8 cổ đông bệnh viện phúc an khang là ai

Như thường lệ mỗi sáng, nữ hộ sinh Nguyễn Thị Hạnh Trang 60 tuổi ở huyện Nhà Bè, TP HCM, có mặt tại Bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang [quận 2] để chuẩn bị dụng cụ y tế sẵn sàng cho ngày làm việc mới. Bà Trang bảo đến nay bệnh viện vẫn còn nợ lương tháng 2 và tháng 3, song vẫn chưa nhận được thông báo chính thức nào của giám đốc về thời gian nghỉ làm, kế hoạch trả nợ lương và các chế độ sau khi nghỉ việc. Thông tin ít ỏi mà các nhân viên ở đây nhận được là từ tấm băng rôn vừa được căng lên thông báo chấm dứt nhận bệnh nhân lưu trú từ ngày 16/4, ngày 28/4 bệnh viện ngưng hoạt động.

Băng rôn thông báo ngưng hoạt động được treo trước cổng lớn của Bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang. Ảnh: Trần Ngoan.

Gắn bó với bệnh viện từ những ngày đầu thành lập vào năm 2015, đến nay bà Trang đã ở tuổi hưu nên rất lo lắng cơ sở này sẽ đóng cửa. "Người lớn tuổi như tôi không thể xin vào bệnh viện công được. Giờ bệnh viện Phúc An Khang đóng cửa, tôi vừa buồn vừa lo không biết phải đi đâu", nữ hộ sinh mái tóc hoa râm bộc bạch. 

Cũng trong tâm trạng hoang mang lo lắng, nữ điều dưỡng Nguyễn Thị Mi 25 tuổi cho biết rất ngỡ ngàng khi bệnh viện Phúc An Khang phải đóng cửa. Bà mẹ một con kể khoảng nửa tháng nay nhiều đồng nghiệp của chị tại đây đã nghỉ việc để đi nơi khác làm, song bản thân chị chưa biết đi đâu vì chưa tìm được công việc mới. Hiện bệnh viện đã trả lương tháng 3, còn nợ lại lương tháng 2 và nửa tháng 4, chị Mi vẫn cố gắng bám trụ đến ngày cuối cùng với hy vọng nhận được đủ lương và các chế độ bảo hiểm theo quy định khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Quảng cáo

Ghi nhận của VnExpress.net sáng 19/4 rất ít bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Phúc An Khang, chủ yếu là các ca cấp cứu. Đây là một trong số ít bệnh viện ở Việt Nam có hệ thống MRI HIFU điều trị u xơ và lạc nội mạc tử cung bằng sóng siêu âm tiên tiến nhất hiện nay. Nhân viên trực tổng đài cho biết mấy ngày qua nhiều bệnh nhân ở khắp nơi gọi điện đến đặt lịch khám chữa song đều bị từ chối. Hiện tại chỉ còn một số bệnh nhân cũ đến khám và điều trị lần cuối.

Bác sĩ Nguyễn Minh Đức đang điều trị cho một trong những bệnh nhân cuối cùng tại Bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang. Ảnh: Trần Ngoan.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Minh Đức, chuyên gia MRI HIFU duy nhất tại bệnh viện này cho biết dù đã thấy băng rôn thông báo ngưng hoạt động nhưng các bác sĩ vẫn làm việc đến giờ phút cuối cùng để phục vụ bệnh nhân và chia sẻ khó khăn với bệnh viện. "Hiện bệnh viện gặp khó khăn, các nhân viên y tế có thể không nhận được lương cũng như các chế độ khác. Tuy nhiên với chúng tôi, việc khám chữa bệnh và phục vụ người bệnh vẫn là ưu tiên hàng đầu", bác sĩ Đức chia sẻ. 

Quảng cáo

Bác sĩ Mai Tiến Dũng, Giám đốc Bệnh viện Phúc An Khang vẫn làm việc và chuẩn bị các thủ tục cần thiết cho việc đóng cửa bệnh viện. Theo ông Dũng, gần đây lượng bệnh nhân đến khám đã giảm đáng kể song các bác sĩ vẫn trực để kịp thời cấp cứu và tiếp nhận các trường hợp khám ngoại trú. Khó khăn hiện tại là con dấu của bệnh viện đã bị chủ đầu tư thu hồi nên trở ngại cho công tác nhận bệnh và chuyển tuyến. Một số trường hợp nạn nhân bị tai nạn giao thông đưa vào đây cấp cứu song các bác sĩ không dám tiếp nhận mà đề nghị chuyển đi nơi khác.

Trao đổi với VnExpress.net, bà Tăng Thị Hường, Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Quận 2, cho biết đã nhận được văn bản của UBND quận thông báo về việc ngừng hoạt động Bệnh viện Quốc Tế Phúc An Khang và chấm dứt hợp đồng với người lao động kể từ ngày 16/4. Trong cuộc họp vào ngày 11/4, Ủy ban đã chỉ đạo cơ quan Bảo hiểm Xã hội kiểm tra và giám sát việc trả nợ lương cho người lao động, nợ bảo hiểm xã hội cũng như các quyền lợi khác của người lao động và bệnh nhân đăng ký bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Phúc An Khang. Đến nay mới chỉ có 20 người đến đổi thẻ bảo hiểm y tế sang cơ sở khám chữa bệnh ban đầu khác. Khoảng 4.000 người đã đăng ký bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Phúc An Khang.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Phúc An Khang hoạt động từ ngày 3/2/2015 tại số 800 Đồng Văn Cống, phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP HCM. Cơ sở này có quy mô 500 giường bệnh theo tiêu chuẩn quốc tế, là mô hình bệnh viện đầu tiên ở Việt Nam chuyển đổi công năng từ chung cư cao cấp.

Theo ông Diệp Văn Phát, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang, từ khi thành lập đến nay, công ty liên tục bù lỗ vì bệnh viện hoạt động không hiệu quả. Tính đến ngày 9/3, sau hơn 2 năm hoạt động bệnh viện đã lỗ lũy kế trên 60 tỷ đồng chưa bao gồm lãi vay ban đầu. Đến nay bệnh viện không còn đủ tài chính để duy trì và sẽ ngưng hoạt động kể từ ngày 28/4.

Hội đồng quản trị quyết định bệnh viện ngưng tiếp nhận bệnh nhân kể từ ngày 16/4, ngừng thanh toán các khoản nợ và lập danh sách các khoản phải thanh toán gửi Chủ tịch Hội đồng quản trị. Bệnh viện cũng đồng thời không mua thêm thuốc và trang thiết bị y tế không có nhu cầu sử dụng, chấm dứt hợp đồng lao động với tất cả y bác sĩ và người lao động tại đây.

Trao đổi với VnExpress, bác sĩ Mai Tiến Dũng - Giám đốc Bệnh viện Phúc An Khang cho biết đã nhận được thông báo ngưng tiếp nhận bệnh nhân kể từ ngày 16/4 và ngưng toàn bộ hoạt động bệnh viện từ ngày 28/4 của Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang. Tuy nhiên, ông Dũng khẳng định chưa nhận được văn bản chính thức của Sở Kế hoạch đầu tư TP HCM về việc đồng ý cho ngưng hoạt động.

"Hiện chưa có quyết định chính thức nào từ Sở Kế hoạch đầu tư. 4000 thẻ bảo hiểm y tế đã ký hợp đồng một năm. Bệnh viện cũng nằm trong hệ thống cấp cứu 115. Muốn đóng cửa bệnh viện thì phải giải quyết hàng loạt các vấn đề, không phải muốn chấm dứt ngay là được. Bệnh viện sẽ vẫn phải tiếp tục hoạt động", ông Dũng cho hay.

Sáng 11/4, ông Mai Tiến Dũng và luật sư đại diện cho Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND TP HCM để tìm hướng giải quyết. Phía Hội đồng quản trị đồng ý trả lương tháng 2/2017 cho cán bộ, nhân viên và phải trình phương án giải quyết các vấn đề có liên quan đến bệnh viện trong tuần này cho Thành phố nếu muốn tạm ngưng hoạt động.

Bệnh viện quốc tế Phúc An Khang được chuyển đổi công năng từ 5 block chung cư Thái Bình Plaza.

Phúc An Khang là bệnh viện đầu tiên của TP HCM được chuyển đổi công năng từ 5 block chung cư cao cấp Thái Bình Plaza. Cơ sở này có quy mô 500 giường bệnh theo tiêu chuẩn quốc tế với tổng vốn đầu tư 2.500 tỷ đồng. Trong số này, 2.000 tỷ là vốn xây 5 block chung cư, 300 tỷ đồng là chi phí chuyển đổi công năng, và 200 tỷ đồng là chi phí đầu tư bệnh viện.

Đến nay, Phúc An Khang có 4.000 bệnh nhân đăng ký khám bảo hiểm y tế, 14 bệnh nhân chạy thận nhân tạo lâu năm. Trung bình mỗi ngày nơi đây tiếp nhận khoảng 100 bệnh nhân, ngoài ra còn có khách khám theo đoàn. Với công suất này, bệnh viện chỉ mới khai thác tầng trệt của 5 block và tầng trên của 2 block khu nhà.

Theo tuyên bố gần đây của ông Diệp Văn Phát, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang, từ khi thành lập đến nay, công ty liên tục bù lỗ vì bệnh viện hoạt động không hiệu quả. Tính đến ngày 9/3, sau hơn 2 năm hoạt động, bệnh viện đã lỗ lũy kế trên 60 tỷ đồng chưa bao gồm lãi vay ban đầu. Đến nay bệnh viện không còn đủ tài chính để duy trì nên phải ngưng hoạt động.

Tuy nhiên, ông Mai Tiến Dũng cho biết không rõ Hội đồng quản trị dựa vào những thông tin nào để kết luận về khoản lỗ hơn 60 tỷ. Theo ông, việc bệnh viện đóng cửa là do áp lực từ chính khoản lãi vay ban đầu để làm hạ tầng. "Lỗ là lỗ ở lãi vay đầu tư xây dựng ban đầu nên phải đến bước đóng cửa. Chính vì vậy, khi hoạt động không có nguồn vốn. Hiện nay, doanh thu mỗi tháng của bệnh viện khoảng 3 tỷ đồng. Nếu trả lương thì ổn, nhưng còn thêm chi phí mua thuốc và khấu hao thiết bị. Các khoản này thì phải bỏ vốn ra trước mới nhập hàng được", ông Dũng nhận định và cho biết doanh thu của Phúc An Khang năm 2015 đạt 30 tỷ đồng và 2016 là 34 tỷ.

Ông Diệp Văn Phát cũng đã từng nêu ý định tạm ngưng hoạt động bệnh viện để rao bán hoặc xin chuyển đổi công năng một phần công trình để bán lấy tiền trả nợ. VnExpress đã có liên hệ nhưng ông Phát từ chối chia sẻ thêm thông tin hay bình luận gì cho đến khi có quyết định của UBND TP HCM.

Trong khi đó, theo ông Dũng, việc chuyển công năng Thái Bình Plaza từ chung cư sang bệnh viện vào giai đoạn bất động sản đóng băng cách đây 6 năm là một lẽ. Nếu có ý định chuyển ngược lại công năng từ bệnh viện sang chung cư để bán trong giai đoạn nhà đất đang sôi động trở lại, là cả một vấn đề.

"Tư nhân mà đầu tư vào lĩnh vực an sinh xã hội thì được, chứ từ lĩnh vực này mà đòi chuyển ngược lại thì rất khó. Anh đã hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước cho lĩnh vực này rồi mà giờ đòi chuyển lại nữa thì theo tôi là không thể", ông Dũng nói.

Viễn Thông

Video liên quan

Chủ Đề