Bài 1 sách bàu tập vật lí 6 8.9 8.10 năm 2024

Hình 8.6 vẽ mặt cắt của một con đê chắn nước, cho thấy mặt đê bao giờ cũng hẹp hơn chân đê. Đê được cấu tạo như thế nhằm để:

Bài 1 sách bàu tập vật lí 6 8.9 8.10 năm 2024

  1. tiết kiệm đất đắp đê
  1. làm thành mặt phăng nghiêng, tạo điều kiện thuận lợi cho người muốn đi lên mặt đê
  1. có thể trồng cỏ trên đê, giữ cho đê khỏi bị lở
  1. chân đê có thể chịu được áp suất lớn hơn nhiều so với mặt đê.

Giải

\=> Chọn D. chân đê có thể chịu được áp suất lớn hơn nhiều so với mặt đê.


Bài 8.10 trang 28 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Một ống thủy tinh hình trụ đựng chất lỏng đang được đặt thẳng đứng. Nếu nghiêng ống đi sao cho chất lỏng không chảy ra khỏi ống, thi áp suất chất lỏng gây ra ở đáy bình

  1. tăng
  1. giảm
  1. không đổi
  1. bằng không

Trả lời:

\=> Chọn B. giảm


Bài 8.11 trang 28 Sách bài tập (SBT) Vật lí 8

Hai bình có tiết diện bằng nhau. Bình thứ nhất chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d1, chiều cao h1; bình thứ hai chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d2 = 1,5d1, chiều cao h2 = 0,6h1. Nếu gọi áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1 là p1, lên đáy bình bình 2 là p2 thì:

  1. p2 = 3p1
  1. p2 = 0,9p1
  1. p2 = 9p1
  1. p2 = 0,4p1

Giải

\=> Chọn B

Vì p1 = d1h1, p2 = d2h2

Lập tỉ số \({{{p_2}} \over {{p_1}}} = {{{d_2}{h_2}} \over {{d_1}{h_1}}} = {{0,6{h_1}.1,5{{\rm{d}}_1}} \over {{d_1}.{h_1}}} = 0,9\)

Một chiếc tàu thủy nổi được trên mặt nước là nhờ có những lực nào tác dụng vào nó?

  1. Chỉ nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống phía dưới.
  1. Chỉ nhờ lực nâng của nước đẩy lên phía trên.
  1. Nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống và lực nâng của nước đẩy lên cân bằng nhau.
  1. Nhờ lực hút của Trái Đất, lực nâng của nước và lực đẩy của chân vịt phía sau tàu.

Trả lời:

Chọn C

Một chiếc tàu thủy nổi được trên mặt nước là nhờ có những lực tác dụng vào nó là trọng lực do Trái Đất hút xuống và lực nâng của nước đẩy lên cân bằng nhau.


Bài 8.8 trang 30 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Bài 8.8. Nếu so sánh một quả cân 1kg và một tập giấy 1kg thì

  1. tập giấy có khối lượng lớn hơn.
  1. quả cân có trọng lượng lớn hơn.
  1. quả cân và tập giấy có trọng lượng bằng nhau.
  1. quả cân và tập giấy có thể tích bằng nhau.

Trả lời:

Chọn C

Vì trọng lượng p = 10m nên một quả cân 1kg và một tập giây 1kg thì quả cân và tập giấy có trọng lượng bằng nhau.


Bài 8.9 trang 30 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Bài 8.9. Ba khối kim loại: 1kg đồng, 1kg sắt và 1kg nhôm. Khối nào có trọng lượng lớn nhất?

  1. Khối đồng. B. Khối sắt.
  1. Khối nhôm. D. Ba khối có trọng lượng bằng nhau.

Trả lời

Chọn D

Vì p = 10m, do đó ba khối có khối lượng bằng nhau nên trọng lượng của chúng bằng nhau


Bài 8.10 trang 30 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Bài 8.10. Lực nào sau đây không thể là trọng lực?

  1. Lực tác dụng lên vật nặng đang rơi.
  1. Lực tác dụng lên một quả bóng bay làm quả bóng hạ thấp dần.
  1. Lực vật nặng tác dụng vào dây treo.
  1. Lực mặt bàn tác dụng lên vật đặt trên bàn.

Trả lời:

Chọn D

Lực mặt bàn tác dụng lên vật đặt trên bàn không phải là lực hút của Trái Đất lên vật nên không thể là trọng lực


Bài 8.11 trang 30 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Bài 8.11*. Thả một hòn bi bằng chì và một tờ giấy từ trên cao xuống, ta thấy hòn bi rơi theo phương thẳng đứng còn tờ giấy không rơi theo phương thẳng đứng, sở dĩ như vậy là do lực cản của không khí. Viên bi bé nên lực cản rất nhỏ và coi như chỉ chịu tác dụng của trọng lực nên rơi theo phương thẳng đứng, ngược lại tờ giấy không rơi theo phương thẳng đứng vì lực cản của không khí đối với tờ giấy là lớn so với trọng lực của nó.

Giải bài tập SBT Vật lý lớp 6 bài 1: Đo độ dài là tài liệu học tốt môn Vật lý lớp 6, hướng dẫn các em giải chi tiết các bài tập cơ bản và nâng cao trong vở bài tập Lý 6. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho quý thầy cô và các em học sinh.

Câu 1-2.1 trang 5 Sách bài tập (SBT) Vật lí lớp 6

Cho thước mét trong hình vẽ dưới đây:

Giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước trong hình 1-2.1 là:

Bài 1 sách bàu tập vật lí 6 8.9 8.10 năm 2024

  1. 1m và 1mm. B. 10dm và 0,5cm.
  1. 100cm và 1cm. D. 100cm và 0,2cm.

Hãy chọn câu trả lời đúng.

Bài giải

Chọn B.

Giới hạn đo (GHĐ) của thước trong hình 1-2.1 là 100cm =10dm và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước trong hình là 0,5cm

Câu 1-2.2 trang 5 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo độ dài sân trường em?

  1. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNX 1mm
  1. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm.
  1. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm.
  1. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.

Bài giải

Chọn B.

Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm.

Ta có thể giải thích như sau: Chiều dài sân trường thường cỡ vào khoảng một vài chục mét. Chọn thước B (thước cuộn) có GHĐ lớn nhất nên phải đo ít lần nhất. Tuy ĐCNN của thước B (là 5mm) lớn hơn thước A và C (là 1mm), nhưng dùng thước B vẫn phù hợp so với chiều dài sân trường (sai số nhỏ hơn 1 % là chấp nhận được).

Câu 1-2.3 trang 5 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Hãy xác định GHĐ và ĐCNN của các thước trong hình 1-2.2:

Bài 1 sách bàu tập vật lí 6 8.9 8.10 năm 2024

Bài giải:

  • Hình a) GHĐ là 10cm và ĐCNN 0,5cm;
  • Hình b) GHĐ là 10cm và ĐCNN 1mm

Câu 1-2.4 trang 5 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Hãy chọn thước đo thích hợp để đo các độ dài ghi trong bảng và giải thích sự lựa chọn của em.

Thước đo độ dài

Độ dài cần đo

1. Thước thẳng có GHĐ 1,501 và ĐCNN 1cm

2. Thước dây có GHĐ 1m và ĐCNN 0,5cm

3. Thựớc kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm

  1. Bề dày cuốn Vật lí 6
  1. Độ dài lớp học của em
  1. Chu vi miệng cốc

Bài giải

  • Chọn thước 1 để đo độ dài B (1-B). Vì độ dài của lớp học tương đối lớn, cỡ khoảng vài mét nên dùng thước có GHĐ lớn nhất để đo chiều dài lớp học sẽ chỉ phải đo ít lần hơn, nên chính xác hơn do đó nên chọn thước 1.
    • Mặc dù, thước 1 có ĐCNN lớn nhất (1cm) so với 2 thước còn lại, nhưng trong thực tế dùng thước 1 vẫn phù hợp so với độ dài lớp học.
  • Chọn thước 2 để đo độ dài C (2-C), vì chu vi miệng cốc là độ dài cong nên chọn thước dây để đo sẽ chính xác hơn.
  • Chọn thước 3 để đo độ dài A (3-A), vì bề dày cuốn Vật lí 6 nhỏ, nên dùng thước có ĐCNN càng nhỏ thì việc đo và ghi kết quả đo sẽ càng chính xác hơn. Do đó nên chọn thước 3.

Câu 1-2.5 trang 6 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Hãy kể tên những loại thước đo độ dài mà em biết. Tại sao người ta lại sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau như vậy?

Trả lời:

Thước thẳng, thước mét, thước nửa mét, thước kẻ, thước dây, thước cuộn, thước kẹp, .... Người ta sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau như vậy để có thể chọn thước phù hợp với độ dài thực tế cần đo. Ví dụ, thước dây để đo những độ dài cong, như số đo vòng ngực, vòng bụng cơ thể, thước cuộn để đo những độ dài lớn; thước thẳng, ngắn để đo những độ dài nhỏ và thẳng...

Câu 1-2.6 trang 6 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Hãy tìm cách đo độ dài sân trường em bằng một dụng cụ mà em có. Hãy mô tả thước đo, trình bày cách đo và tính giá trị trung bình của các kết quả đó trong tổ của em.

Trả lời:

Tùy theo từng học sinh. Tuy nhiên nên chọn thước có GHĐ lớn để số lần đo ít. Đo các chiều của sân trường có thể bằng thước cuộn. Một bạn giữ dầu thước tại 1 điểm đầu của sân trường. Một bạn kéo thước đo tới khi nào đến GHĐ của thước. Đo đến hết chiều dài của sân. Sau đó cộng kết quả của các lần đo lại. Ta sẽ được số đo của sân trường.