. Bướu giáp nhân thùy phải lành tính được chỉ định cắt bỏ khi người bệnh có các yếu tố sau: nam giới dưới 40 tuổi, từng xạ trị đầu hoặc cổ, có hạch to ở cổ, gặp vấn đề về nói và nuốt, tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư tuyến giáp. Phương pháp cắt bỏ bằng tần số sóng vô tuyến (RFA – đốt sống cao tần) thường sử dụng cho bướu lành tính. Cắt bỏ bằng tần số sóng vô tuyến sử dụng một đầu dò để tiếp cận khối u, sau đó xử lý bằng dòng điện và nhiệt để làm khối u nhỏ lại.
  • Điều trị bướu giáp ác tính: với người có bướu giáp nhân thùy phải ác tính cần cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp. Các hạch bạch huyết ở cổ được kiểm tra, xác định khối u đã lan ra ngoài hay chưa. Phương pháp điều trị tiếp theo phụ thuộc vào những phát hiện khi phẫu thuật. Một số người bệnh có thể đặt hormone tuyến giáp và theo dõi xét nghiệm máu, siêu âm. Trong khi các trường hợp khác sẽ nhận được i-ốt phóng xạ để phá hủy mô tuyến giáp còn sót lại, sau đó theo dõi bằng xét nghiệm máu và siêu âm.
  • Điều trị nốt sần tuyến giáp tiết quá nhiều hormone: được điều trị bằng nhiều cách bao gồm i-ốt phóng xạ, loại bỏ nốt sần bằng cồn hoặc phẫu thuật cắt bỏ. I-ốt phóng xạ được dùng dưới dạng thuốc viên làm cho tuyến giáp co lại tạo ra ít hormone tuyến giáp hơn. I-ốt phóng xạ chỉ được hấp thụ bởi tuyến giáp, vì vậy nó không gây hại cho các tế bào khác. Cắt bỏ tuyến giáp bằng cồn là tiêm cồn vào các nốt tuyến giáp qua kim nhỏ, làm các nốt sần co lại và tạo ra ít hormone tuyến giáp hơn.
    Nhân 2 thuỳ tuyến giáp là gì năm 2024
    Khám sức khỏe tuyến giáp thường xuyên.

Bướu giáp nhân thùy phải có nguy hiểm không?

Bướu giáp nhân thùy phải trên 95% lành tính không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, có 5% bướu giáp nhân thùy phải ác tính, người bệnh nên sinh thiết, kiểm tra tình trạng của bướu giáp. Ung thư tuyến giáp là một trong những loại ung thư dễ điều trị nhất. Phương pháp phổ biến trong điều trị ung thư tuyến giáp là phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, ung thư tái phát và lây lan sang tế bào khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Người đã phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp có thể dùng hormone tuyến giáp từ ngoài. Tại bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, có nhiều chuyên gia giỏi về điều trị bệnh nội tiết cùng hệ thống máy móc hiện đại, người bệnh được điều trị theo phác đồ cá nhân hóa đạt kết quả cao. (9)

Ung thư tuyến giáp nếu được phát hiện sớm, kết quả điều trị sẽ tốt hơn. Do đó, khi nhận thấy các bất thường ở tuyến giáp cần gặp bác sĩ Nội tiết để được thăm khám. Hoặc khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để được kiểm tra tình trạng tuyến giáp.

Nhân 2 thuỳ tuyến giáp là gì năm 2024

Theo dõi diễn tiến của bướu giáp nhân thùy phải

Người mắc bệnh bướu giáp nhân thùy phải đang điều trị bằng thuốc hay đã phẫu thuật cần tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Với bướu lành tính không phẫu thuật cần theo dõi lâu dài, nếu không thấy bướu tăng kích thước cần theo dõi từ 3 – 5 năm. Với bệnh nhân sau khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, cần theo dõi và thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ về thuốc, chế độ ăn, chế độ tập luyện, thời gian tái khám định kỳ.

Dù bướu giáp nhân thùy phải không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng vẫn có 5% trường hợp có bướu ác tính. Do vậy, nếu có dấu hiệu bất thường ở tuyến giáp cần đến gặp bác sĩ Nội tiết để được thăm khám và phát hiện kịp thời. Điều trị sớm bướu giáp nhân thùy phải giúp ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.