Automated testing là gì

Test Automation có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng của phần mềm. Vậy Test Automation là gì? Có bao nhiêu phương pháp Test Automation? Hãy cùng Got It khám phá trong bài viết này nhé!

1. Test Automation là gì?

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Test Automation là một hình thức kiểm thử phần mềm tự động. Với hình thức này, các bài test sẽ được thực hiện tự động bằng phần mềm Automation Testing Tool.

Test Automation là cách kiểm thử tự động phần mềm

Tuy chỉ là một biện pháp để đảm bảo chất lượng phần mềm, nhưng Test Automation đòi hỏi sự phối hợp của cả nhóm sản xuất. Điều này có nghĩa rằng, các nhà phân tích kinh doanh, nhà phát triển phần mềm và các kỹ sư lập trình đều phải tham gia Test Automation.

Test Automation rất phù hợp với các dự án phần mềm lớn, dự án yêu cầu test lặp lại nội dung giống nhau, hay dự án đã được test thủ công.

>> Đọc thêm: Tự học Automation Test từ cơ bản đến nâng cao

2. Đặc điểm của Test Automation?

Sau khi tìm hiểu Test Automation là gì, chúng ta sẽ tiếp tục phân tích các đặc điểm của nó.

2.1. Ưu điểm của Test Automation

So với Test Manual [Kiểm thử thủ công], Test Automation có một số ưu điểm dưới đây:

  • Tối ưu khả năng lặp: Các tester sẽ không phải lặp lại các thao tác test một cách nhàm chán. Thay vào đó, các công cụ Test Automation có khả năng lặp không giới hạn.
  • Cho phép tái sử dụng: Tester có thể sử dụng nhiều phiên bản khác nhau của một bộ Test Automation. Đây chính là một đặc điểm ưu việt của hình thức Test Automation.
  • Testing với tốc độ cao: Test Automation thực hiện testing với tốc độ cao, nhanh hơn nhiều so với Test Manual. Thời gian test tự động có thể chỉ bằng 1/10 so với test thủ công. Ví dụ, một bài test theo cách thủ công mất 5 phút, nhưng với Test Automation chỉ mất 30 giây.
  • Tiết kiệm chi phí: Theo thời gian, Test Automation sẽ giúp tiết kiệm chi phí phát sinh. Ngoài ra, mỗi khi mã nguồn được sửa đổi, các bài kiểm tra phần mềm có thể được lặp lại. Việc lặp lại các thử nghiệm này theo cách thủ công thường mất rất nhiều thời gian và tốn kém. Nhưng, các thử nghiệm tự động có thể chạy đi chạy lại nhiều lần mà không tốn chi phí.
Test Automation thực hiện kiểm thử tự động bằng máy với tốc độ cao

2.2. Hạn chế của Test Automation

Bên cạnh các ưu điểm trên, Testing Automation cũng có một vài điểm hạn chế như:

  • Khó mở rộng phạm vi test: Việc mở rộng phạm vi Test Automation thường khó hơn so với cách làm thủ công. Lý do là bởi Test Automation luôn yêu cầu cập nhật và chỉnh sửa với nhiều công việc như sửa lỗi, nhập dữ liệu mới…
  • Độ bao phủ thấp: Khả năng mở rộng bị hạn chế và yêu cầu nhiều kỹ năng về lập trình nên độ bao phủ của hình thức Test Automation không cao.
  • Yêu cầu nhân lực trình độ cao: Các tester thực hiện Test Automation phải có hiểu biết về công nghệ và kỹ thuật lập trình. Tuy nhiên, nguồn nhân lực đạt yêu cầu khá khiêm tốn. Điều này đã gây ra khó khăn khi áp dụng Test Automation.

3. Các phương pháp Test Automation hiệu quả nhất

Hình thức Test Automation có thể được triển khai theo nhiều mô hình và cách làm khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp Test Automation được sử dụng phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay:

3.1. Unit Test

Unit Test Automation là gì? Đây là mô hình kiểm thử tự động với một chức năng hoặc đơn vị hoạt động riêng lẻ. Các bài test này được thiết kế để kiểm tra mã, không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. Unit Test thông thường được kết hợp với phương pháp TDD và các framework của các ngôn ngữ lập trình

3.2. Integration Test

Integration Test là một kiểu kiểm thử tự động tích hợp, còn được gọi là các bài test end-to-end. Phương pháp này phức tạp hơn Unit Tests vì nó cần tương tác với các thành phần phụ bên ngoài. Để Integration Tests đạt hiệu quả tốt nhất, bạn tạo nên tạo các yếu tố giả bên ngoài, đặc biệt là khi xử lý yếu tố ngoài tầm kiểm soát của bạn.

3.3. Automated Acceptance Test

Automated Acceptance Tests [ATT] là phương pháp kiểm thử tự động từ góc nhìn của một Acceptance Tester. Phương này hoạt động tương tự như BDD, đều tuân theo cùng một nguyên tắc là tạo các bài test acceptance trước khi phát triển phần mềm.

ATT sẽ tự động chạy để đánh giá xem các tính năng có đáp ứng đúng những gì đã được thỏa thuận hay không. Do đó, các nhà phát triển, nhà phân tích kinh doanh và QA phải viết các bài test này cùng nhau.

ATT kiểm thử từ góc nhìn của Acceptance Tester

3.4. Regression Test

Nếu dùng AAT, bạn phải làm thực hiện phương pháp Regression Test sau khi nghiên cứu thực tế. Giống như ATT, Regression Test có thể được điều khiển thông qua API bằng code hoặc UI. Công cụ hỗ trợ viết các bài test này là GUI.

3.5. Performance Test

Performance Test là một dạng kiểm thử đánh giá hiệu suất hoạt động của phần mềm. Đôi khi, phương pháp này còn yêu cầu mô phỏng số lượng lớn người dùng. Bạn có thể sử dụng Cloud resources hay on-premises resources để hỗ trợ quá trình thực hiện Performance.

Qua bài viết này, hi vọng các bạn có thể thêm những kiến thức bổ ích về Test Automation. Các bạn có nắm vững khái niệm Test Automation là gì, đặc điểm và các phương pháp Test Automation. Hãy tìm hiểu các phương pháp này thật kỹ để có lựa chọn phù hợp nhất nhé!

>> Đọc thêm: Got It Test Automation đã nâng cao hiệu suất kiểm thử như thế nào?

  • Anh Tester
  • Automation Testing

Dưới đây là những kinh nghiệm mình chia sẻ dưới góc nhìn cá nhân của bản thân làm việc trong vai trò Manual và Automation Tester [AT].Bài viết không đi sâu vào phần technical [kỹ thuật] mà chỉ định hướng giúp bạn làm sao để tiếp cận với nguồn kiến thức và cách học tiết kiệm thời gian nhất, đi đúng con đường mà mình đã chọn.

Link Webinar An chia sẻ bên trên hãy click vào nút Demo


Link các câu hỏi An trả lời cho các bạn trong buổi chia sẻ click vào nút DownloadMọi đóng góp hoặc chia sẻ vui lòng comment dưới bài viết để mình xây dựng một lộ trình đầy đủ, tiết kiệm thời gian và hoàn thiện hơn cho Automation Tester nhé.

1. Nắm kiến thức về Manual Testing

  • Các loại kiểm thử: Unit Test, Intergration Test, System Test, Acceptance Test, Regression Test, Sanity Test, Smoke Test… là gì?
  • Các kiến thức căn bản: Phân tích giá trị biên, phân vùng tương đương, biểu đồ kết quả, đoán lỗi...
  • Rèn luyện khả năng quan sát và nhìn nhận vấn đề đối với một case nào đó bất kỳ. Cần kiểm tra cái gì, đến mức độ nào, cái nào quan trọng hơn cái nào,...Để sau còn biết cái nào mang sang Auto Test cái nào giữ lại cho Manual Test.
Tại sao phải trang bị những kiến thức này, bởi vì một Automation Tester sẽ không design được đúng hoặc đủ tất cả những Cases mà mình cần nếu không nắm chắc những nội dung này. Và trong trường hợp bạn phải ôm xô cả vai trò của Manual Tester hoặc phải design Test Case trước khi thực hiện viết kịch bản Auto thì chắc hơi căng đấy =]]

Nguồn:


2. Hiểu về HTML, CSS và Xpath

  • Để nhận dạng đúng Test Objects/ Elements mà mình cần thao tác cho auto test.
  • Vô cùng quan trọng: việc nhận dạng đúng đối tượng cần thao tác sẽ tăng sự ổn định và độ chính xác của Test Script.

Nguồn:


3. Học ít nhất một ngôn ngữ lập trình

Để hỗ trợ cho việc viết kịch bản trên test tools
  • Java/ C#/ Python/ Ruby/ Javascript/ Groove...
Đây là phần cực kì quan trọng nếu bạn muốn làm tốt và phát triển công việc của một Automation Tester.Riêng ở Việt Nam thì An gợi ý là học ngôn ngữ Java để kết hợp Selenium Java. Các công ty đang làm và tuyển dụng phổ biến.

Nguồn:



Phần này khá là quan trọng trong thời điểm hiện tại, Selenium được sử dụng tại hầu hết các công ty có làm Automation cho Website [open source, dễ sử dụng, cộng đồng lớn].

Song song đó thì chúng ta dùng Appium để auto test cho Mobile.

Nguồn:

JUnit/ TestNG/ Cucumber/ Specflow/ NUnit/ XUnit/ MSTest/ Pytest...

Việc sử dụng thành thạo sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc build framework, hỗ trợ trong việc phân nhóm, quản lí test script, report, prepare data/ environment/ browsers.

Nguồn:



Khi mà đã code được hoàn thiện dự án automation test rồi thì bước tiếp theo sẽ là nghiên cứu học hỏi các công nghệ mới bổ trợ cho mình về sau lâu dài để nâng cao kiến thức, hiệu quả cũng như năng suất cho auto test.
  • Build tools: Maven, ANT,...
  • CI/CD: Jenkins, TeamCity, CircleCI, TFS, Docker, ...
  • Cloud: AWS, Saucelab, Browserstack, Testingbot,...
  • BDD: Cucumber, Serenity, Specflow,…
  • Big Data: Hadoop, HBase, Kafka, Spark, Hive,...
  • Mobile: Appium, Perfecto,...
  • Automation Testing Tools: Katalon Studio, Katalon Recoder, Selenium IDE,...và một số Extensions trên Browser

Nguồn:

 Để build framework/ common library mục đích làm cho source code mình nó bài bản hơn. Sau này dễ custom dễ optimize.

Nguồn:

Hầu hết những framework nổi tiếng hiện nay đều kế thừa ý tưởng từ pattern này nên việc bạn sử dụng thành thạo POM sẽ không khó khi tiếp cận một công nghệ/ framework mới.Sau khi build thành công framework, apply vào một dự án thực tế bất kì để kiểm nghiệm.

Nguồn:



Khi mà đã biết code rồi thì rèn luyện code nhanh hơn, mượt hơn, nghiên cứu các cách xử lý lỗi xảy ra để cứng tay hơn =]]

  • Debug, coding convention, source version control [GIT, SVN,...]
  • Cách sử dụng IDE: Visual Studio, Eclipse, IntelliJ,...
  • Cài các Extension bổ trợ hoặc viết luôn Extension cho IDE để code bá cháy hơn

10. Làm việc với Database

Hầu hết dự án phần mềm nào cũng có thao tác với DB, nắm vững kiến thức về truy vấn, verify data, ràng buộc dữ liệu,.. sẽ giúp bạn rất nhiều trong công việc hàng ngày của Automation Tester.

Nguồn:



==> Xem thêm khóa học miễn phí: Selenium Java

Trên đây là những kinh nghiệm của cá nhân mình và tổng hợp thêm cho kiến thức hoàn thiện, các bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn thành công!

  • Tags:
  • Automation Tester
  • Automation Testing
  • Lộ trình

Video liên quan

Chủ Đề