Áp lực đối với sinh viên năm nhất là gì năm 2024

Áp lực ở bậc Đại học rất khác thời THPT, chủ yếu xuất phát từ kỹ năng quản lý thời gian học tập và các mối quan hệ xã hội.

Học tập ở bậc đại học không còn đơn giản là sinh viên vào lớp và lắng nghe giảng bài thụ động, mà cần sự tự học, ý thức tự quản và kỷ luật cao hơn. Do đó, khi bắt đầu hành trình bốn năm đại học, những tân sinh viên còn quen với lối học thời phổ thông đều phải đối mặt với khác biệt, áp lực trong học tập và quan hệ xã hội. Bài viết sau sẽ giúp bạn gỡ rối các loại áp lực và cách vượt qua, xử lý áp lực học tập ở đại học.

1. Áp lực về quản lý thời gian hiệu quả

Thường bắt nguồn từ số lượng công việc và deadline mà sinh viên phải hoàn tất trong thời gian học đại học. Bạn có khá nhiều các hoạt động bổ ích ngoài việc học tập ở trường như tham gia vào các khóa học ngoại ngữ, các dự án nghiên cứu, cuộc thi học thuật, hoạt động xã hội và việc làm thêm để kiếm tiền trang trải. Điều này đặt ra cho bạn yêu cầu về tính kỷ luật cao và khả năng tự quản lý thời gian, biết sắp xếp ưu tiên công việc và lập kế hoạch hiệu quả để đảm bảo rằng bạn không bị quá tải hay bỏ lỡ bất kỳ hoạt động quan trọng nào mà vẫn có thời gian dành cho nghỉ ngơi và giải trí.

2. Áp lực dung hòa các mối quan hệ xã hội

Sinh viên thường cảm thấy áp lực khi đối diện với nhiều kỳ vọng từ gia đình, thầy cô khi bị so sánh với bạn bè đồng trang lứa. Điều này có thể là động lực để giúp sinh viên phấn đấu tốt hơn nhưng cũng sẽ là con dao hai lưỡi tạo nên những áp lực nếu bạn chưa biết cách kiểm soát hoặc điều chỉnh cảm xúc của mình, có thể dẫn đến sự tự ti khi không đạt được thành tích như mong đợi. Đồng thời, sinh viên cũng cần tham gia vào các hoạt động xã hội và mở rộng mối quan hệ với nhiều đối tượng khác nhau như bạn học cùng/ khác lớp, giảng viên, anh chị khóa trên, doanh nghiệp… Đôi khi, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc căng thẳng do không tự tin khi phải duy trì nhiều mối quan hệ cùng lúc, đặc biệt là với các bạn đến một môi trường mới, xa gia đình và bạn bè cũ.

3. Cách chinh phục và vượt qua áp lực

  • Bạn nên lập kế hoạch và quản lý thời gian cân bằng giữa học tập, các hoạt động ngoại khóa và công việc làm thêm. Phân chia công việc thành phần nhỏ hơn và ưu tiên từng phần một để tránh sự trì hoãn và áp lực phải chạy deadline.
  • Đặc biệt, bạn cần chú trọng bảo đảm dinh dưỡng, tập thể dục và giấc ngủ đủ để bạn luôn duy trì tinh thần sảng khoái và sức khỏe tốt trong học tập. Điều này còn giúp sinh viên giảm căng thẳng và tăng cường khả năng đối mặt với áp lực.
  • Cần nhớ rằng mọi người có sự đa dạng về năng lực, tính cách và mục tiêu của riêng mình, quan trọng hơn bạn nên tập trung vào việc phát triển bản thân, không so sánh quá mức với người khác nhé.
  • Học cách trao đổi chuẩn mực với giảng viên, mở rộng kết nối với bạn bè cũng là điều quan trọng giúp bạn cảm thấy tự tin hơn trong giao tiếp và giải quyết các mâu thuẫn nếu có xảy ra một cách nhẹ nhàng.
  • Xây dựng mối quan hệ không phải là một việc nhanh chóng và không nên tự áp lực bản thân quá nhiều. Bạn có thể tham gia vào các câu lạc bộ hoặc hoạt động xã hội mà mình yêu thích để gặp gỡ người mới và tìm kiếm mối quan hệ thân thiết theo cách tự nhiên và dễ dàng hơn.
  • Đừng ngần ngại tìm đến sự giúp đỡ từ giáo viên, bạn bè hoặc các dịch vụ hỗ trợ sinh viên khi bạn gặp khó khăn trong học tập hay cuộc sống.
  • Sử dụng các kỹ thuật giảm căng thẳng như thiền, yoga, hoặc du lịch để bạn có thể giữ tinh thần sảng khoái. Tự thưởng cho bản thân sau khi hoàn thành công việc quan trọng để tạo thêm động lực cho những hoạt động sắp tới.

Hành trình đại học có thể khó khăn nhưng bằng sự tự quản và lập kế hoạch thông minh, sinh viên có thể vượt qua mọi trở ngại và tận hưởng những năm tháng đẹp nhất của tuổi trẻ tại Bách khoa nhé.

Là một sinh viên sắp sửa ra trường, mình hầu như đã trải qua tất cả những áp lực từ lớn đến nhỏ trong suốt gần 4 năm đại học. Thậm chí mình đã từng phải khóc rất nhiều khi đứng trước những áp lực ấy. Vậy, cuộc sống đại học mang tới cho sinh viên những áp lực gì và chúng ta cần làm gì để vượt qua những áp lực ấy, cùng mình đón đọc bài viết hôm nay nhé!

1. Những áp lực trên đại học mà sinh viên phải đối mặt

1.1. Áp lực trước một môi trường hoàn toàn mới

Nguồn: Google

Giờ học ít, giáo viên lên lớp giảng bài nhưng sự tương tác thầy – trò lại không nhiều, sự kiểm soát học hành gần như không có. Sinh viên chúng mình hầu như phải hoàn toàn tự lập và tự đối mặt với khối lượng kiến thức khổng lồ đầy lạ lẫm. “Đại học là tự học”, câu nói được nhiều các anh chị khóa trên truyền lại có lẽ không sai chút nào.

Ngoài ra, môi trường năng động cởi mở trên đại học với rất nhiều các hoạt động ngoại khóa, các sự kiện lớn nhỏ cũng đòi hỏi các bạn sinh viên từ cấp 3 lên đại học một khả năng hòa nhập và thích ứng đáng kể. Bởi vì, nếu không, các bạn sẽ bị cô lập trong chính môi trường năng động ấy. Là một người rụt rè và nhút nhát, khoảng thời gian lúc mới lên đại học, mình cũng đã từng bị khủng hoảng bởi cuộc sống hoàn toàn khác biệt xung quanh mình. Mọi thứ đều mới mẻ và đầy lạ lẫm đối với một tân sinh viên như mình.

1.2. Áp lực trước khối lượng kiến thức khổng lồ và sự quá tải bởi các bài kiểm tra, thảo luận

Nguồn: Google

Đây gần như là một trong những áp lực lớn nhất đối với mình khi bắt đầu lên đại học. Mình vốn dĩ là một đứa chăm chỉ từ cấp 1 đến hết cấp 3, mình đã nghĩ mình có thể đảm đương được với vấn đề học tập trên đại học. Nhưng không, khoảng thời gian ban đầu và cả rất lâu sau đó quả là nỗi ám ảnh với mình.

Mỗi một môn học, chúng mình chỉ học trong vài tháng chứ không phải cả năm như trước kia nữa, và trong vài tháng đó, chúng mình cần phải học hết kiến thức của cả cuốn giáo trình mấy trăm trang dày cộp. Rồi ngay từ đầu kỳ, ngay buổi học đầu tiên, cô giáo bước vào và việc cô làm đầu tiên là chia ngay nhóm để chuẩn bị cho các bài thuyết trình thảo luận. Lúc ấy, mình shock lắm, vì còn chưa biết hình dạng mặt mũi môn đó như nào cơ mà, sao mà chúng mình thuyết trình được cả một đề tài trước lớp cơ chứ.

Và thế là, trong 1-2 tháng ngắn ngủi, sinh viên chúng mình mỗi tiết học hết cả chương giáo trình, thuyết trình, thảo luận, làm powerpoint, phản biện và còn kiểm tra giữa kì rồi chuẩn bị dần cho cả bài cuối kỳ ngay sau đó. Và cả kỳ, không chỉ có một môn mà chúng mình làm y như vậy với gần chục môn như thế nữa.

Khoảng thời gian ban đầu ấy, mình stress và áp lực kinh khủng, cảm giác vừa bắt đầu kì học mà đã đến hôm thuyết trình và rồi hết kì luôn. Thậm chí nhiều lúc, mình cảm thấy thật hoang mang và chóng vánh với những thứ mình học được trên đại học.

1.3. Áp lực trước việc mất cân bằng thời gian và cuộc sống

Nguồn: Google

Cuộc sống đại học vốn dĩ không chỉ có mỗi việc học, đó là sự tổng hòa của rất nhiều thứ từ học tập, hoạt động ngoại khóa, làm thêm và cả những mối quan hệ. Đây có lẽ cũng là một trong những nguyên nhân trọng yếu dẫn đến vấn đề khủng hoảng thời sinh viên.

Mình đã chứng kiến rất nhiều các bạn sinh viên, trong đó có các bạn đồng trang lứa của mình, một ngày chỉ ngủ 3-4 tiếng do phải chạy đủ các thể loại deadlines và công việc khác nhau ở trường, ở dự án và chỗ làm. Đã từng trải qua những khoảng thời gian mất cân bằng ấy, mình hiểu rõ hơn bao giờ hết cảm giác mệt mỏi, áp lực, luôn trong trạng thái vật vờ do bị bủa vây bởi quá nhiều thứ và chỉ muốn buông bỏ.

Và nếu như không sớm tìm ra cách giải quyết cho những vấn đề của mình, thì không những hiệu quả học tập làm việc giảm sút mà các bạn sinh viên còn có thể bị kiệt sức lúc nào không biết.

1.4. Áp lực về tài chính

Nguồn: Google

Cuối cùng, một áp lực cũng không kém phần quan trọng, áp lực về tài chính. Mặc dù khi lên đại học, đa phần các bạn sinh viên vẫn được bố mẹ chu cấp tiền học phí và sinh hoạt hàng tháng, nhưng đó có lẽ chỉ là câu chuyện hồi năm nhất năm hai. Bởi lúc này, khi đã chính thức đủ tuổi trưởng thành, các bạn bắt đầu phải tự lập và chịu trách nhiệm cho cuộc sống của chính mình.

Đã có rất nhiều các bạn sinh viên vì không có đủ tiền chi trả cho cuộc sống đại học của mình mà lao mình đi làm thêm từ sáng đến tối, thậm chí bỏ ăn bỏ ngủ và cả bỏ học để có thêm tiền. Áp lực học hành, thi cử, áp lực thành tích và giờ là áp lực tài chính đã cộng dồn lại khiến cho nhiều bạn sinh viên kiệt sức khi bắt đầu bước lên cuộc sống đại học.

Vậy, câu hỏi đặt ra là, sinh viên cần phải làm gì khi đứng trước những áp lực to lớn ấy. Là một người đã từng trải qua gần như tất cả những áp lực kể trên, dưới đây là 2 cách mình đã áp dụng thành công cho chính bản thân mình.

2. Làm sao để đối mặt với các áp lực trên đại học?

2.1. Sắp xếp thời gian biểu hợp lí

Nguồn: Google

Mỗi một người chúng ta, bất kể là sinh viên hay người đi làm, đều chỉ sở hữu 24 giờ một ngày, không hơn không kém. Vậy thì, vấn đề quan trọng nhất để các bạn sinh viên không bị quá tải bởi vô số các áp lực chính là một kế hoạch phân chia thời gian biểu hợp lí.

Nhìn chung, để lên kế hoạch công việc phù hợp. Các bạn cần lưu ý:

– Ghi chép lại deadline những công việc cần làm như luận văn, thuyết trình, thảo luận, công việc dự án,…. để không quên và lẫn lộn các lịch với nhau. Bạn có thể note lên lịch giấy, Google calendar hoặc giấy nhớ dán lên tường.

– Phân chia công việc theo tháng, theo tuần, theo ngày một cách rõ ràng để luôn nắm được bức tranh tổng thể những đầu việc cụ thể cần làm.

– Cuối cùng, một bí kíp đã giúp mình vượt qua mọi stress về việc quá tải trên đại học chính là việc luôn luôn CHIA NHỎ MỤC TIÊU.

Khi bạn đã có một mục tiêu công việc cần hoàn thành, ví dụ như một bài tiểu luận lớn trên lớp, bài kiểm tra giữa kì hay một chương trình sự kiện sắp cần tổ chức cho dự án,… Hãy ngừng ngay việc dồn toàn sức cố gắng làm hết từ đầu dẫn đến kiệt quệ chán nản và bỏ cuộc, hoặc để tới gần hạn chót mới vắt chân lên cổ làm rồi kết quả chẳng ra đâu.

Bạn hãy dừng lại, viết lên giấy tất cả những công việc lớn ấy, rồi tiếp đó phân chia ra tuần tự các bước nhỏ cần làm để hoàn thành công việc. Cuối cùng, đặt lịch cho từng mục tiêu nhỏ như vậy hàng ngày, hàng tuần, hoặc hàng tháng cho tới hạn cuối cùng. Bây giờ, bạn sẽ không còn cảm thấy khối lượng công việc quá tải như trước nữa, chỉ cần bình thản hoàn thành từng mục tiêu nhỏ mỗi ngày, chẳng mấy bạn sẽ tới đích mà không tốn quá nhiều sức lực.

2.2. Chọn lọc công việc theo mức độ ưu tiên, tránh ôm đồm

Nguồn: Google

Có một vấn đề mình đã trải qua và thấy hầu hết các bạn sinh viên cũng thường dễ dàng gặp phải, chính là việc ham quá nhiều việc và tham gia nhiều hoạt động cùng lúc mà không hề lượng đúng sức của mình, dẫn đến quá tải và kiệt quệ sức lực.

Mình đã từng chứng kiến nhiều người bạn của mình từ năm nhất, năm hai đại học đã tham gia vô số các CLB và dự án khác nhau trong và ngoài trường, các bạn còn đi làm thêm rất nhiều nữa. Kết quả là, kết quả học tập ở trường thì không cao mà những gì nhận được sau khi tham gia quá nhiều dự án như vậy cũng không nhiều.

Mình chỉ muốn chia sẻ rằng, mình cũng đã từng trải qua quãng thời gian bị khủng hoảng giữa vô vàn bài thảo luận, kiểm tra ở trường, giữa các dự án lớn nhỏ khác nhau mà mình tham gia và cả những công việc part-time mà mình đã có lúc ấy.

Sau cùng thì, bài học mình rút ra được là, việc ôm đồm tất cả mọi thứ như thế chỉ khiến cho chúng ta thêm mệt mỏi mà không đem lại bất kì kết quả nào. Bởi vì, khi không tập trung vào những việc quan trọng nhất, mọi thứ bạn làm đều sẽ chỉ dừng ở mức độ tàm tạm và dở dang mà thôi, không có thứ gì xuất sắc hoàn toàn cả.

Khi nhận ra được bài học quý giá ấy, mình bắt đầu buông bỏ những thứ không thực sự quan trọng đối với mình thời điểm đó. Mình tập trung đầu tư hơn vào việc học và nghiên cứu ở trường, mình bớt dần việc tham gia những dự án xã hội không cần thiết, chỉ giữ lại một đến hai dự án có ý nghĩa nhất với mình, và mình cũng chỉ giữ lại một công việc làm thêm quan trọng mà liên quan đến chuyên ngành mà mình đang theo học. Cũng nhờ thế, mọi thứ không còn quá sức với mình nữa, mình cũng có thời gian tập trung hoàn thành từng việc một cách tốt hơn.

-----

Biên tập: Nguyễn Khánh Linh

Nguồn ảnh: Google

Link bài gốc: QuanhWithGenz - Vượt qua áp lực đại học

[*] Youth Confessions mong nhận được sự ủng hộ và góp sức của các bạn. Trở thành Cộng tác viên có cơ hội đóng góp cho cộng đồng và tích lũy thêm những kiến thức định hướng nghề nghiệp tại đây: //ybox.vn/idyua9s80nomsj

[**] Follow Facebook Youth Confessions tại //www.facebook.com/YboxConfession để đọc các bài viết khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày.

Chủ Đề