Atenolol là thuốc chữa bệnh gì

Atenolol thuộc nhóm chẹn beta [beta-blockers] còn được biết dưới nhiều tên thương mại khác nhau, trong đó Tenormin được sử dụng khá thông dụng tại Việt Nam.

Atenolol làm nhịp tim chậm lại bằng cách ngăn chặn các thông điệp co mạch được gửi từ hệ thần kinh đến tim của bạn. Kết quả là, mạch máu được thư giãn, tim đập chậm hơn và tiêu tốn ít năng lượng hơn. Khi áp lực của máu lên thành mạch giảm, lưu thông máu trở nên dễ dàng hơn và tim không bị mất sức nên bạn sẽ được hưởng lợi khi sử dụng thuốc này trong điều trị. Đó là:

-   Giảm huyết áp – nếu bạn bị bệnh tăng huyết áp.

-   Làm giảm nhịp tim và ngăn ngừa nhịp tim nhanh bất thường hoặc loạn nhịp tim.

-   Giảm mức tiêu thụ oxy ở cơ tim nên làm giảm đau thắt ngực – nếu bạn có cơn đau thắt ngực hay cơn đau tim.

Thuốc atenolol – Những thông tin quan trọng

Cũng như tất cả các loại thuốc khác, atenolol cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Để việc điều trị hiệu quả, bạn cần nắm được những thông tin quan trọng sau đây:

-   Hãy thận trọng nếu uống thuốc trước khi lái xe hoặc làm những việc đòi hỏi sự tỉnh táo và tập trung cao độ. Không nên uống rượu/bia trước, trong và ngay sau khi uống thuốc atenolol bởi có thể gây buồn ngủ và chóng mặt.

-   Không nên tự ý ngừng sử dụng thuốc atenolol bởi việc ngừng thuốc có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Khi định ngừng điều trị thuốc, phải ngừng từ từ trong vòng 7-10 ngày, nếu không cơn đau thắt ngực có thể tiển triển hoặc xấu đi, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.

-   Trường hợp dùng thuốc trước khi phẫu thuật cần phải ngừng hoàn toàn ít nhất 48 giờ [hai ngày] trước khi phẫu thuật.

-   Atenolol chỉ là một phần quan trọng trong điều trị rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp hoặc đau thắt ngực, bên cạnh chế độ ăn uống, tập thể dục và kiểm soát cân nặng.


Thuốc atenolol điều trị rối loạn nhịp tim nhanh, tăng huyết áp và đau thắt ngực

Lưu ý trước khi sử dụng atenolol

Với một số bệnh, khi sử dụng Atenolol, nó có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Vì thế, trước khi điều trị bằng thuốc này, cần thông báo cho bác sỹ nếu bạn có:

-   Bệnh hen suyễn, viêm phế quản, khí phế thũng;

-   Bệnh đái tháo đường;

-   Huyết áp thấp;

-   Một vấn đề tim mạch như block tim, hội chứng nút xoang, nhịp tim chậm hoặc suy tim sung huyết;

-   Trầm cảm;

-   Bệnh gan hoặc thận;

-   Rối loạn chức năng tuyến giáp;

-   Nhược cơ;

-   U tủy thượng thận [pheochromocytoma];

-  Các vấn đề về lưu thông, chẳng hạn như hiện tượng Raynaud [rối loạn tuần hoàn máu do sự hẹp bất thường các động mạch nhỏ đầu chi].

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ [FDA] xếp thuốc atenolol vào nhóm có thể gây hại cho thai nhi, bà bầu hoặc phụ nữ cho con bú không nên sử dụng loại thuốc này.

Dùng thuốc atenolol thế nào cho an toàn?

Thuốc atenolol cần được sử dụng đúng theo toa của bác sỹ và thực hiện đúng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Bạn có thể tham khảo một số hướng dẫn sau đây của nhà sản xuất:

-   Lý tưởng nhất, thuốc atenolol nên được uống với một ly nước đầy và uống trong cùng một thời điểm mỗi ngày.

-   Không tự ý bỏ thuốc, ngừng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sỹ. Trong quá trình sử dụng, bạn cần được kiểm tra huyết áp thường xuyên để đánh giá hiệu quả và kiểm soát tác dụng phụ.

-   Nếu quên một liều thuốc, hãy uống bù ngay khi nhớ ra, trừ khi đã qua 8 giờ kể từ “lịch uống thuốc”. Nếu đã quá 8 tiếng, bạn có thể bỏ hẳn liều đó và dung liều thiếp theo, không uống bù.


Tim đập không đều, hơi thở ngắn có thể là triệu chứng quá liều thuốc atenolol

Đến ngay các cơ sở y tế nếu bạn có các triệu chứng quá liều thuốc atenolol, bao gồm: Tim đập không đều, hơi thở ngắn, móng tay xanh nhạt màu, yếu, ngất xỉu hoặc co giật.

Tác dụng phụ của thuốc atenolol

Người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế nếu có các triệu chứng dị ứng thuốc, bao gồm phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.

Hãy gọi ngay cho bác sỹ nếu gặp các phản ứng phụ nghiêm trọng sau:

-   Tim đập nhanh hoặc không đều

-   Choáng váng, ngất xỉu

-   Cảm thấy khó thở, kể cả khi ít gắng sức

-   Sưng mắt cá chân hoặc bàn chân

-   Buồn nôn, đau bụng, sốt nhẹ, chán ăn

-   Nước tiểu đậm màu, phân có màu đất sét

-   Vàng da hoặc tròng trắng mắt

-   Trầm cảm

-   Lạnh ở bàn tay, bàn chân

Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn của thuốc atenolol:

-   Giảm ham muốn tình dục, liệt dương hoặc khó đạt cực khoái

-   Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ

-   Mệt mỏi

-   Lo âu, căng thẳng.

Các loại thuốc có thể tương tác với atenolol

-   Thuốc điều trị dị ứng;

-   Thuốc điều trị nhịp nhanh khác như: Amiodarone [Cordarone]; Clonidine [Catapres];

-   Thuốc điều trị suy tim: Digoxin [Lanoxin];

-  Thuốc đái tháo đường như: insulin, glyburide, glipizide [Glucotrol], chlorpropamide [Diabinese], hoặc metformin [Glucophage];

-   Thuốc tim mạch như: nifedipine [Adalat], verapamil [Isoptin], diltiazem [Cardizem];

-  Thuốc cho bệnh hen suyễn hoặc rối loạn hô hấp khác, như albuterol [Ventolin, Proventil], metaproterenol [Alupent], pirbuterol [Maxair], terbutaline [Bricanyl] và theophylline;

-   Thuốc cảm, thuốc kích thích;

Các loại thuốc này tương tác với atenolol theo nhiều cách, có thể là làm giảm hiệu quả hoặc tăng tác dụng phụ.

Thận trọng khi sử dụng thuốc atenolol kết hợp với các thuốc khác

Liều lượng sử dụng thuốc atenolol

Thuốc atenolol có hai dạng

-   Viên nén 25mg, 50mg và 100 mg.

-   Thuốc tiêm tĩnh mạch 0.5mg/ml.

Liều lượng của atenolol cho mỗi cá nhân là do bác sỹ quyết định, người bệnh không được tự ý sử dụng hay tăng liều hoặc ngưng sử dụng. Bởi bất cứ một quyết định nào của người bệnh đều gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

Thông thường, khi mới bắt đầu điều trị, các bác sỹ sẽ liều thấp nhất, sau đó việc điều chỉnh liều sẽ được thực hiện trong 1- 2 tuần sau đó, nhưng liều cao nhất không được vượt quá 200mg/ngày.

Thuốc atenolol có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm, vì thế, người bệnh cần tuân thủ điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sỹ, kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện để có hiệu quả điều trị cao nhất.

Biên tập viên sức khỏe Công ty Đông Tây

Nguồn: //www.drugs.com

Đối với người bệnh tăng huyết áp khi phải dùng thuốc cần dùng đều đặn, hàng ngày như cơm ăn nước uống mà không được tự ý bỏ thuốc hay thêm bớt liều dùng. Có rất nhiều thuốc được sử dụng trong điều trị tăng huyết áp trong đó có thuốc atenolol.

Đây là loại thuốc chống tăng huyết áp thuộc loại chẹn chọn lọc trên thụ thể giao cảm beta-1. Thuốc có thể được dùng một mình hoặc nếu cần có thể kết hợp atenolol với thuốc chống tăng huyết áp khác chủ yếu là thuốc lợi niệu và /hoặc thuốc giãn mạch ngoại biên để điều trị tăng huyết áp. Ở người tăng huyết áp, thuốc làm giảm một cách có ý nghĩa huyết áp cả tư thế đứng lấn tư thế nằm. Ngoài ra, thuốc còn được dùng điều trị đau thắt ngực mạn tính ổn định, nhồi máu cơ tim sớm [trong vòng 1 giờ đầu] và dự phòng sau nhồi máu cơ tim, loạn nhịp nhanh trên thất.

Tuy nhiên, khi dùng thuốc này người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau để dùng thuốc được an toàn hiệu quả:

Về tác dụng phụ của thuốc: Người bệnh cần nhớ, bất cứ loại thuốc chữa bệnh nào bên cạnh tác dụng chữa bệnh đều có thể gây ra các tác dụng không mong muốn cho người dùng ở các mức độ khác nhau. Đối với atenolol, tác dụng không mong muốn liên quan đến tác dụng dược lý và liều dùng của thuốc. Thường gặp nhất là mệt mỏi, yếu cơ, lạnh và ớn lạnh các đầu chi, tim đập chậm, tiêu chảy hoặc buồn nôn... Một số biểu hiện khác [ít và hiếm gặp hơn] như rối loạn giấc ngủ, giảm ham muốn tình dục, chóng mặt, nhức đầu, hạ huyết áp tư thế, ngất, rụng tóc, phát ban da, khô mắt, rối loạn thị giác. Vì vậy, trong quá trình sử dụng thuốc, nếu người bệnh gặp phải một trong các tác dụng phụ trên cần thông báo cho bác sĩ điều trị biết để được xử lý thích hợp, bởi có những tác dụng phụ nhẹ sẽ hết xong có những tác dụng phụ nặng gây nguy hiểm cần ngừng thuốc và thay thế thuốc khác. Điều này phải do bác sĩ quyết định, bệnh nhân không được tự ý ngừng thuốc.

Thận trọng khi dùng atenolol cùng với các thuốc sau: verapamil [chống loạn nhịp, đau thắt ngực] vì có thể gây hạ huyết áp, chậm nhịp tim, bloc tim và tăng áp lực tâm thất ở cuối tâm trương; ditilazem [dự phòng đau thắt ngực, chống tăng huyết áp vừa và nhẹ] vì có thể gây chậm nhịp tim nặng đặc biệt ở những người  đã bị suy tâm thất hoặc dẫn truyền không bình thường từ trước. Với nifedipin [thuốc chống tăng huyết áp], mặc dù có sự dung nạp tốt khi dùng đồng thời với atenolol nhưng đôi khi có thể làm tăng suy tim, hạ huyết áp nặng hoặc hội chứng đau thắt ngực xấu đi.

Ngoài việc dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, người bệnh cần thay đổi lối sống để giảm huyết áp. Những thay đổi này thường bao gồm chế độ ăn uống lành mạnh với ít muối, tập thể dục, bỏ hút thuốc và giảm cân...


Video liên quan

Chủ Đề