1 liều thuốc hóa trị ung thư vú

Liệu pháp hóa trị (hay còn gọi là Hóa trị liệu/ Hóa trị) đối với bệnh Ung thư Vú là phương pháp sử dụng hóa chất nhắm vào tiêu diệt các tế bào ung thư vú. Các loại hóa chất này được tiêm truyền trực tiếp vào tĩnh mạch bằng kim hoặc dung nạp bằng đường uống dưới dạng viên thuốc.

Hóa trị liệu bệnh Ung thư Vú thường được áp dụng bổ trợ với các biện pháp trị liệu khác như: phẫu thuật, xạ trị hoặc liệu pháp hóc môn. Hóa trị có thể góp phần gia tăng cơ hội chữa lành bệnh, giảm bớt nguy cơ ung thư tái phát, giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh lý ung thư, hoặc giúp kéo dài thời gian sống và cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư.

Trong trường hợp bệnh ung thư tái phát hay đã di căn đến các cơ quan khác, hóa trị có thể giúp kiểm soát bệnh ung thư và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Hoặc xét ở góc độ khác, hóa trị góp phần giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh ung thư.

2. KHI NÀO CẦN HÓA TRỊ UNG THƯ VÚ?

1 liều thuốc hóa trị ung thư vú

Hóa trị sau điều trị phẫu thuật

Hóa trị trước khi phẫu thuật

Hóa trị được xem là điều trị bước đầu đối với bệnh nhân Ung thư Vú đã di căn

3. NHỮNG RỦI RO KHI HÓA TRỊ LIỆU

Thuốc hóa chất sẽ đi vào khắp cơ thể của bạn. Tác dụng phụ của hóa trị liệu tùy thuộc vào loại hóa chất sử dụng điều trị cho bạn và phản ứng của cơ thể bạn đối với thuốc. Tuy nhiên, đa phần các tác dụng phụ chỉ tạm thời và sẽ giảm dần sau khi hóa trị kết thúc.

Các tác dụng phụ phổ biến có thể bao gồm:

  • Rụng tóc
  • Mệt mỏi
  • Chán ăn
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Táo bón hoặc tiêu chảy
  • Lở miệng
  • Thay đổi da và móng tay
  • Tăng nguy cơ bị nhiễm trùng (do giảm tế bào bạch cầu – những chiến binh giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng)

Hoặc các tác dụng phụ khác về mặt tinh thần như:

  • Cảm giác lo âu
  • Buồn bã
  • Cô lập

Do đó, bệnh nhân nên xem xét tư vấn thêm với chuyên gia về sức khỏe tâm thần hoặc các cơ sở y tế chuyên về bệnh lý ung thư. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể trao đổi thêm với những người đồng cảnh ngộ. Hoặc bạn có thể kết nối với những bệnh nhân khác đã từng điều trị bệnh ung thư thông qua tổng đài, các nhóm tình nguyện viên, hỗ trợ cộng đồng trực tuyến.

4. BẠN CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ?

Đánh giá những ưu điểm của hóa trị liệu thông qua tư vấn chuyên môn của bác sỹ điều trị:

  • Kích cỡ và cấp độ của khối u. Những khối u có kích cỡ lớn hơn và cấp độ cao hơn thì thường dễ tái phát và được chỉ định hóa trị.
  • Tình trạng hạch bạch huyết. Nếu bệnh ung thư vú của bạn đã xâm lấn các hạch bạch huyết thì bác sỹ sẽ khuyên bạn nên hóa trị.
  • Tuổi tác. Phụ nữ trẻ tuổi mắc bệnh ung thư vú thì loại ung thư đó thường có tính “tấn công” hơn so với phụ nữ mắc bệnh ung thư vú ở lứa tuổi lớn hơn. Do đó, bác sỹ thường khuyên các bệnh nhân nữ trẻ tuổi bị ung thư vú nên can thiệp bệnh bằng hóa trị liệu.
  • Các phương pháp điều trị trước đó. Nếu bạn đã từng được hóa trị trước đây thì bác sỹ cần biết để cân nhắc phác đồ điều trị cụ thể cho bạn.
  • Tổng trạng sức khỏe của bạn và các thuốc mà bạn đang dùng. Tổng trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến khả năng chịu đựng những tác dụng phụ của hóa trị. Hay những bệnh lý nền khiến bạn phải dùng thuốc như bệnh lý tim mạch hay bệnh tiểu đường – có thể tác động đến việc lựa chọn thuốc hóa trị phù hợp cho bạn.
  • Tình trạng thụ thể nội tiết tố (Hormone receptor). Nếu tế bào ung thư có thụ thể nội tiết tố estrogen và progesterone thì bác sỹ có thể chỉ định liệu pháp nội tiết tố kết hợp với hóa trị liệu cho bạn.
  • Tình trạng gene HER2. Nếu bệnh ung thư vú của bạn tạo ra quá nhiều protein HER2 – khuếch đại gene HER2 – thì bác sỹ có thể chỉ định liệu pháp hóa trị kết hợp với thuốc trúng đích nhắm vào protein này.
  • Bộ gene. Đối với một số loại ung thư vú dương tính với thụ thể nội tiết tố thì bác sỹ có thể chỉ định làm xét nghiệm bộ gene – chẳng hạn như loại xét nghiệm Oncotype DX, EndoPredict và MammaPrint – nhằm dự đoán trước tình trạng tái phát bệnh và khả năng đáp ứng của tế bào ung thư đối với hóa chất hoặc cân nhắc có cần hóa trị liệu hay không. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng cần làm xét nghiệm bộ gene này, do đó bạn nên tư vấn cụ thể với bác sỹ.
  • Những ưu tiên của bệnh nhân. Bạn nên mạnh dạn trao đổi với bác sỹ những ưu tiên của bạn đối với quá trình điều trị dành cho bạn. Từ đó, nhân viên y tế sẽ cân nhắc hướng phù hợp, đặc biệt trong trường hợp có nhiều phương án điều trị để lựa chọn.

Từng bước cải thiện thể trạng của bạn trong suốt quá trình hóa trị.

  • Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt
  • Luôn chủ động và dành thời gian để tập luyện thể dục
  • Chế độ dinh dưỡng hài hòa, giàu trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt
  • Hạn chế tối đa căng thẳng (thiền, hít thở sâu…)
  • Tránh nhiễm trùng (như cảm lạnh thông thường và cảm cúm). Bạn nên trao đổi với bác sỹ về những vắc xin cần thiết tiêm ngừa, trong đó có vắc xin ngừa cúm hàng năm. Ngoài ra, bạn nên giữ thói quen giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng trong thời gian hóa trị, chẳng hạn như rửa tay hay dùng nước sát khuẩn trước khi ăn và sử dụng găng tay khi làm vườn.
  • Thăm khám với nha sỹ ngay khi thấy có dấu hiệu nhiễm trùng răng lợi.
  • Cần làm xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng gan, thận và làm xét nghiệm đánh giá chức năng tim. Nếu kết quả này không tốt, thì bác sỹ có thể tạm thời trì hoãn kế hoạch điều trị cho bạn hoặc sẽ chỉ định loại hóa chất khác và liều lượng khác để việc điều trị cho bạn được an toàn hơn.

Chuẩn bị sẵn cho các tác dụng phụ có thể có.

Sắp xếp trước sự hỗ trợ từ gia đình và ở nơi làm việc.

Thông báo rõ với bác sỹ về các loại thuốc hay thuốc bổ đang dùng nếu có.

Vào ngày hóa trị thì bạn có thể ăn uống gì và không nên ăn uống gì. Hoặc bạn nên đi cùng người thân/ bạn bè vào mỗi đợt hóa trị để có thể được hỗ trợ, động viên khi cần thiết.