Hàng thừa kế thứ nhất là ai

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi question date

Ngày hỏi:20/03/2018

 Hàng thừa kế  Thừa kế theo pháp luật

Hàng thừa kế thứ nhất là gì? Xin chào Ban biên tập, tôi là Đình Toàn, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân và quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ dân sự. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, người thừa kế theo pháp luật được quy định cụ thể ra sao? Hàng thừa kế thứ nhất là gì? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!

Đình Toàn [dinhtoan*****@gmail.com]

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 thì người thừa kế theo pháp luật được quy định cụ thể như sau:

    - Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    + Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    + Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    + Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    - Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    - Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

    Căn cứ quy định mà Ban biên tập đã trích dẫn trên đây thì hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Mỗi người thừa kế trong hàng thừa kế thứ nhất được hưởng phần di sản bằng nhau.

    Trên đây là nội dung tư vấn về người thừa kế theo pháp luật. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ luật dân sự 2015.

    Trân trọng!


Đối tượng thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ không được quyền thừa kế trong trong trường hợp nào. Chúng ta sẻ phân tích mối quan hệ giữa những người thuộc hàng thừa kế này để biết được cụ thể những trường hợp đó.

Là vợ, chồng của nhau

Vợ chồng là hai đối tượng ở hàng thừa kế thứ nhất khi một trong hai qua đời. Tuy nhiên, quy định này chỉ có hiệu lực khi vợ và chồng có hôn thú hợp pháp. Ngoài ra, cần lưu ý mối quan hệ giữa vợ và chồng như sau:

* Đối với trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân mà sau đó 1 người chết thì người còn sống vẫn được quyền hưởng thừa kế di sản.

* Đối với trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hay đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án/ quyết định chưa có hiệu lực pháp lý, nếu một người chết thì người còn sống vẫn có quyền được hưởng di sản thừa kế [trong khoản 2 Điều 655 Bộ luật dân sự 2015]

*Người đang là vợ/ chồng của 1 người tại thời điểm người đó chết thì dù sau này đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản [Khoản 3 Điều 655 BLDS 2015].

* Đối với trường hợp 1 người có nhiều vợ, nhiều chồng trước ngày 13/1/1960 tại Miền Bắc, trước ngày 25/3/1977 tại Miền Nam, cán bộ Miền Nam tập kết ra Bắc [trong giai đoạn từ năm 1954 đến 1975] lấy vợ, lấy chồng khác và kết hôn sau đó không bị Tòa án hủy bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp lý. Trong trường hợp đó, người chồng, người vợ được hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của tất cả những người chồng/vợ và ngược lại.

Cha mẹ đẻ – con đẻ và ngược lại

Cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ được thừa kế theo pháp luật di sản của nhau. Không những là quy định của pháp luật thừa kế Việt Nam mà hầu hết các quốc gia đều có quy định pháp luật như vậy. Con đẻ được hưởng thừa kế của cha mẹ đẻ không kể là con trong giá thú hay con ngoài giá thú và ngược lại.

Cha mẹ nuôi – con nuôi và ngược lại

* Con nuôi chỉ có mối quan hệ thừa kế với cha nuôi, mẹ nuôi của mình. Con nuôi không có mối quan hệ thừa kế với cha đẻ, mẹ đẻ của cha nuôi và mẹ nuôi mình. Cha đẻ, mẹ đẻ của người nuôi con nuôi cũng sẽ không được thừa kế tài sản của người con nuôi đó.

* Khi cha nuôi, mẹ nuôi kết hôn với người khác, khi đó người con nuôi không trở thành con nuôi của người được kết hôn cùng cha nuôi, mẹ nuôi của mình và đương nhiên sẽ không phải là người thừa kế của nhau theo pháp luật

* Người đã làm con nuôi người khác vẫn có quan hệ thừa kế với cha đẻ, mẹ đẻ, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh chị em ruột, cô, bác, chú, dì, cậu ruột như những người không làm con nuôi người khác.

Con riêng – bố dượng, mẹ kế

Nếu giữa con riêng - bố dượng, mẹ kế có quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau như cha con, mẹ con thì được hưởng thừa kế tài sản của nhau. Pháp luật cũng quy định về quyền hưởng thừa kế tài sản của họ theo quy định trong Điều 677 và Điều 678 Bộ luật dân sự 2005.

Hàng thừa kế là một trong những nội dung quan trọng trong thừa kế theo pháp luật. Việc xác định chính xác hàng thừa kế là căn cứ quan trọng để phân chia di sản thừa kế theo pháp luật. Luật Việt An sẽ trình bày cụ thể nội dung pháp lý về hàng thừa kế theo quy định của bộ luật dân sự 2015.

Điều 651 bộ luật dân sự 2005 quy định có 3 hàng thừa kế, bao gồm:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Hàng thừa kế thứ nhất

Quan hệ thừa kế giữa vợ với chồng: 

Vợ, chồng sẽ được thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của nhau nếu vào thời điểm một bên chết mà quan hệ hôn nhân về mặt pháp lý vẫn còn tồn tại. Đặc biệt cần lưu ý đối với các trường hợp cụ thể tại điều 655 bộ luật dân sự 2015, như sau: 

Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được hưởng thừa kế di sản. 

Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được hưởng di sản thừa kế.

Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đối với trường hợp một người có nhiều vợ, nhiều chồng trước ngày 13/1/1960 ở Miền Bắc, trước ngày 25/8/1977 ở Miền Nam, cán bộ Miền Nam tập kết ra Bắc [trong khoảng thời gian từ năm 1954 đến 1975] lấy vợ, lấy chồng khác và kết hôn sau không bị Tòa án hủy bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp này vợ, chồng được hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của tất cả những người chồng [vợ] và ngược lại.

Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ đẻ với con đẻ và cha mẹ nuôi và con nuôi: 

Cha đẻ, mẹ đẻ của một người là người đã sinh ra người đó. Do vậy, cha mẹ của người con trong giá thú hoặc ngoài giá thú đều là người thừa kế ở hàng thứ nhất của con mình và ngược lại.

Đối với quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi sẽ là hàng thừa kế thứ nhất của nhau nếu việc nhận nuôi được đăng ký theo quy định của pháp luật.

Hàng thừa kế thứ hai

Để xác định hàng thừa kế thứ hai cần làm rõ các khái niệm ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại và anh chị em ruột.

Cụ thể ông nội, bà nội là người đã sinh ra cha của một người; ông ngoại, bà ngoại là người đã sinh ra mẹ của người đó. Anh, chị, em ruột là những người có cùng ít nhất cha hoặc mẹ. Quan hệ này chỉ được xác định trên quan hệ huyết thống.

Hàng thừa kế thứ ba

Cụ nội là người đã sinh ra ông nội hoặc bà nôi của một người. Tương tụ cụ ngoại là người đã sinh ra ông ngoại hoặc bà ngoại của người đó.

Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của một người là những anh, chị, em ruột của bố đẻ hoặc mẹ đẻ của người đó.

Từ việc xác định rõ các khái niệm trên việc xác định hàng thừa kế sẽ trở lên rõ ràng, đơn giản.

Nguyên tắc và trình tự hưởng di sản đối với các hàng thừa kế.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Nếu không coa ai là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ ba thì di sản sẽ thuộc về Nhà nước.

Mọi thông tin, khó khăn, vướng mắc Quý khách hàng vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.

Video liên quan

Chủ Đề