7 ngày tiếng pháp ứng với hành tinh nào năm 2024

Trả lời cho câu hỏi này, nhà nghiên cứu Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam [VACA] phân tích, trong văn hóa của các quốc gia châu Âu, các ngày trong tuần đều được lấy tên theo các vị thần.

"Chúng ta thấy việc đặt tên các ngày trong tuần này khá quen thuộc, rất giống với cách đặt tên các hành tinh, chỉ khác đôi chút về cách sử dụng và các biến thể. Chúng ta sẽ thử tìm hiểu đôi chút về sự liên quan giữa tên gọi của các ngày trong tuần và tên gọi của các hành tinh. Văn hóa và ngôn ngữ phương tây rất phong phú nhưng có nhiều điểm tương đồng giữa các quốc gia, do đó dưới đây chỉ xin nêu dẫn chứng từ các nền văn hóa lớn nhất tại châu lục này", nhà nghiên cứu lưu ý.

1. Chủ nhật

Ngày được coi là đặc biệt nhất trong tuần được các nền văn hóa chọn cho cái tên đặc biệt nhất. Trong tiếng Anh chủ nhật là Sunday có ý nghĩa là ngày của mặt trời. Trong khi nhiều nền văn hóa khác ở châu Âu, ngày này lại được lấy theo ý nghĩa là ngày của Chúa [Lord's day], do đó nó được lấy theo tên của thánh Dominic [hay Dominica, Dominique]. Chủ nhật theo cách đặt tên này trong tiếng Pháp là Dimanche, tiếng Tây Ban Nha là Domingo, tiếng Ý là Domenica.

Ở các quốc gia châu Âu, tên gọi các ngày trong tuần có ý nghĩa riêng.

CAO AN BIÊN

2. Thứ hai

Thứ hai là ngày đầu tiên trong tuần sau chủ nhật, được lấy theo tên của mặt trăng [đứng ngay bên cạnh mặt trời], trong tiếng Anh là Monday [lấy theo moon], tiếng Pháp là Lundi, tiếng Tây Ban Nha là Lunes, tiếng Ý là Lunedi [trong tiếng Pháp và một số ngôn ngữ Latin, Lune là mặt trăng].

3. Thứ ba

Trong thần thoại La Mã, thần chiến tranh là Mars [tương ứng với thần Ares trong thần thoại Hy Lạp]. Cái tên Mars được đặt tên cho hành tinh thứ 4 của hệ là sao Hỏa. Bên cạnh đó, thần chiến tranh trong thần thoại các dân tộc German [gồm các quốc gia nhóm Anh, Đức] là Tiu hay Tiw, và theo thần thoại Bắc Âu là Tyr, cái tên này đã được lấy đặt cho tên của ngày thứ ba, thành Tuesday.

Trong tiếng Pháp thứ ba là Mardi, trong tiếng Tây Ban Nha là Martes và tiếng ý là Martedi, cũng tương ứng với Mars.

Kỳ lạ: Vì sao lịch năm 2024 và 1996 giống nhau như đúc?

4. Thứ tư

Từ Wednesday trong tiếng Anh để chỉ thứ tư tương ứng với từ gốc là Woden. Đây là tên vị thần đứng đầu thiên đình trong thần thoại của người Anglo-Saxon/Teutonic. Vị thần này tương ứng trong văn hóa Bắc Âu là Odin, Hy Lạp là Zeus, tiếng Latin tương ứng là Jupiter, như ta đã biết là được đặt tên cho hành tinh lớn nhất của hệ mặt trời là sao Mộc.

Trong tiếng Pháp, thứ tư là Mercredi [tương tự với các ngôn ngữ thuộc nhóm Latin như tiếng Tây Ban Nha là miércoles, tiếng ý là mercoledì] thì lại không phải chỉ Jupiter mà là Mercury, tên Latin của thần truyền tin và trộm cắp trong thần thoại La Mã, tương ứng trong thần thoại Hy Lạp là Hermes. Chúng ta cũng biết rằng Mercury là tên gọi chính thức của sao Thủy.

Tên gọi các ngày trong tuần rất giống với cách đặt tên các hành tinh trong hệ mặt trời.

SHUTTERSTOCK

5. Thứ năm

Trong tiếng Anh, thứ năm là Thursday, nó là tên gọi theo tên của thần cai quản sấm sét trong thần thoại Bắc Âu - Thor [một người con của Odin]. Trong tiếng Pháp thứ năm lại là Jeudi, tiếng Tây Ban Nha là Jueves, tiếng Ý là Giovedi, lấy theo từ Jupiter [sao Mộc].

Ở đây ta thấy sự khác biệt giữa 2 nhóm thần thoại nhưng lại tương đồng giữa cách đặt tên. Theo thần thoại Bắc Âu thì vị thần tối cao là Odin, trong khi đó ở thần thoại La Mã thì Jupiter [tương ứng với Zeus trong thần thoại Hy Lạp] là thần tối cao chứ không phải Hermes, do đó ở ngày thứ tư có sự sai khác giữa hai cách đặt tên. Tuy nhiên với ngày thứ năm thì theo dù lấy tên theo Jupiter hay Thor thì lại có cùng điểm chung là cả Jupiter và Thor đều là thần cai quản sấm sét.

6. Thứ sáu

Trong tiếng Anh thứ sáu là Friday, lấy theo tên của Freya - nữ thần của tình yêu và sắc đẹp, thủ lĩnh của các Valkyrie trong thần thoại Bắc Âu. Tương tự trong tiếng Pháp, Vendredi, tiếng Tây Ban Nha là Viernes, hay tiếng Ý là Venerdi, đều lấy từ Venus, tên của nữ thần tình yêu và sắc đẹp trong thần thoại La Mã [tương ứng với nguồn gốc Hy Lạp là Aphrodite].

7. Thứ bảy

Tiếng Anh là Saturday, tiếng Pháp là Samedi, tiếng Tây Ban Nha là Sábado... Tất cả đều có cùng nguồn gốc là lấy từ từ Saturn - cha đẻ của thần Jupiter trong thần thoại La Mã [tương ứng với Cronos [một trong các Titan, cha đẻ của thần Zeus] trong thần thoại Hy Lạp], và đây là cái tên được đặt cho hành tinh thứ sáu của hệ mặt trời: sao Thổ.

Chúng ta gọi tên các thứ trong tuần mỗi ngày nhưng đã bao giờ bạn băn khoăn tự hỏi những cái tên này xuất xứ từ đâu?

Tiếng Anh được tạo thành một phần dựa trên tiếng Hy Lạp cổ, Latin và German. Ảnh hưởng của những ngôn ngữ này cũng được nhìn thấy trong tên các ngày trong tuần của tiếng Anh ngày nay.

Người La Mã đặt tên các thứ trong tuần theo tên các vị thần mà họ đặt tên cho các hành tinh. Đó là vì họ nhìn thấy sự liên hệ giữa các vị thần với sự thay đổi của bầu trời đêm. Những sao được nhìn thấy mỗi đêm là Mercury [sao Thủy], Venus [sao Kim], Mars [sao Hỏa], Jupiter [sao Mộc] và Saturn [sao Thổ]. Năm ngôi sao này, cộng với Mặt trời và Mặt trăng đã được người xưa dựa vào để đặt tên 7 ngày trong tuần.

Sunday - Chủ nhật

Ngày đầu tiên của tuần được đặt tên theo vị thần mặt trời. Trong tiếng Latin, "dies Solis" gồm "dies" [ngày] và "Solis" [Mặt trời], khi sang tiếng German được chuyển thành "Sunnon-dagaz". Sau đó, từ này lan truyền vào tiếng Anh và trở thành "Sunday".

Monday - Thứ Hai

Khởi đầu từ tiếng Latin "dies Lunae" [Ngày Mặt trăng], tên của ngày này khi chuyển sang tiếng Anh cổ trở thành Mon[an]dæg và sau đó thành "Monday" như ngày nay.

Tuesday - Thứ Ba

"Tuesday" được đặt theo tên vị thần chiến tranh La Mã Marstis [cũng là vị thần được đặt tên cho sao Hỏa]. Trong tiếng Latin, ngày này gọi là "dies Martis". Nhưng khi lan truyền đến tiếng German, vị thần Martis được đặt tên khác là "Tiu". Thứ ba trong tiếng Anh bắt nguồn từ tên vị thần trong tiếng German thay vì tiếng La Mã. Đó là lý do tại sao "dies Martis" biến thành "Tuesday" trong tiếng Anh như ngày nay.

Wednesday - Thứ Tư

Vị thần Hy Lạp Hermes, còn gọi là Mercury trong tiếng La Mã, là con của thần Zues [còn gọi là thần Jupiter trong tiếng La Mã]. Trong thần thoại Hy Lạp, đây là một trong 12 vị thần trên đỉnh Olympus.

Tương tự, tên vị thần Mercury của La Mã trong tiếng Đức là Woden. Do đó, nếu như người La Mã cổ gọi thứ tư là "dies Mercurii", thì người nói ngôn ngữ German cổ gọi là "Woden's day" là cuối cùng thành Wednesday trong tiếng Anh.

Thursday - Thứ Năm

Jupiter, tên gọi khác Jove, là thần sấm sét, vua của các vị thần La Mã, cũng là người canh giữ cho toàn xứ sở này. Người Nauy xưa gọi vị thần sấm sét này là "Thor", miêu tả vị thần thường di chuyển trên bầu trời trên cỗ xe dê kéo. Khi người Latin gọi ngày của thần sấm sét là "dies Jovis" thì người Nauy cổ gọi là "Thor’s day". Du nhập vào tiếng Anh, ngày này trở thành "Thursday".

Friday - Thứ Sáu

Trong thần thoại La Mã, nữ thần Venus là mẹ của người La Mã qua con trai của bà, Aeneas, người sống sót trong cuộc chiến thành Troy.

Venus [sao Kim, thần Vệ Nữ] là một vị nữ thần La Mã tượng trưng cho tình yêu và sắc đẹp. Trong tiếng Latin, thứ Sáu được đặt theo vị thần này là "dies Veneris".

Tuy nhiên, nguồn gốc của ngày thứ sáu trong tiếng Anh [Friday] đến nay vẫn chưa rõ ràng. Có thuyết cho rằng cái tên bắt nguồn từ thần Frigg, một vị nữ thần của tình yêu và sắc đẹp của người Đức và Bắc Âu cổ, nhưng cũng có thể cái tên bắt nguồn từ nữ thần Fria của người German cổ cũng tượng trưng cho hai điều trên. Trong tiếng German, thứ sáu được viết thành "Frije-dagaz" và sau này thành "Friday" của người Anh.

Saturday - Thứ Bảy

Saturn [sao Thổ] là tên vị thần của người La Mã chuyên trông coi chuyện trồng trọt, nông nghiệp. Trong tiếng Latin, thứ Bảy là "dies Saturni". Còn trong tiếng Anh, ngày thứ Bảy từng là Ngày của thần Saturn [Saturn's Day] và dần dần trở thành Saturday như ngày nay.

Chủ Đề