4C là 4 thành tố của chính sách marketing hỗn hợp dưới góc đó của

Đối với những người làm kinh doanh, marketing thì sự thành công hay thất bại phụ thuộc vào việc họ lấy khách hàng làm trọng tâm hay đem lợi ích của doanh nghiệp lên hàng đầu. Đó chính là lý do tại sao 4P lại đi với 4C mà không phải là 4P có thể quyết định được sự thành công của một chiến lược tiếp thị bất kỳ.

Mục Lục

  • 1 4P, 4C là gì?
  • 2 Mối quan hệ giữa 4P và 4C
    • 2.1 Prodution đi đôi với Customer Solutions
    • 2.2 Price đi đôi với Customer Cost
    • 2.3 Place đi đôi với Convenience
    • 2.4 Promotion với Communication
    • 2.5 Tin Tức Liên Quan:

4P, 4C là gì?

4P, 4C là những khái niệm đầu tiên mà những người làm marketing phải nắm được. Nhất là trong thời buổi nhà nhà, người người kinh doanh như hiện nay thì mỗi một chiến lược đưa ra đòi hỏi sự đầu tư, nghiên cứu kỹ lưỡng chứ không phải là “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, doanh nghiệp nói gì khách hàng cũng nghe theo.

4P là từ viết tắt của 4 từ tiếng anh:Pruduct [sản phẩm], Price [giá], Place [phân phối] và Promotion [khuyến mãi, truyền thông]. Khi một sản phẩm, dịch vụ nào được đưa ra thị trường thì 4 yếu tố trên chính là những yếu tố chính, căn bản để xây dựng các chiến lược tiếp thị.

4C là từ viết tắt của: Customer Solutions [giải pháp cho khách hàng], Customer Cost [chi phí của khách hàng], Convenience [thuận tiện] và Communication [giao tiếp]. 4C là những yếu tố liên quan đến khách hàng. Mọi chiến lược đưa ra nếu dựa trên 4C của khách hàng này thì sẽ mang đến những thành công trong marketing.

Mối quan hệ giữa 4P và 4C

Mối quan hệ giữa 4P và 4C là mối quan hệ thống nhất, chặt chẽ, không thể tách rời. Là doanh nghiệp tất nhiên lợi ích của họ luôn là cao nhất nhưng lợi ích đó sẽ không có được nếu như không nghĩ đến lợi ích của khách hàng. Điều đó cũng có nghĩa là lợi ích của doanh nghiệp có được chỉ khi doanh nghiệp đem đến lợi ích cho khách hàng.

Bằng cách:

Prodution đi đôi với Customer Solutions

Nghĩa là sản phẩm/ dịch vụ nào ra đời đều phải mang đến một ý nghĩa nào đó cho khách hàng, đáp ứng được mong muốn của khách hàng… Muốn vậy, doanh nghiệp phải tìm hiểu nhu cầu khách hàng trước khi cho ra đời một sản phẩm, dịch vụ nào đó.

Price đi đôi với Customer Cost

Với mức giá mà nhà sản xuất đưa ra phải căn cứ sao cho phù hợp với chi phí khách hàng có thể bỏ. Không nói đến giá cao hay thấp, mà giá phải khiến cho khách hàng cảm thấy họ bỏ ra số tiền đó là hoàn toàn xứng đáng.

Place đi đôi với Convenience

Tức là hình thức phân phối của doanh nghiệp phải tạo sự thuận tiện nhất có thể cho khách hàng. Mọi lúc mọi nơi, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho khách hàng chính là những yếu tố thuận tiện doanh nghiệp cần quan tâm để phân phối sản phẩm, dịch vụ sao cho hợp lý nhất.

Promotion với Communication

Là cách thức mà doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Đó có thể là khuyến mãi, quảng cáo, tiếp thị… sao cho khách hàng biết đến sản phẩm nhiều hơn, có sự tương tác với khách hàng tốt hơn. Sự tương tác được đánh giá là có hiệu quả nhất trong các kênh giao tiếp giữa doanh nghiệp với khách hàng.

Ngày nay, các nhà marketing không ngừng nghiên cứu để đưa ra nhiều chữ P khác nữa như People [con người], Process [quy trình]… để tăng thêm sức mạnh cho các chiến dịch tiếp thị. Tuy nhiên, thiết nghĩ rằng, việc tăng thêm 1 chữ P nào bất kỳ thì cũng cần tăng thêm chữ C tương ứng để thể hiện khách hàng là mục tiêu của doanh nghiệp. Có như vậy chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp mới có thể thành công.

Bạn là sinh viên, học viên cao học đang theo học lĩnh vực Marketing, chắc chắn bạn đã quá quen thuộc với các khái niệm Marketing Mix, mô hình 4P, 7P trong Marketing. Vậy còn mô hình 4C trong Marketing Mix là gì? Mối quan hệ giữa 4C & 4P như thế nào?

Khái niệm 4C trong Marketing Mix là gì?

Được phát triển vào năm 1990 bởi Robert Lauterborn, mô hình 4Cs trong Marketing là “phiên bản nâng cấp” thay thế cho mô hình Marketing Mix 4P truyền thống. Nếu như 4P là chiến lược tiếp thị hướng vào nhà sản xuất thì ở 4C tập trung đặc biệt vào nhu cầu của khách hàng. Thay vì bổ sung các yếu tố mới, mô hình Marketing 4Cs cung cấp một cái nhìn hiện đại và khác biệt về Marketing Mix 4P dựa trên quan điểm của một người tiêu dùng hiện đại, những người phải đối mặt với nhiều lựa chọn sản phẩm và dịch vụ trong các thị trường quá bão hòa. 4C trong Marketing bao gồm 4 khía cạnh: Customer Value, Cost, Convenience và Communication


4C trong Marketing Mix là gì?

Nền tảng cho sự xuất hiện của mô hình Marketing Mix 4Cs là ngày càng có nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng hóa nhưng không thể bán hết. Thông qua việc tập trung vào người tiêu dùng, mô hình 4Cs Marketing Mix giúp doanh nghiệp bước ra khỏi chiến lược marketing đại chúng [mass marketing] và tập trung nhắm mục tiêu vào chiến lược marketing thị trường ngách [niche marketing]. Trong marketing đại chúng, doanh nghiệp có rất ít sự hiểu biết sâu sắc về những gì mà người tiêu dùng thực sự mong muốn từ một sản phẩm. Họ thường dựa vào sản phẩm mà mình cung cấp để đưa ra chiến lược và đường lối phát triển. Ngược lại, ở chiến lược marketing thị trường ngách các doanh nghiệp doanh nghiệp gần như đổ dồn toàn bộ nguồn lực vào một nhóm đối tượng khách hàng trọng tâm để xác định chính xác họ là ai? Nhu cầu và mong muốn thực tế của họ về sản phẩm là gì? 


Mối quan hệ giữa 4P và 4C trong Marketing Mix

Nội dung mô hình 4Cs trong Marketing

Theo ý kiến ​​của Lauterborn, mô hình 4Ps không còn phù hợp và hữu ích để giúp nhà tiếp thị ngày nay giải quyết bất kỳ vấn đề thực tế nào. Thay vào đó, ông đã liệt kê 4 yếu tố mà ông cảm thấy cần thiết. Bao gồm: 

1/ Customer Value [Giá trị khách hàng]

Chữ C đầu tiên trong Marketing 4Cs muốn nói đến là Customer Value, tức giá trị khách hàng thay thế cho ““product” trong mô hình 4P. Nói một cách dễ hiểu, yếu tố này hướng đến mong muốn và nhu cầu của khách hàng. 

Theo như mô hình này, doanh nghiệp không nên bán những thứ mà mình có, hãy bán những thứ khách hàng cần. Vì vậy, thay vì tập trung vào phát triển sản phẩm các nhà tiếp thị cần nghiên cứu mong muốn và nhu cầu của người tiêu dùng sau từ đó mới phát triển sản phẩm đáp ứng từng nhu cầu của khách hàng. 

Tất nhiên, điều cốt lõi của bất kỳ Chiến lược tiếp thị nào là bản thân sản phẩm. Tuy nhiên, đây chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm” vì sản phẩm phải là thứ mà khách hàng mong muốn. Ngoài ra, sản phẩm của bạn phải có điều gì đó độc đáo giúp chúng nổi bật hơn tất cả các đối thủ cạnh tranh còn lại. Các bước hiệu quả nhất để đạt được điều này là:

  • Hiểu khách hàng mục tiêu của bạn
  • Nhìn nhận đúng đắn về giá trị sản phẩm của bạn và phát triển nó thay vì cố gắng đưa một sản phẩm có sẵn vào thị trường
  • Thử nghiệm sản phẩm


Customer Value - Giá trị khách hàng

2/ Cost [Chi phí]

Yếu tố chi phí thay thế cho “Price” trong 4P Mix. Đứng trên phương diện doanh nghiệp, chi phí và giá bán có thể được xem là một. Tuy nhiên, từ quan điểm của khách hàng, giá bán chỉ là một phần trong tổng chi phí phát sinh để thỏa mãn mong muốn và nhu cầu của khách hàng. Khách hàng phải trả nhiều chi phí hơn trong quá trình mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn. Một số chi phí như:

  • Giá - số tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng trả để có được hàng hóa hoặc dịch vụ
  • Chi phí mua hàng bổ sung - các khoản phí bổ sung có thể phát sinh khi bạn mua sản phẩm [Ví dụ như tiền phí vận chuyển, thời gian, công sức và tiền bạc dành cho việc nghiên cứu sản phẩm…]
  • Chi phí cơ hội - Những lợi ích mà người tiêu dùng của bạn có thể nhận được nhưng đã từ bỏ để mua sản phẩm và dịch vụ của bạn.

Do đó, một doanh nghiệp có thể giảm chi phí mua sản phẩm cho người tiêu dùng bằng cách làm cho sản phẩm của họ dễ mua hơn và cung cấp một quy trình đơn giản hơn.

Cost - Chi phí

Xem Thêm:

List đề tài Luận văn Marketing hấp dẫn nhất 2020

3/ Convenience [Thuận tiện]

Yếu tố tứ 3 trong mô hình Marketing Mix 4Cs là sự thuận tiện khi mua hàng, nó tương đương với yếu tố “place” trong mô hình 4P Marketing Mix cổ điển. Tuy nhiên, sự thuận tiện khi mua hàng ở mô hình này không chỉ là địa điểm hoặc nơi phân phối. Sự phát triển của công nghệ số, thương mại điện tử, thẻ tín dụng và điện thoại di động đã khiến cho việc cung cấp sản phẩm đến với khách hàng trở thành một “trò chơi” hoàn toàn mới. Khách hàng hoàn toàn không cần phải đến điểm phân phối, cửa hàng thực tế của bạn mà vẫn có thể mua được sản phẩm nhờ các nền tảng trực tuyến khác. Để thích ứng với thời cuộc, các nhà tiếp thị cần phân tích thói quen mua sắm của nhóm khách hàng mục tiêu của mình để tìm biết được họ thích mua sắm trực tuyến hay tại các cửa hàng? Nếu là mua sắm trực tuyến thì mua sắm trên nền tảng nào… Từ đó điều kiện thuận lợi cho họ khi mua hàng.

Sự xuất hiện của các kênh mua sắm khác nhau và sự dễ dàng tiếp cận đòi hỏi các nhà tiếp thị phải tập trung vào: 

  • Cung cấp sự thuận tiện thông qua sự thay đổi và thích ứng liên tục, thay vì các kênh phân phối truyền thống và cứng nhắc
  • Nghiên cứu và tìm ra tất cả các kênh tiềm năng mà khách hàng có thể xem xét khi mua hàng
  • Phát hiện và loại bỏ tất cả các rào cản mà khách hàng của bạn gặp phải khi mua sản phẩm và dịch vụ của bạn


Convenience - Sự thuận tiện

Các doanh nghiệp thường bỏ qua khía cạnh tiện lợi bởi họ ưu tiên tỷ suất lợi nhuận cao hơn là sự thuận tiện của khách hàng. Tuy nhiên, về lâu dài, sự thuận tiện cho người tiêu dùng có thể mang lại nhiều lợi ích hơn cho thương hiệu.

4/ Communication [Giao tiếp]


Communication - Giao tiếp

Nếu như 4P trong Marketing Mix sử dụng sử dụng “promotion” như một phương tiện để đưa thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ đến người tiêu dùng thì trong mô hình 4C - Giao tiếp chính là chìa khóa để tiếp cận khách hàng tiềm năng và duy trì mối quan hệ với khách hàng thân thiết. Thay vì chiến lược truyền thông một chiều, các tổ chức cần áp dụng phương pháp “lắng nghe và học hỏi”. Trên cơ sở giao tiếp, doanh nghiệp có thể hiểu khách hàng của mình tốt hơn. Điều này góp phần thúc đẩy sử gia tăng của doanh số bán hàng cũng như lòng trung thành của khách hàng.

Giao tiếp đòi hỏi sự tương tác giữa người mua và người bán. Tuy nhiên, chiến lược tiếp thị này có thể rất dễ dàng được thực hiện thông qua việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội nhờ sự phát triển mạnh mẽ của Internet như hiện nay. 

So sánh Marketing 4P và 4C

Ứng dụng mô hình 4C trong Marketing

Marketing 4Cs được ứng dụng như là tiêu chí để lập kế hoạch và đánh giá các chiến dịch Marketing. Các nhà quản trị doanh nghiệp, nhà tiếp thị sử dụng 4Cs để kiểm tra và tối ưu hóa chiến lược cho một sản phẩm hoặc chiến dịch Marketing của doanh nghiệp. Mức độ quan trọng của từng yếu tố trong 4C Marketing sẽ khác nhau tùy theo từng trường hợp cụ thể. Việc xác định thứ tự ưu tiên của các yếu tố trong từng trường hợp phụ thuộc vào sự đánh giá của nhà tiếp thị.

Ngoài ra, mô hình 4C trong Marketing Mix còn được sử dụng như một công cụ để phân tích tình hình của một thương hiệu. Từ quan điểm của khách hàng, thương hiệu đang hoạt động như thế nào về mặt đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng, chi phí, sự tiện lợi và truyền thông? 

Hy vọng rằng những chia sẻ xoay quanh câu hỏi “4C trong Marketing là gì?” sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức thú vị, hữu ích trong quá trình học tập cũng như trong công việc.

Video liên quan

Chủ Đề