Rèn luyện trong môi trường học tập

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Vào đại học, các tân sinh viên bắt đầu làm quen với môi trường mới, mô hình đào tạo mới, đó chính là đào tào theo học chế tín chỉ. Vì vậy, các em sẽ vô cùng lo lắng cho việc học của chính mình. Do đó, làm thế nào để giúp các em vượt qua những bỡ ngỡ, lo lắng ban đầu và học tập tốt cho 4 năm đại học luôn là vấn đề được Trường Đại học Kiên Giang quan tâm.

Hầu hết các trường đại học hiện nay tại Việt Nam, trong đó có Trường Đại học Kiên Giang, đã áp dụng hình thức đào tạo theo  tín chỉ. Hình thức đào tạo này giúp sinh viên rèn luyện tính chủ động trong học tập nhưng cũng đòi hỏi các em phải có tinh thần học tập tích cựcnăng động.

Đối với các tân sinh viên, những buổi đầu đến giảng đường đại học có rất nhiều bỡ ngỡxa lạ, từ phương pháp giảng dạy đến việc tìm ra cách học hiệu quả cho chính mình. Những điều này khiến cho sinh viên vô cùng lo lắng. Hiểu được những lo lắng đó của sinh viên, Trường Đại học Kiên Giang đã tổ chức buổi học chuyên đề về “Học tập hiệu quả trong môi trường đại học” cho tân sinh viên của Trường.

Tân sinh viên tham gia học chuyên đề “Học tập hiệu quả trong môi trường đại học”

Chuyên đề “Học tập hiệu quả trong môi trường đại học” do TS. Nguyễn Tấn Phong phụ trách giảng dạy. TS. Phong có nhiều năm học tập và làm việc tại Trường Đại học James Cook, Bang Queensland, Australia. Khi về lại Việt Nam, TS. Phong tham gia nghiên cứu và giảng dạy tại Đại học Tôn Đức Thắng, Thành phố Hồ Chí Minh với vai trò là Giáo sư trợ lý. TS. Phong trước đây cũng có cùng lo lắng như tân sinh viên của trường.

TS. Nguyễn Tấn Phong

TS. Nguyễn Tấn Phong mở đầu buổi học chuyên đề bằng câu chuyện của chính mình: “Từ năm 1989 đến 1992, tôi học trường chuyên Lương Văn Chánh, Thành phố Tuy Hòa, Tỉnh Phú Yên. Tôi từng là học sinh giỏi cấp tỉnh và tham gia rất nhiều kỳ thi học sinh giỏi cấp Quốc gia. Tôi đã thi đỗ cao vào Khoa Ngôn Ngữ Anh, Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh [nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn]. Tuy nhiên, sau 4 năm đại học, tôi ra trường với tấm bằng ở hạng trung bình. Tôi đã từng tự hỏi bản thân mình là tôi thực sự học không giỏi hay tôi không  có phương pháp học tập phù hợp với môi trường đại học. Sau nhiều năm tham gia học tập ở nhiều môi trường khác nhau, tôi đã thấy rằng tôi đã không có phương pháp học tập phù hợp tại môi trường đại học”. Từ kinh nghiệm bản thân và tham gia giảng dạy và làm việc ở nhiều môi trường khác nhau, TS. Nguyễn Tấn Phong nhận thấy rằng học đại học cần phải có phương pháp và đây là điều quan trọng giúp sinh viên học tốt ở môi trường đại học.

Ngoài nội dung trên, TS. Nguyễn Tấn Phong có lời khuyên và động viên các tân sinh viên rằng “Để học tập tốt ở môi trường đại học, mỗi sinh viên cần phải: chủ động, tích cực và kiên trì trong việc học”.

Tân sinh viên tập trung lắng nghe thầy giảng

Sau khi lắng nghe những nội dung của chuyên đề “Học tập hiệu quả trong môi trường đại học”, một tân sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường cho biết: “Em thấy nội dung của bài học hôm nay rất ý nghĩa cho em, vì em cũng đang lo lắng khi bắt đầu hành trình dài của 4 năm đại học. Từ những lời khuyên của thầy, em sẽ cố gắng tìm ra cách học hiệu quả để đạt kết quả như mong muốn”.

Việc triển khai chuyên đề “Học tập hiệu quả trong môi trường đại học” ngay tại thềm năm mới cho thấy sự quan tâm đúng mức của Trường Đại học Kiên Giang đến sinh viên. “Trường Đại học Kiên Giang đã rất đúng khi tổ chức các chuyên đề này cho tân sinh viên. Tôi đánh giá cao sự chỉ đạo kịp thời và tận tâm của Ban Giám hiệu dành cho tân sinh viên. nếu không giúp các em vượt qua những lo lắng, bỡ ngỡ ban đầu khi vào đại học thì các em sẽ không học tốt trong 4 năm sắp tới và ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập của các em” – TS. Nguyễn Tấn Phong chia sẻ.

Thu Thủy

Trong những năm qua, trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp đã tổ chức thực hiện tốt các nội dung công tác sinh viên theo các quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhà trường đã ban hành các văn bản hướng dẫn cho người học về Quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ, mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, quy định về công tác thi, kiểm tra; điều kiện dự thi kết thúc học phần, điều kiện tốt nghiệp, chuẩn kiến thức kỹ năng đầu ra và các văn bản có liên quan khác.

Nhà trường luôn đảm bảo các chế độ chính sách xã hội đối với người học; thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe của sinh viên theo quy định y tế học đường; tạo điều kiện tốt nhất theo khả năng của Trường để sinh viên hoạt động tập luyện văn nghệ, thể dục thể thao [TDTT] và đảm bảo an ninh, an toàn cho sinh viên trong khuôn viên Nhà trường. 100% sinh viên thuộc diện chính sách được đảm bảo các chế độ chính sách theo quy định không có thắc mắc khiếu nại. Bên cạnh đó, Nhà trường đã chủ động huy động thêm các nguồn lực từ cán bộ giảng viên trong trường, các tổ chức, doanh nghiệp để hỗ trợ sinh viên giỏi, có hoàn cảnh khó khăn, số tiền hơn 200 triệu đồng/ năm.

Hệ thống thư viện có đủ mặt bằng, có đủ tài liệu bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, có cán bộ trực thường xuyên trong giờ hành chính [kể cả thứ 7, chủ nhật] phục vụ tốt nhu cầu mượn tài liệu học tập, nghiên cứu khoa học và giải trí của sinh viên. Tổ chức hướng dẫn cho người học việc tìm kiếm tài liệu tại thư viện và qua các nguồn học liệu mở ngay từ ngày đầu nhập học, hướng dẫn sinh viên sử dụng trang E-Learning để học tập và thực hiện tương tác trực tuyến giữa người dạy và người học.

Khu ký túc xá với hơn 3.000 chỗ ở cho sinh viên với mức thu phí thấp được trang bị đầy đủ điện nước, công trình phụ khép kín, có hệ thống mạng internet không dây miễn phí, hệ thống máy lọc nước uống miễn phí đáp ứng 100% sinh viên có nguyện vọng ở nội trú. Ngoài ra, đối với những sinh viên có nhu cầu ở ngoại trú Nhà trường phối hợp với các phường trên địa bàn tìm kiếm hỗ trợ nhà ở ngoại trú cho sinh viên. Năm 2014, Nhà trường đã xây dựng thêm khu liên hợp dịch vụ tổng hợp để phục vụ các nhu cầu thiết yếu của sinh viên.

Nhà trường cũng đã triển khai nhiều hoạt động có hiệu quả để hỗ trợ sinh viên tìm kiếm việc làm sau tốt nghiệp như: đổi mới chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội; tăng cường đào tào kỹ năng mềm, ngoại ngữ cho sinh viên; liên kết với các doanh nghiệp và các hội cựu sinh viên, các công ty giới thiệu việc làm để hỗ trợ sinh viên tốt nghiệp tìm kiếm việc làm trong và ngoài nước. Kết quả, khảo sát cho thấy 6 tháng sau khi tốt nghiệp trên 50% sinh viên có việc làm và 12 tháng sau khi tốt nghiệp gần 90% sinh viên có việc làm, trong đó hơn 80% có việc làm đúng ngành nghề đào tạo.

Giai đoạn 2011-2016, công tác quản lý sinh viên của Nhà trường đã có chuyển biến tích cực góp phần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa, và hội nhập quốc tế. Kết quả điểm rèn luyện loại yếu kém giảm xuống dưới 5%, kết quả học tập của sinh viên cũng được nâng dần hàng năm, cụ thể: sinh viên tốt nghiệp năm 2010 xếp loại khá giỏi chỉ chiếm dưới 20%, nhưng đến năm 2015 đã tăng trên 40%. Các hiện tượng tiêu cực trong kiểm tra, đánh giá hầu như được loại bỏ. Hiện tại, 3.224 sinh viên của Trường đã đạt chuẩn tiếng Anh Toefl-ITP400 trở lên.

Trong thời gian tới, Nhà trường tiếp tục xây dựng và tiến hành các giải pháp nhằm hỗ trợ sinh viên tốt nhất trên các lĩnh vực như học tập, tham gia nghiên cứu khoa học, rèn luyện, sinh hoạt. Tạo điều kiện để sinh viên tự tìm kiếm, tự tạo được việc làm sau khi tốt nghiệp có bản lĩnh vững vàng và giỏi về chuyên môn,.

Video liên quan

Chủ Đề