Bà bầu nằm ngủ nhiều có tốt không

Nghén ngủ cùng với ốm nghén là những triệu chứng mà rất nhiều bà bầu gặp phải trong giai đoạn mang thai. Nếu ốm nghén khiến bà bầu thường chán ăn, buồn nôn hoặc thèm ăn liên tục thì nghén ngủ lại khiến các mẹ bầu ngủ nhiều hơn. Vậy nghén ngủ ảnh hưởng như thế nào tới quá trình mang thai?

Nghén ngủ là gì?

Triệu chứng nghén ngủ được định nghĩa là khi mẹ bầu gặp cơn buồn ngủ nhiều lần trong ngày, từ đó dẫn đến giấc ngủ kéo dài hơn so với bình thường. Thời gian ngủ của mẹ bầu khi nghén có thể từ 10 - 12 tiếng/ngày.

Nghén ngủ hay ốm nghén đều là những biểu hiện sinh lý bình thường mà nhiều bà bầu gặp phải trong thai kỳ. Độ nghiêm trọng của thai nghén sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng mẹ.

Nghén ngủ khi nào xuất hiện?

Thông thường tình trạng nghén sẽ xuất hiện ở phụ nữ có thai trong khoảng 3 tháng đầu thai kỳ. Đây là giai đoạn bắt đầu hình thành thai nhi, do đó hormone và nội tiết tố của người mẹ có nhiều sự thay đổi, đặc biệt là hormone progesterone. 

Progesterone là một loại hormone khiến mẹ bầu có cảm giác mệt mỏi và dễ rơi vào trạng thái buồn ngủ. Sự tăng tiết nhanh chóng hormone Progesterone sẽ tác động đến việc sản sinh thụ thể GABA - Một thụ thể có tác dụng làm dịu và phục hồi não bộ. Do đó tình trạng nghén ngủ thường xuất hiện trong thời gian tam cá nguyệt đầu tiên và gây ra một số rối loạn sinh lý ở người mẹ.


Bà bầu nghén ngủ mọi lúc mọi nơi

Bà bầu nghén ngủ thường sinh con trai hay con gái?

Một số người cho rằng việc mẹ bầu nghén ngủ thì sẽ sinh con gái. Nguyên nhân bởi hormone tương đồng giữa mẹ và con, bầu bé gái làm tăng sinh hormone và giúp mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên vẫn có nhiều quan điểm trái chiều cho rằng thai nhi là con trai nên khiến mẹ bầu thấy mệt mỏi và ngủ không ngon vào đêm, do đó ban ngày gây ra tình trạng nghén ngủ.

Thực tế đến nay chưa có bằng chứng nào chứng minh việc nghén ngủ trong thai kỳ quyết định tới giới tính của trẻ khi ra đời. Giới tính của thai nhi phụ thuộc vào loại nhiễm sắc thể nhận từ bố mẹ và hình thành từ ngay khi trứng gặp tinh trùng. 

Để xác định giới tính thai nhi, mẹ bầu siêu âm ở tuần thứ 12 có thể cho kết quả chính xác đến 70%. Thai nhi càng lớn thì độ chính xác càng cao, từ tuần thứ 16 có thể xác định chính xác tới 100% giới tính của con.

Mẹ bầu nghén ngủ có ảnh hưởng gì không?

Giấc ngủ rất quan trọng với các mẹ trong giai đoạn thai kỳ, ngủ là khoảng thời gian giúp mẹ bầu có thời gian nghỉ ngơi, hấp thu các dưỡng chất dễ dàng và dưỡng thai hiệu quả. Do đó, các mẹ bầu cần đảm bảo trạng thái ngủ tốt nhất về cả thời gian và chất lượng.

Giấc ngủ mang lại nhiều lợi ích như vậy thì liệu mẹ bầu nghén ngủ có tốt không? Nhiều người nghĩ rằng phụ nữ khi mang thai ăn và ngủ nhiều để tốt cho con. Tuy nhiên theo các chuyên gia về mẹ và bé, ngủ nhiều quá không thực sự tốt vì có thể gây ra nhiều bệnh lý thai kỳ, gây tác động xấu đến cả mẹ và con.

Ảnh hưởng về xương khớp

Phụ nữ mang thai nếu ngủ quá nhiều mà không dành thời gian cho các hoạt động như thể dục nhẹ, đi dạo...dễ dẫn đến tê cứng xương khớp.

Xương chậu có vai trò nâng đỡ thai nhi, thai nhi càng lớn thì áp lực lên xương chậu của mẹ càng nhiều. Do đó nếu không vận động, xương chậu có thể bị tổn thương, đau nhức. Điều này có thể gây đến hậu quả nặng nề là sảy thai.

Bất ổn tinh thần ở bà bầu

Ngủ quá nhiều không chỉ khiến người thường mà cả các mẹ bầu dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, thiếu minh mẫn, kém linh hoạt…Các mẹ bầu không nên chủ quan trước tình trạng này vì nếu diễn ra trong 1 khoảng thời gian dài có thể gây ra trầm cảm, bất ổn tâm lý trong thai kỳ.


Mẹ bầu nghén ngủ nhiều rất mệt mỏi

Gián tiếp gây ra tiểu đường thai kỳ

Nghén ngủ lâu khiến các mẹ bầu cảm thấy lười vận động, luôn muốn ngồi nghỉ. Bên cạnh đó, trong giai đoạn mang thai mẹ bầu lại bổ sung rất nhiều thực phẩm dinh dưỡng. Điều này dẫn đến lượng đường trong máu của các mẹ bầu sẽ tăng rất nhanh, gây nên hiện tượng tiểu đường thai kỳ.

Có khoảng 3 - 7% phụ nữ mang thai mắc tiểu đường thai kỳ. Bệnh lý này gây ra nhiều nguy cơ cho cả mẹ và bé như: Sinh non, sảy thai, thai lưu,... 

Nằm ngủ nhiều khiến bà bầu tăng khả năng huyết khối tĩnh mạch

Mỗi người đều có những tư thế ngủ quen thuộc của mình. Với bà bầu nếu ngủ nhiều và giữ nguyên một tư thế trong khoảng thời gian dài gây ảnh hưởng tới tuần hoàn máu. Lượng oxy lúc đó được hấp thụ ít khiến máu khó lưu thông, dễ dẫn đến việc ức đọng và tắc mạch máu.

Thiếu oxy gây nhiều nguy hiểm cho bà bầu như: khó thở, tức ngực, thậm chí có thể gây ngất, mất ý thức hay suy thai.

=>>Xem thêm: Nhọc nhằn bà bầu ốm nghén

Giải pháp giúp mẹ bầu khắc phục tình trạng nghén ngủ

Mặc dù triệu chứng nghén ngủ chỉ là phản ứng tạm thời để nhắc mẹ bầu chú ý thời gian nghỉ ngơi và thường diễn ra trong 3 tháng đầu thai kỳ, tuy nhiên lại có thể ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Để thoát khỏi tình trạng này, các mẹ bầu cần chú ý tạo cho mình những thói quen tốt.

  • Thời gian nghỉ ngơi hợp lý: Ngủ đủ 8 tiếng vào đêm và thêm 30 phút ngủ trưa mỗi ngày cung cấp đủ năng lượng cho bà bầu, giúp tăng sự tỉnh táo và tránh mất ngủ về đêm.

  • Thực hiện các bài thể dục, thể thao nhẹ: Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga...vừa giúp các mẹ bầu thư giãn, vừa tăng cường sức khỏe cho mẹ và thai nhi. 

  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, phù hợp: Thiếu ngủ, mệt mỏi có thể do cơ thể bà bầu không được cung cấp đủ các vitamin và chất khoáng cần thiết. Do đó các mẹ bầu nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng của mình và nên bổ sung thêm các loại vitamin tổng hợp để giúp các mẹ khỏe mạnh hơn. 


    Nghén ngủ khi mang thai nên vận động nhẹ nhàng

Các mẹ bầu nên chú ý xây dựng một chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý theo nhu cầu của mẹ và bé. Những thông tin trên hy vọng đã cung cấp tới các mẹ bầu thêm kiến thức về tình trạng nghén ngủ trong quá trình mang thai. Chúc các mẹ bầu thật nhiều sức khỏe và luôn giữ tâm lý thật tốt để chuẩn bị chào đón thiên thần của mình.

Phụ nữ có thai nên ngủ báo nhiêu là đủ?

Đối với phụ nữ đang mang thai, bên cạnh chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý thì chế độ nghỉ ngơi và giấc ngủ cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi, mẹ bầu nên dành thời gian ngủ từ 7 – 9 tiếng cho giấc ngủ vào ban đêm và một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa.

Tại sao bầu 3 tháng đầu ngủ nhiều?

Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai nhiềubầu hay buồn ngủ, ngủ nhiều hơn so với bình thường. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do cơ thể của bà bầu sẽ tự động tiết ra hormone progesterone giúp cho cơ thể được điều hòa khi có sự thay đổi lớn.

Bà bầu nên ngủ trưa báo lâu?

bầu ngủ trưa không chỉ giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, tái tạo năng lượng cho buổi chiều mà còn có thể giảm rủi ro sinh con nhẹ cân. Đây là thông tin mới nhất được các nhà khoa học công bố. Ngủ trưa chỉ cần 5 phút ngủ sâu là cơ thể có thể thư giãn và phục hồi. Dành thời gian nghỉ ngơi từ 20-30 phút là đủ.

Tại sao bà bầu 3 tháng cuối hay buồn ngủ?

Trong tháng cuối của thai kỳ, kích thước và trọng lượng của thai nhi đã phát triển rất lớn. Từ đó tạo áp lực lên nhiều cơ quan, bộ phận của mẹ như: tim, gan, thận và cả quá trình trao đổi chất cũng phải hoạt động “hết công suất”. Chính sự thay đổi này khiến bà bầu tháng cuối thường cảm thấy buồn ngủngủ nhiều hơn.

Chủ Đề