51 tt về hướng dẫn xử trí shock phản vệ

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NGÀNH Y TẾ QUẬN PHÚ NHUẬN

TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN PHÚ NHUẬN (PHÒNG KHÁM ĐA KHOA)

Địa chỉ: 23 Nguyễn Văn Đậu, Phường 5, quận Phú Nhuận

Điện thoại: 028.3550.1214

GPHĐ số: 06813/HCM-GPHĐ - Sở Y tế Thảnh phố Hồ Chí Minh cấp ngày 06/05/2022

Thời gian làm việc: Thứ 2 đến Thứ 7: từ 07 giờ 00 đến 21 giờ 00.

Nhằm thực hiện tốt Thông tư 51/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ, trong ba ngày 5, 6, 7/02, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức tập huấn về chẩn đoán xử trí sốc phản vệ cho tất cả bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên trong toàn bệnh viện.

.jpg)

ThSBs Hoàng Quang Trung, Phó Giám đốc bệnh viện tham gia và chỉ đạo, ThSBs Nguyễn Xuân Thái, Phó Trưởng khoa Cấp cứu - Chống độc là giảng viên của lớp tập huấn.

Thông tư 51/2017/TT-BYT là thông tư mới, có nhiều thay đổi, bổ sung so với Thông tư 08/1999/TT-BYT trước đây.

Theo đó, thông tư 51 quy định rõ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, bác sĩ, nhân viên y tế phải đảm bảo các nguyên tắc dự phòng phản vệ: Chỉ định đường dùng thuốc phù hợp nhất, chỉ tiêm khi không sử dụng được đường dùng khác.

Sốc phản vệ là mức độ nặng nhất của phản vệ do đột ngột giãn toàn bộ hệ thống mạch và co thắt phế quản có thể gây tử vong trong vòng 1 vài phút.

Không phải thử phản ứng cho tất cả thuốc trừ trường hợp có chỉ định của bác sĩ. Không được kê đơn thuốc, chỉ định dùng thuốc hoặc dị nguyên đã biết rõ gây phản vệ cho người bệnh. Trường hợp không có thuốc thay thế phù hợp mà cần dùng thuốc hoặc dị nguyên đã gây phản vệ cho người bệnh phải hội chẩn chuyên khoa dị ứng – miễn dịch lâm sàng hoặc do bác sĩ đã được tập huấn về phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ để thống nhất chỉ định và phải được sự đồng ý bằng văn bản của người bệnh hoặc đại diện hợp pháp của người bệnh.

Việc thử phản ứng trên người bệnh với thuốc hoặc dị nguyên đã từng gây dị ứng cho người bệnh phải được tiến hành tại chuyên khoa dị ứng – miễn dịch lâm sàng hoặc do các bác sĩ đã được tập huấn về phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ thực hiện.

(1).jpg)

Theo Thông tư, Adrenalin là thuốc thiết yếu, quan trọng hàng đầu, sẵn có để sử dụng cấp cứu phản vệ. Bác sĩ, nhân viên y tế phải nắm vững kiến thức và thực hành được cấp cứu phản vệ theo phác đồ… Các bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên tham gia buổi tập huấn cũng đã đưa ra các thắc mắc, các tình huống để cùng trao đổi, thảo luận nhằm nắm rõ hơn nội dung mà Thông tư 51 đưa ra.

Việc tổ chức các lớp tập huấn lần này đã giúp cho đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng và kỹ thuật viên trong bệnh viện cập nhật các kiến thức mới giúp nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là công tác cấp cứu người bệnh góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh.

Ngày 29 tháng 12 năm 2017 Bộ Y tế đã ban hành thông tư số 51/2017/TT-BYT về hướng dẫn, phòng và xử trí phản vệ có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2018. Thông tư số 08/1999/TT-BYT ngày 04 tháng 05 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn phòng và cấp cứu sốc phản vệ hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

51 tt về hướng dẫn xử trí shock phản vệ

Ban hành kèm theo thông tư 51/2017/TT-BYT gồm 10 phụ lục hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ:

Phụ lục I: Hướng dẫn chẩn đoán phản vệ

Phụ lục II: Hướng dẫn chẩn đoán mức độ phản vệ

Phụ lục III: Hướng dẫn xử trí cấp cứu sốc phản vệ

Phụ lục IV: Hướng dẫn xử trí phản vệ trong một số trường hợp đặc biệt

Phụ lục V: Hộp thuốc cấp cứu phản vệ và trang thiết bị y tế

Phụ lục VI: Hướng dẫn khai thác tiền sử dị ứng

Phụ lục VII: Mẫu thẻ theo dõi dị ứng

Phụ lục VIII: Hướng dẫn chỉ định làm test da

Phụ lục IX: Quy trình kỹ thuật test da

Phụ lục X: Sơ đồ chẩn đoán và xử trí phản vệ

Thông tư 51/2017/TT-BYT nhấn mạnh Adrenalin là thuốc thiết yếu, quan trọng hàng đầu cứu sống người bệnh bị phản vệ, phải được tiêm bắp ngay khi chẩn đoán phản vệ từ độ II trở lên kèm theo phát đồ sử dụng adrenalin và dịch truyền; Bảng tham khảo cách pha loãng adrenalin với dung dịch NaCl 0,9% và tốc độ truyền tĩnh mạch chậm (phụ lục III).

Một số trường hợp đặc biệt cần phải xử trí theo hướng dẫn tại phụ lục IV

Hướng dẫn nguyên tắc dự phòng phản ứng và thử phản ứng trên người bệnh trước khi sử dụng thuốc hoặc dị nguyên trên người bệnh có tiền sử dị ứng với thuốc hoặc dị nguyên có liên quan và nếu người bệnh có tiền sử phản ứng với nhiều dị nguyên khác nhau.

Sơ đồ chi tiết về chẩn đoán và xử trí phản vệ và Sơ đồ xử trí cấp cứu ban đầu phản vệ được in trên khổ giấy A1 hoặc A2 treo tại các vị trí thích hợp các nơi sở dụng thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Tất cả các phản vệ báo cáo về trung tâm DI&ADR Quốc gia hoặc Trung tâm DI&ADR Khu vực thành phố Hồ Chí Minh.