802.11 g là gì

Khi mua một thiết bị mạng bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều lựa chọn. Các sản phẩm phù hợp với chuẩn không dây 802.11a, 802.11b/g/n hay 802.11ac được gọi là công nghệ WiFi. Vậy chuẩn WiFi 802.11 là gì, chúng khác gì nhau? Bài viết này sẽ mô tả các chuẩn WiFi và những công nghệ có liên quan, so sánh để giúp bạn hiểu rõ hơn về sự phát triển của công nghệ WiFi, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn trong khi thiết kế một mạng WiFi hay mua các thiết bị mạng phù hợp. Bảng tóm tắt các chuẩn WiFi:

Chuẩn WiFi đầu tiên 802.11 Năm 1997, IEEE [Institute of Electrical and Electronics Engineers] đã giới thiệu một chuẩn đầu tiên cho WLAN. Chuẩn này được gọi là 802.11 sau khi tên của nhóm được thiết lập nhằm giám sát sự phát triển của nó. Tuy nhiên, 802.11 chỉ hỗ trợ cho băng tần mạng cực đại lên đến 2Mbps – quá chậm đối với hầu hết các ứng dụng. Với lý do đó, các sản phẩm không dây thiết kế theo chuẩn 802.11 ban đầu dần không được sản xuất nữa. Chuẩn WiFi 802.11b IEEE đã mở rộng trên chuẩn 802.11 gốc vào tháng Bảy năm 1999, tạo ra chuẩn 802.11b. Chuẩn này hỗ trợ băng thông lên đến 11Mbps, tương đương với Ethernet truyền thống. 802.11b sử dụng tần số tín hiệu vô tuyến không được kiểm soát [2.4 GHz] giống như chuẩn ban đầu 802.11. Các nhà cung cấp thích sử dụng tần số này để giảm chi phí sản xuất. Các thiết bị 802.11b có thể bị xuyên nhiễu từ các thiết bị điện thoại không dây [kéo dài], lò vi sóng hoặc các thiết bị khác sử dụng cùng dải tần 2.4 GHz. Mặc dù vậy, bằng cách lắp các thiết bị 802.11b cách xa các thiết bị như vậy có thể giảm được hiện tượng xuyên nhiễu này. Chuẩn WiFi 802.11a Trong khi 802.11b vẫn đang được phát triển, IEEE đã tạo một mở rộng thứ hai cho chuẩn 802.11 có tên gọi 802.11a. Vì 802.11b được sử dụng rộng rãi quá nhanh so với 802.11a, nên một số người cho rằng 802.11a được tạo sau 802.11b. Tuy nhiên trong thực tế, 802.11a và 802.11b được tạo một cách đồng thời. Do giá thành cao hơn nên 802.11a thường được sử dụng trong các mạng doanh nghiệp còn 802.11b thích hợp hơn với thị trường mạng gia đình. 802.11a hỗ trợ băng thông lên đến 54 Mbps và tín hiệu trong một phổ tần số quy định quanh mức 5GHz. Tần số của 802.11a cao hơn so với 802.11b chính vì vậy đã làm cho phạm vi của hệ thống này hẹp hơn so với các mạng 802.11b. Với tần số này, các tín hiệu 802.11a cũng khó xuyên qua các vách tường và các vật cản khác hơn. Do 802.11a và 802.11b sử dụng các tần số khác nhau, nên hai công nghệ này không thể tương thích với nhau. Chính vì vậy một số hãng đã cung cấp các thiết bị mạng lai cho 802.11a/b nhưng các sản phẩm này chỉ đơn thuần là thực hiện hai chuẩn này song song [mỗi thiết bị kết nối phải sử dụng một trong hai, không thể sử dụng đồng thời cả hai]. Chuẩn WiFi 802.11g Vào năm 2002 và 2003, các sản phẩm WLAN hỗ trợ một chuẩn mới hơn đó là 802.11g, được đánh giá cao trên thị trường. 802.11g là một nỗ lực để kết hợp những ưu điểm của chuẩn 802.11a và 802.11b. Nó hỗ trợ băng thông lên đến 54Mbps và sử dụng tần số 2.4 Ghz để có phạm vi rộng. 802.11g có khả năng tương thích với các chuẩn 802.11b, điều đó có nghĩa là các điểm truy cập 802.11g sẽ làm việc với các adapter mạng không dây 802.11b và ngược lại. Chuẩn WiFi 802.11n 802.11n [đôi khi được gọi tắt là Wireless N] được thiết kế để cải thiện cho 802.11g trong tổng số băng thông được hỗ trợ bằng cách tận dụng nhiều tín hiệu không dây và các anten [công nghệ MIMO]. 802.11n đã được phê chuẩn vào năm 2009 với các đặc điểm kỹ thuật như cung cấp băng thông tối đa lên đến 600 Mbps. 802.11n cũng cung cấp phạm vi tốt hơn những chuẩn WiFi trước đó do cường độ tín hiệu của nó đã tăng lên, và 802.11n có khả năng tương thích ngược với các thiết bị 802.11b, 802.11g. Chuẩn WiFi 802.11ac 802.11ac là chuẩn WiFi mới nhất, được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. 802.11ac sử dụng công nghệ không dây băng tần kép, hỗ trợ các kết nối đồng thời trên cả băng tần 2.4 GHz và 5 GHz. 802.11ac cung cấp khả năng tương thích ngượ với các chuẩn 802.11b, 802.11g, 802.11n và băng thông đạt tới 1.300 Mbps trên băng tần 5 GHz, 450 Mbps trên 2.4GHz. Bluetooth và phần còn lại Ngoài 4 chuẩn Wi-Fi chung ở trên, vẫn còn một vài công nghệ mạng không dây khác vẫn tồn tại. Các tiêu chuẩn IEEE 802.11 sau đây tồn tại hoặc đang được phát triển để hỗ trợ việc tạo ra các công nghệ cho WLAN:

Bạn có thể tham khảo chi tiết hơn tại trang web chính thức của IEEE 802.11: //grouper.ieee.org/groups/802/11/Reports/802.11_Timelines.htm Chúc các bạn vui vẻ!

802.11g802.11g. Đây là nghĩa tiếng Việt của thuật ngữ 802.11g - một thuật ngữ thuộc nhóm Technical Terms - Công nghệ thông tin.

Độ phổ biến[Factor rating]: 5/10

802.11g là một tiêu chuẩn Wi-Fi được phát triển bởi IEEE để truyền dữ liệu qua mạng không dây. Nó hoạt động trên một băng thông 2,4 GHz và hỗ trợ dữ liệu chuyển tốc độ lên đến 54 Mbps. 802.11g tương thích ngược với phần cứng 802.11b, nhưng nếu có bất kỳ máy tính 802.11b-dựa trên mạng, toàn bộ mạng sẽ phải chạy ở 11 Mbps [tốc độ tối đa mà 802.11b hỗ trợ]. Tuy nhiên, bạn có thể cấu hình router không dây 802.11g của bạn để chỉ chấp nhận 802.11g thiết bị, mà sẽ đảm bảo chạy mạng của bạn ở tốc độ tối đa của nó.

Xem thêm: Thuật ngữ công nghệ A-Z

Giải thích ý nghĩa

What is the 802.11g? - Definition

802.11g is a Wi-Fi standard developed by the IEEE for transmitting data over a wireless network. It operates on a 2.4 GHz bandwidth and supports data transfer rates up to 54 Mbps. 802.11g is backward compatible with 802.11b hardware, but if there are any 802.11b-based computers on the network, the entire network will have to run at 11 Mbps [the max speed that 802.11b supports]. However, you can configure your 802.11g wireless router to only accept 802.11g devices, which will ensure your network runs at its top speed.

Understanding the 802.11g

Thuật ngữ liên quan

Source: 802.11g là gì? Technology Dictionary - Filegi - Techtopedia - Techterm

Để biết được wifi chuẩn nào tốt nhất thì chúng ta cần phải biết một chút về chuẩn Wifi, từ đó Bkhost cũng giới thiệu tới các bạn các chuẩn wifi mới nhất hiện nay và chuẩn wifi nào mạnh nhất.

Mỗi khi sử dụng hay khi mua mới các thiết bị như máy tính bảng, điện thoại di động, laptop,… Phần thông tin máy chắc chắn sẽ được bạn chú ý tới rồi.

Để ý bạn sẽ thấy chúng có thông tin rằng dòng máy đó hỗ trợ kết nối với Wi-Fi 802.11 a/b/g/n/ac. Đây là một tập chuẩn các số và chữ dùng để đặc tả thông số kĩ thuật của mạng không dây wifi được gọi là IEEE 802.11 [gọi tắt là 802.11], được tạo ra và quy định bởi tổ chức Tổ chức IEEE [Institute of Electrical and Electronic Engineers]. Trong chuẩn kết nối 802.11 bao gồm cả các chuẩn nhỏ được quy định là a/b/g/n/ac [thường xuất hiện trên thông tin của điện thoại di động].

Các chuẩn wifi hiện nay là gì?

Chuẩn 802.11

Chuẩn 802.11, cũng là chuẩn mạng không dây đầu tiên được IEEE giới thiệu vào năm 1997. Tốc độ tối đa của mạng mà chuẩn 802.11 này hỗ trợ chỉ là 2Mbps với băng tần 2.4GHz, như vậy là quá chậm so với tốc độ hiện tại nên không còn được sử dụng nhiều trên thị trường nữa.

Là ứng dụng email miễn phí, dễ dàng cài đặt và tùy chỉnh, đi kèm với nhiều tính năng tuyệt vời thì Thunderbird là ứng dụng được sử dụng ngày càng rộng rãi. Vậy bạn hãy tìm hiểu thunderbird là gì để có thể áp dụng cho doanh nghiệp của mình nhé.

Kết nổi chuẩn 802.11

Chuẩn 802.11b

Chuẩn 802.11b được giới thiệu vào tháng 7 năm 1999, chỉ sau hơn 2 năm so với chuẩn 802.11 nhưng giờ đây nó đã cho phép hỗ trợ tối đa là 11Mbps [gấp 6 lần so với chuẩn 802.11], băng tần 2.4GHz. Tuy nhiên, vì vẫn sử dụng băng tần 2.4GHz này nên chúng rất dễ bị nhiễu bởi ảnh hưởng từ các bị điện tử khác như lò vi sóng, tv, điện thoại,… Vào thời bấy giờ thì chuẩn wifi này được sử dụng phổ biến nhất vì có giá thành rẻ, cho phép phạm vi tín hiệu lên đến khoảng 70 – 150m.

Chuẩn 802.11a

Được phát triển và ra đời cùng trong một khoảng thời gian với chuẩn wifi 802.11b, nhưng chuẩn wifi a được sử dụng phổ biến trong hệ thống mạng của các doanh nghiệp là chính, còn các hộ gia đình thì dùng chuẩn wifi b, lý do đơn giản vì chúng đắt hơn rất nhiều. Chuẩn 802.11a hỗ trợ tốc độ tối đa lên tới 54Mpbs [gấp gần 5 lần so với chuẩn b] với băng tần vô tuyến 5GHz, tránh nhiễu. Điểm yếu của chuẩn này đó là phạm vị hoạt động bị thu hẹp lại chỉ còn từ 40 – 100m bởi tần số cao, và gặp các vật cản như tường, vách thì tín hiệu khó có thể xuyên qua được.

Chuẩn 802.11a tân tiến hơn 802.11b

Chuẩn 802.11g

Chuẩn 802.11g, chuẩn wifi thế hệ thứ 3 ra đời vào năm 2003. Đây được coi là bản năng cấp, kết hợp của 2 bản chuẩn 802.11a và 802.11b, tốc độ hỗ trợ cho phép tối đa lên tới 54Mbps với băng tần sử dụng là 2.4Ghz, vì thế mà phảm vi truyền tín hiệu được nâng lên 80 – 200m, tốc độ đường truyền cao. Nhưng tất nhiên là vẫn có nhược điểm rồi, dễ thấy băng tần thấp thì lại bị ảnh hưởng nhiễu từ thiết bị điện tử khác. Chuẩn g và chuẩn b có khả năng tương thích với nhau.

Chuẩn 802.11n [hay 802.11 b/g/n]

Chuẩn n của wifi là gì? Wifi chuẩn 802.11, lại là phiên bản cải tiến, nâng cao của chuẩn 802.11g. Được sử dụng công nghệ MIMO [Multiple-Input Multiple-Output], cho phép hỗ trợ tốc độ tối đa lên tới 600Mbps, đồng thời có thể chạy trên cả 2 băng tần là 2.4 GHz và 5 GHz. Chuẩn 802.11n là chuẩn wifi phổ biến nhất hiện nay vì đường truyền tốc độ cao, cho tín hiệu ổn định, giá cả hợp lý. Và từ đây cũng chính là định nghĩa cho wifi chuẩn n là gì.

Kí hiệu chuẩn n

Chuẩn 802.11ac [hay chuẩn 802.11 a/b/g/n/ac]

Chuẩn 802.11ac là 1 trong các chuẩn wifi mới nhất hiện nay được IEEE giới thiệu, nếu có câu hỏi chuẩn wifi nào mạnh nhất thì đây sẽ là câu trả lời bởi nó cho phép hỗ trợ tốc độ tối đa lên đến 1730Mbps, sử dụng băng tần 5Ghz cho tốc độ đường truyền rất cao. Chính vì thế mà giá để sử dụng nó cũng không hề rẻ tí nào, wifi chuẩn ac này không được sử dụng phổ biến. Trên lý thuyết thì Wi-Fi 802.11ac sẽ cho tốc độ cao gấp ba lần so với Wi-Fi 802.11n khi ở cùng một luồng sản phẩm. Theo mặt lý thuyết là vậy nhưng trong ứng dụng thực tế thì có thể sẽ bị tăng/giảm phụ thuộc vào thiết bị thu phát, môi trường, vật cản, nhiễu tín hiệu…tác động lên chúng.

Kết luận: Để trả lời cho tốc độ wifi chuẩn nào tốt nhất thì đó là wifi chuẩn 802.11ac mà chúng ta tạo ra được ở thời điểm hiện tại.

Chuẩn wifi nào mạnh nhất thì câu trả lời cũng là chuẩn 802.11ac luôn. Tuy nhiên điều đó cũng không thể làm chuẩn 802.11ac trở thành chuẩn wifi được sử dụng phổ biến bởi một lý do rằng chúng quá đắt. Thay vào đó là chuẩn wifi n được chuộng hơn, tốc độ đường truyền nhanh, giá thành rẻ, đáp ứng vừa đủ nhu cầu sử dụng thông thường của người dùng.

Hãy đón đọc thêm các bài viết khác trên blog của Bkhost nhé!

Video liên quan

Chủ Đề