Aăn vóc học hay tiếng anh là gì

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của câu ăn vóc, học hay trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ ăn vóc, học hay trong Thành ngữ Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ ăn vóc, học hay nghĩa là gì.

ăn vóc học hay Thành ngữ này được dùng với nghĩa: ăn thì bồi bổ cho thân thể, học thì bồi bổ cho trí tuệ.VócLà từ cổ, nay còn dùng trong các từ tầm vóc, sức vóc, vóc ngọc mình vàng. Nếu hiểu vóc là danh từ thì không đối xứng với hay là tính từ. Từ điển khai trí tiến đức giải nghĩa vóc là lớn người [ăn thì lớn người, học thì hay thêm]. Trong thành ngữ này, hiểu vóc là lớn thì hợp lí hơn. ăn uống đầy đủ thì người khoẻ mạnh, có sức vóc; chịu khó học hành thì mở mang trí tuệ, ngày càng hiểu biết nhiều. đã biết ăn ngon, phải biết học giỏi, học chăm.

Thuật ngữ liên quan tới ăn vóc, học hay

  • vạch mặt chỉ tên là gì?
  • bắn như mưa là gì?
  • thắt đáy lưng ong là gì?
  • địa ngục trần gian là gì?
  • bốc lửa bỏ bàn tay là gì?
  • chim sa, cá lặn là gì?
  • mạnh vì gạo, bạo vì tiền là gì?
  • già chơi trống bỏi là gì?
  • quai xanh vành chảo là gì?
  • khôn ngoan thì bảo rằng ngoa, vụng dại thì bảo người ta rằng đần là gì?
  • sống tết, chết giỗ là gì?
  • ăn mày đòi xôi gấc là gì?
  • con ông cháu cha là gì?
  • điều binh khiển tướng là gì?
  • tương thân tương ái là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của câu "ăn vóc, học hay" trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt

ăn vóc, học hay có nghĩa là: ăn vóc học hay Thành ngữ này được dùng với nghĩa: ăn thì bồi bổ cho thân thể, học thì bồi bổ cho trí tuệ.VócLà từ cổ, nay còn dùng trong các từ tầm vóc, sức vóc, vóc ngọc mình vàng. Nếu hiểu vóc là danh từ thì không đối xứng với hay là tính từ. Từ điển khai trí tiến đức giải nghĩa vóc là lớn người [ăn thì lớn người, học thì hay thêm]. Trong thành ngữ này, hiểu vóc là lớn thì hợp lí hơn.. ăn uống đầy đủ thì người khoẻ mạnh, có sức vóc; chịu khó học hành thì mở mang trí tuệ, ngày càng hiểu biết nhiều.. đã biết ăn ngon, phải biết học giỏi, học chăm.

Đây là cách dùng câu ăn vóc, học hay. Thực chất, "ăn vóc, học hay" là một câu trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt được cập nhập mới nhất năm 2023.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thành ngữ ăn vóc, học hay là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

“Ăn Vóc Học Hay” là một tuyển tập những bài viết – mới có cũ có – của tôi trong nhiều năm qua liên quan tới chuyện “Ăn” chuyện “Học” của người bạn trẻ vừa bước chân vào một môi trường hoàn toàn mới- môi trường đại học.

Người xưa nói “một linh hồn minh mẫn trong một thân thể tráng kiện”, và như vậy, cũng có nghĩa là “một thân thể tráng kiện” chỉ có thể có ở “một linh hồn minh mẫn”.

Thân và tâm không thể tách rời nhau.

Tôi vừa nói một môi trường hoàn toàn mới? Phải, bởi vì em đang ở môi trường đại học, một nơi mà em đã có thể giăng rộng đôi cánh, bay lên những tầng cao của tri thức, rèn luyện thuần thục những kỹ năng và huân tập một thái độ, một cách sống, một nhân cách để có được hạnh phúc, để có thể giúp mình, giúp đời…

Tương lai trong tay ta. Em biết rồi đó!

Đây không phải là một cuốn sách y học. Bởi khi cần đến y học thì đã có các bệnh viện, các thầy thuốc. Đây là những chuyện đời thường, hằng ngày chúng ta vẫn gặp, chuyện cái ăn, cái mặc, nếp nghĩ, nếp làm… Nhưng nó lại là cái cớ để chúng ta có dịp trò chuyện thân tình với nhau hôm nay, giữa một người đi trước và một người đi sau – giữa hai thế hệ- cách nhau có khi hơn nửa thế kỷ nhưng vẫn còn rất nhiều điều gần gũi nhau.

Cho nên khi viết cho em, khi nói với em, cũng chính là cơ hội để tôi nhìn lại tôi.

Xin cảm ơn em.

Đỗ Hồng Ngọc

[Saigon 9.2012]

Lời nhận xét

Dung dị mà sâu sắc

Từ bao giờ Đỗ Hồng Ngọc đã thành một cái tên thân thiết của người Sài Gòn? Có phải từ khi ông trở thành người thầy thuốc mát tay chuyên trị bệnh cho trẻ con? Hay từ khi ông phụ trách chương trình truyền thông sức khỏe của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh? Hoặc từ lúc ông xuất hiện ở Phòng Mạch Mực Tím của tờ tuần báo Mực Tím nổi tiếng dành cho tuổi mới lớn? Không ai biết chắc, cũng như ta không thể biết chắc từ bao giờ có một cây cổ thụ giữa thành phố mà mình đi qua mỗi ngày. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, ông đã là một tác giả, một nhà thơ thành danh từ vài chục năm nay và ngày càng thu hút nhiều người đọc đến với các trang viết của mình.

Nhưng nói rằng ông viết chủ yếu về đề tài gì cũng khó như nắm bắt chân dung của ông. Phải nói rằng ông viết về mọi thứ mà ông quan tâm với sự hiểu biết đầy đủ và với trái tim sẵn sàng mở rộng hạnh phúc và chia sớt đau khổ cùng mọi người.

Ông viết về y khoa, tất nhiên, vì đó là chuyên môn chính của ông. Nhưng đối với ông y khoa là một ngành học về con người toàn diện, thân tâm bất nhị, tổng hòa các mối quan hệ con người – tự nhiên – văn hóa. Sức khỏe, dưới con mắt ông, luôn gắn với môi trường sinh thái – xã hội. Ông nhìn con người “trục trặc” không như một cỗ máy bị trục trặc, mà nhìn trong tương quan với môi trường lớn đang có vấn đề và nó tác động bằng những con đường quanh co đến tình trạng sống của một cá thể. Và lúc đó con người bệnh hoạn/bệnh tật hiện ra như một hiện hữu bất ổn. Giải pháp của ông là bớt kỹ thuật và thêm nhân văn khi cứu xét một hay nhiều bệnh cảnh. Có thể thấy ông không đổ hết nguyên nhân gây bệnh cho bệnh nhân của ông. Trong viễn tượng đó ông làm chúng ta nhớ đến Karl Jaspers [1883 – 1969], triết gia – bác sĩ tâm trị Đức, với tuyên bố: “Tôi bệnh, vậy tôi hiện hữu”.

Nói một cách nào đó, ông muốn chẩn đoán và đề ra hướng điều trị cho một cái gì đó lớn lao hơn là những ca bệnh. Đó là một cái nhìn toàn cảnh: “Saigon bây giờ béo phì ngày càng tăng! Saigon bây giờ cận thị quá trời! Saigon bây giờ loãng xương hơi nhiều. Tóm lại, sức khỏe cộng đồng ở Saigon bây giờ có nhiều điều đáng suy gẫm.” Dễ hiểu vì sao lời nhật tụng của ông trong sách, trong các bài báo, và trong các buổi thuyết trình là định nghĩa của Tổ chức Sức khỏe Thế giới [WHO] vào năm 1946: Sức khỏe là một tình trạng hoàn toàn sảng khoái [well-being; bien-être] về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không phải chỉ là không có bệnh hay tật! Ông nói thêm: “Sức khỏe phải là sự sảng khoái về cả ba mặt: thể chất, tâm thần và xã hội là vậy! Và do đó, một mình y tế không thể tạo ra sức khỏe cho mỗi chúng ta! Bảo y tế phải chịu trách nhiệm về sức khỏe cho mọi người thì… tội nghiệp cho họ!” Đó là chưa kể, theo ông, “bác sĩ thì chữa được cái đau chứ không chữa được cái khổ, chữa được cái bệnh, chứ không chữa được cái hoạn.” Nhưng đó là một vấn đề khác, tuy cũng được ông nhắc đến trong tập sách này.

Dường như trong ông có sự kết hợp nhuần nhuyễn đến không phân biệt được đâu là kỹ thuật tây y và đâu là y lý đông phương; đâu là học thuật lô-gic và đâu là tinh thần hiền triết?

Nhưng nói gì thì nói, để có thể là bác sĩ cho sức khỏe cộng đồng, trước hết ông phải tự biến mình thành kẻ nhạy cảm bậc nhất trước mọi biến chuyển của môi trường văn hóa-xã hội. Ông chỉ cho chúng ta thấy “thuốc bổ” là những câu thơ, một làn gió, là 33 cái sướng khoái, là hơi thở, là một phút tịnh thiền, là nhiều cách để xả stress… Ông “thưởng thức” các thứ thuốc đó hằng ngày, tự mình chứng nghiệm hiệu quả của chúng, chứ không phải chỉ nói lý thuyết.

Và, ngược lại, để có thể “tương lân” với người bệnh ông cũng đã tự biến mình thành một kẻ… dễ bị tổn thương mỗi ngày. Trước sự thiếu vắng một làn gió, một tà áo dài, thói máy móc vô cảm, cái văn minh giả tạo, thái độ thờ ơ với cái đẹp… ông bức xúc, khó chịu. Về mặt này, ông là cả một “lâm sàng”. Làm sao ông có thể miễn nhiễm được trước môi trường gây bệnh chung quanh ngày càng bất trắc và nguy hiểm? Có chăng là ông biết cách chủ động phòng ngừa để giảm bớt tác hại, rồi tự bốc thuốc để chóng hồi phục mà viết sách kể lại những thân nghiệm của mình.

Ông viết về cái đẹp. Và với đề tài này ông đem đến cho ta cả một bữa tiệc “thịnh soạn” mời ta cùng thưởng thức. Đây có thể coi là nội dung chính yếu của cuốn sách.

Có cái đẹp giản dị từ “những hạnh phúc rất đơn sơ, được phát hiện ra bởi một con mắt “tinh đời” hóm hỉnh nào đó” theo cách nhìn của Kim Thánh Thán mà ta tưởng như tác giả đang nhâm nhi tận hưởng từng ngày. Có cái đẹp của thiên nhiên thuần túy mà nếu không có tâm hồn thi sĩ và một ngòi bút điêu luyện thì không cảm nhận được và không diễn đạt được: “Người ta nói Bà Nà trong một ngày có đủ cả bốn mùa cũng phải. Thời tiết thay đổi đột ngột. Mới sương khói lênh đênh buổi sớm, rồi lừng lững nắng vàng, rồi lãng đãng mênh mang, rồi chìm vào giá buốt. Núi chập chùng. Tầng tầng lớp lớp. Cành khô chới với nhấp nhô. Con đường cắt ngang núi, quanh co, khúc khuỷu.”

Có cái đẹp của sự lặng lẽ. Ai đó đã nói đến mùi thơm của sự lặng lẽ. Không, không hẳn là sự im lặng vô ngôn của kẻ quay mặt vào vách tường muốn “độc thiện kỳ thân”. Ông thích tìm kiếm sự lặng lẽ giữa cuộc đời ồn ã, rối ren, nhiều sắc màu sáng tối chen lẫn để dâng tặng lại cho mọi người. Đó là ngọn lửa âm thầm của người thầy giáo [Ngọn lửa]. Là “Asimota – chính ta, món quà kỳ diệu của Thượng đế” [Cảm ơn Asimo]. Là một nét chân dung của nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn “thõng tay vào chợ” [Triết học giữa chợ đời].

Trên tất cả là cái đẹp bên trong, cái đẹp lạ lùng mà tác giả hết sức trân trọng nhưng thời nay người ta không để ý chăm sóc, sửa sang nữa. Tác giả giới thiệu với ta một câu chuyện cảm động: Đằng sau vẻ ngoài to xác, vụng về của cậu bé Ralph là một tâm hồn nhân ái trong trẻo [Chuyện đêm Giáng sinh]. Nếu không có một tình huống bất thường, rất khó để nhận ra em cũng là một thiên thần như bao nhiêu em khác. Khi những bồi hồi cảm động đã lắng xuống, người đọc ít nhiều sẽ suy nghĩ, rằng có thể hằng ngày ta đã lướt vội qua bao nhiêu cái đẹp bị khuất lấp trong bộn bề cuộc sống, và hơn thế nữa ta đã bao nhiêu lần ngộ nhận.

Bài viết Chuyện đêm Giáng sinh tiêu biểu cho cách viết của tác giả: kể những câu chuyện dung dị để gợi suy nghĩ. Đa phần những gì ông viết ra là “cát đá” từ người khác mà ông “góp nhặt” như thiền sư Muju đã làm với những công án thiền của mình.[1] Hay có thể nói ngòi bút của ông chứa đầy từ tính nhân văn thu hút bao nhiêu giá trị cuộc đời và vô vàn hương sắc trong vườn văn để rồi chảy xuống nhẹ nhàng thành tác phẩm của riêng ông, và một lần nữa, như một định luật, những tác phẩm đó chỉ có thể sống được nhờ sự chia sẻ của những người đọc mà ông biết rõ họ là ai. Ông như một cây cầu nối giữa hai bờ: một bên là tri thức mênh mông bể cả mà ông tự gánh vác việc chọn lọc và một bên là sự tìm kiếm khao khát thường khi chẳng biết dựa vào đâu.

Cần phải nói thêm rằng Đỗ Hồng Ngọc ngoài đời là một người hóm hỉnh sâu sắc đằng sau khuôn mặt nghiêm nghị, nhưng ngược lại, khi viết sách, bên dưới văn phong dí dỏm duyên dáng của ông là những vấn đề nghiêm trọng, bức bách của con người, của xã hội. Nếu nhìn ông mà nhầm lẫn không biết ông gần gũi, thì sự nhầm lẫn ấy đáng kể là một thiệt thòi; nhưng nếu thỏa mãn với bút pháp của ông mà quên mất những thông điệp, những dụng ý mà ông chuyên chở, thì sự nhầm lẫn này mới đúng là một mất mát.

Đọc sách mà thu hoạch tới hai lần: vừa được thưởng thức sự hòa quyện giữa hình thức và nội dung vừa bỏ vào túi khôn nhiều điều bổ ích thiết thực, nghĩ chẳng sướng sao!

Câu tục ngữ ăn vóc học hay khuyên chúng ta điều gì?

Ăn uống đầy đủ thì người mới được khoẻ mạnh [có sức vóc], học những điều hay thì trí tuệ mới được mở mang, mới hiểu biết nhiều.

Người ta có câu ăn vóc học gì?

Người ta thường nói “Ăn vóc học hay” với hàm nghĩa là: “Ăn uống đầy đủ thì sức vóc sẽ khỏe mạnh, cao lớn; học những điều hay, điều tốt thì trí tuệ mới được mở mang". Xuất xứ của câu tục ngữ này cũng khá thú vị.

Ăn vóc học hay từ vóc có nghĩa là gì?

“Thực ra, vóc là một từ Việt gốc Hán – và đúng là một tính từ – bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ mà âm Hán Việt hiện đại là úc, có nghĩa là thơm, ngon. Vậy tất nhiên là vóc cũng có cùng nghĩa đó và “ăn vóc” tất nhiên có nghĩa là ăn ngon.

Chủ Đề