100 tờ 200k la bao nhiêu tiền hồ chí minh, thành phố hồ chí minh

Các danh lam thắng cảnh được in trên tiền Việt Nam không chỉ đẹp xuất sắc mà còn nắm giữ ý nghĩa quan trọng trong lịch sử phát triển của đất nước.
Tiền nhiều để làm gì? là câu hỏi chưa từng hạ nhiệt trên mạng xã hội. Có nhiều [hoặc hơi nhiều] tiền, #teamKlook thừa sức hiện thực hoá giấc mơ xê dịch hay chí ít là tìm hiểu về các địa điểm nổi tiếng được in trên Việt Nam Đồng. Chắc chắn bạn sẽ bất ngờ trước những giá trị văn hoá được gửi gắm trong bộ tiền Việt Nam đang được lưu hành.

1. Tờ 500.000 Đồng: Nhà Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Kim Liên

Nguồn ảnh: Wikipedia
Phát hành vào ngày 17 tháng 12 năm 2003, tờ 500.000đ được làm bằng chất liệu polyme với sắc màu xanh lơ pha tím sẫm. Dễ dàng nhận thấy hình ảnh ngôi nhà tranh mộc mạc, nép mình e ấp giữa rừng dừa tươi tốt; phía trước là nhiều luống rau xanh xếp thẳng hàng, làm tăng thêm cảm giác thanh bình nơi thôn quê phía Bắc.
Nguyên mẫu của hình ảnh này là ngôi nhà tranh năm gian ở quê nội Bác Hồ - trực thuộc Khu Di Tích Lịch Sử Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Nơi đây vẫn còn lưu giữ nhiều tư liệu quan trọng về thời niên thiếu và cuộc đời cách mạng vĩ đại của Hồ Chủ Tịch. #teamKlook yêu lịch sử có thể vi vu đến đây để mở mang tri thức và tận hưởng không khí điền viên hài hoà.

2. Tờ 200.000 Đồng: Hòn Đỉnh Hương, Vịnh Hạ Long

Nguồn ảnh: Báo Thanh Niên
Tờ 200.000đ được ra mắt vào ngày 30 tháng 8 năm 2006. Bên cạnh sắc đỏ nâu chủ đạo, tờ tiền này còn gây ấn tượng bằng hình ảnh khối đá siêu to khổng lồ - tựa như lư hương lớn, đứng sừng sững giữa cảnh sơn thuỷ hữu tình. Nơi đây thực ra là Hòn Đỉnh Hương - viên ngọc xanh nổi tiếng ở Vịnh Hạ Long. Sở hữu hình dáng đặc biệt, Hòn Đỉnh Hương được người dân địa phương ví von như vật thiêng liêng cúng tế đất trời. Ngoài Hòn Đỉnh Hương, Vịnh Hạ Long còn là nhà chung của rất nhiều hòn đảo và hang đá vôi đặc sắc như Hòn Trống Mái, Hòn Thiên Nga, Hòn Con Vịt, Hòn Chó Đá

3. Tờ 100.000 Đồng: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội

Dù có là gà mờ lịch sử, bạn chắc chắn cũng từng nghe danh Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Nằm ở phía Nam thành phố, Văn Miếu - Quốc Tử Giám là quần thể di tích kiêm điểm đến du lịch nổi tiếng Hà Thành. Được chia thành ba khu vực chính là Hồ Văn, Văn Miếu [điện thờ Khổng Tử] - Quốc Tử Giám và Vườn Giám, đây là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, nơi ươm mầm nhiều danh nhân kiệt xuất phương Bắc.
Đến tận ngày nay, rất nhiều sĩ tử có thói quen đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám để cầu chuyện cho chuyện học tập, thi cử được hanh thông. Được in trên tờ tiền 100.000đ - phát hành vào ngày 1 tháng 9 năm 2004, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đại diện cho truyền thống tôn sư trọng đạo và nền giáo dục lâu đời của người Việt Nam.

4. Tờ 50.000 Đồng: Nghênh Lương Đình - Phu Văn Lâu, Huế

Nguồn ảnh: Wikipedia
Được xây dựng vào năm 1852, Nghênh Lương Đình là nơi nghỉ chân của hoàng thân quốc thích An Nam từ triều Vua Tự Đức đến thời Vua Khải Định. Dù đã mai một ít nhiều trước sức nặng thời gian, Nghênh Lương Đình [hay Nghênh Lương Tạ] vẫn còn giữ được kiến trúc cổ kiểu phương đình 1 gian 3 chái; nền cao gần 1 mét, mái lợp ngói lưu ly vàng óng ánh. Khi đến Nghênh Lương Đình, bạn có thể chậm rãi thưởng thức tách trà và ngắm nhìn dòng chảy êm đềm của dòng sông Hương.Ngoài Nghênh Lương Đình, tờ tiền 50.000đ còn in hình Phu Văn Lâu. Đây từng là nơi đưa ra các chiếu dụ quan trọng từ triều đình hay thông báo kết quả thi cử cho chúng sĩ tử - được xây dựng từ thời Vua Gia Long.

5. Tờ 20.000 Đồng: Chùa Cầu, Hội An

Chùa Cầu phủ rêu phong bắt qua Sông Thu Bồn gắn liền với ký ức thanh xuân của nhiều #teamKlook. Khi in lên tờ tiền 20.000đ, hình ảnh này lại gợi nhớ đến một Hoài Phố sầm uất, nơi có tàu thuyền lui tới tấp nập cùng dãy nhà mái ngói đỏ nằm san sát nhau. Chứa đựng nét đẹp văn hoá giao thoa Nhật Bản - Việt Nam, Chùa Cầu có chiều dài khoảng 18 mét - từng được Chúa Nguyễn Phúc Lai ngợi khen bằng ba chữ Vãn Lai Kiều [ý chỉ Bạn Đến Từ Phương Xa]. Có lẽ cũng bởi lời vàng ngọc này mà cho đến hơn 400 năm sau, Chùa Cầu vẫn là địa điểm tham quan được du khách yêu mến khi đến Hội An.

6. Tờ 10.000 Đồng: Mỏ Dầu Bạch Hổ, Vũng Tàu

Nguồn ảnh: Wikipedia
Ở mặt sau của tờ tiền 10.000đ chính là cảnh khai thác tại Mỏ Dầu Bạch Hổ, thuộc bồn trầm tích Cửu Long, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 145km về phía Đông Nam. Đây là một trong những mỏ dầu có quy mô lớn nhất Việt Nam, với trữ lượng lên đến 300 triệu tấn. Mục sở thị hệ thống hạ tầng hiện đại ở các dàn khoan dầu ngoài khơi sẽ cho bạn cái nhìn cực mới mẻ về thành phố biển Vũng Tàu đấy.

7. Tờ 5.000 Đồng: Nhà Máy Thuỷ Điện Trị An

Nguồn ảnh: Báo Mới
Được phát hành vào ngày 15 tháng 1 năm 1993, tờ tiền 5.000đ vẫn giữ nguyên thiết kế nguyên bản với sắc xanh sẫm và chất liệu giấy cotton. Mặt sau có in hình Nhà Máy Thuỷ Điện Trị An - công trình thuỷ điện tầm vóc quốc tế được xây dựng trên sông Đồng Nai vào năm 1984. Với tổng diện tích đến 32 héc-ta, Nhà Máy Thuỷ Điện Trị An chứa đến 2.5 tỉ mét khối nước, tạo đến 1,7 tỉ KWh - từ đó, đảo bảo nguồn năng lượng ổn định cho phụ tải quốc gia, đẩy mạnh, điều tiết lũ, đảm bảo nguồn nước cho nông nghiệp và sinh hoạt của người dân. Bên cạnh đó, Hồ Trị An nằm sát cạnh đập thuỷ điện cũng là địa điểm check-in lung linh ảo diệu được nhiều #teamKlook yêu thích.

8. Tờ 2.000 Đồng: Nhà Máy Dệt Nam Định

Nguồn ảnh: Báo Pháp Luật
Tái hiện địa điểm đã tồn tại hơn trăm năm, Nhà Máy Dệt Nam Định trên tờ tiền 2.000đ - với những cô công nhân mặc quần yếm, đội mũ vải - là hình ảnh mà bạn chẳng có thể tìm thấy ở bất kỳ nhà máy hiện đại nào khác.
Được xây dựng dưới thời Toàn quyền Paul Doumer vào năm 1898, Nhà Máy Dệt Nam Định từng là cơ sở dệt may có quy mô lớn nhất Đông Dương. Trong thời kỳ cách mạng, địa điểm này đã "chứng kiến" vô số hoạt động đấu tranh và phong trào công nhân diễn ra sôi nổi. Năm 2016, Nhà Máy Dệt Nam Định được phá dỡ và tu sửa một phần cho Khu Liên Hợp Dệt May mới.

9. Tờ 1.000 Đồng: Tây Nguyên

Nguồn ảnh: Báo Mới
Tờ tiền 1.000đ ra mắt vào ngày 20 tháng 10 năm 1989, có mặt sau khắc hoạt cuộc sống lao động thường nhật của người dân Tây Nguyên lúc đương thời; với phần lớn thời gian dành cho việc khai thác gỗ và cưỡi voi. Ngày nay, mặc dù việc khai thác gỗ đã được hạn chế, du khách vẫn có thể trải nghiệm gặp gỡ, chơi đùa hay cho voi ăn khi đi du lịch Tây Nguyên tự túc.

10. Tờ 500 Đồng: Cảng Hải Phòng

Nguồn ảnh: Enternews
Sở hữu sắc màu đỏ au bắt mắt, tờ tiền 500đ được phát hành vào ngày 15 tháng 8 năm 1989 với hình ảnh Cảng Hải Phòng rất gì và này nọ. Chỉ đứng sau Cảng Sài Gòn, Cảng Hải Phòng - toạ lạc tại quận Hồng Bàng và quận Ngô Quyền - là cụm cảng biển tổng hợp lớn thứ nhì tại Việt Nam. Với lịch sử phát triển trên dưới 142 năm, Cảng Hải Phòng là đầu mối xuất nhập khẩu, thông thương, giao lưu hàng hoá quan trọng của cả nước.
Ta-da, vậy là bạn đã được giải ngố về những địa danh nổi tiếng được in trên tiền Việt Nam rồi đấy. Còn chần chờ gì mà chưa lên kế hoạch vi vu hết các địa điểm đặc biệt này nhỉ? Đừng quên ghé thăm Blog của Klook thường xuyên để thu hoạch kinh nghiệm du lịch tự túc hay ho cùng nhiều mẹo vặt cuộc sống thú vị nhé.
Xin Chào, Đây Là Klook Vietnam!
  • Klook là nền tảng dành cho du lịch tự túc, giúp bạn đặt vé tham quan, SIM/Wifi, tour trong ngày, dịch vụ đi lại, visa & voucher ẩm thực một cách dễ dàng và tiết kiệm.
  • Gia nhập cộng đồng #teamKlook ngay và luôn để nhận vô số ưu đãi và tiện ích ĐỘC QUYỀN hấp dẫn.
Facebook | Instagram | Blog
Click ngay để săn mã giảm giá, ưu đãi Klook!
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH:

Video liên quan

Chủ Đề