Bài học rút ra từ Chữ người tử tù

Bạn đang làm bài soạn về đề bài Bài học rút ra từ Chữ người tử tù, bài viết này dành cho bạn. Mình sẽ cho bạn đáp án trả lời câu hỏi và gợi ý để bạn soạn bài Chữ người tử tù hoàn chỉnh.

Soạn bài Chữ người tử tù sẽ cho người đọc nhận ra nhiều bài học giá trị qua văn chương mà chúng ta có thể áp dụng vào đâu đó trong cuộc sống của chính mình. Giá trị của văn học đem lại hơn cả con chữ là nhờ vào những tác phẩm xuất sắc như vậy.

I. Tìm hiểu chung để soạn bài Chữ người tử tù

1. Tác giả

- Nguyễn Tuân [1910-1987] sinh ra trong một gia đình nhà nho và cách sống nề nếp, tao nhã.

Tác giả Nguyễn Tuân [1910-1987]

- Ông là nhà văn lớn, là một người nghệ sĩ dành cả cuộc đời để đi tìm cái đẹp và có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam.

- Phong cách sáng tác của ông chủ yếu theo khuynh hướng bút ký, tùy bút.

Tham khảo thêm: Tác giả Nguyễn Tuân

2. Tác phẩm

- Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng được đăng trên tạp chí Tao đàn số 29 vào năm 1938, sau đó được in trong tập Vang bóng một thời và đổi tên là Chữ người tử tù.

- Chữ người tử tù được đánh giá là một trong những thiên truyện xuất sắc nhất của tập sách.

Tác phẩm Chữ người tử tù

- Bố cục:

+ Phần 1 [từ đầu … "rồi sẽ liệu"]: Cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Huấn Cao và thầy quản ngục.

+ Phần 2 [tiếp theo … "trong thiên hạ"]: Viên quản ngục mong được Huấn Cao cho chữ.

+ Phần 3 [phần còn lại]: Cảnh cho chữ trong ngục.

II. Soạn bài Chữ người tử tù chi tiết

Câu 1:

Xây dựng tình huống truyện độc đáo:

- Hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục là hai bình diện xã hội hoàn toàn đối lập nhau. Một người là kẻ tử tù còn người kia là quan quản ngục - đại diện cho luật pháp và trật tự xã hội. Tuy nhiên, ở họ có chung tâm hồn nghệ sĩ, đều yêu cái đẹp, đều có tâm hồn thẩm mỹ hướng đến những giá trị tốt đẹp nên họ trở thành tri âm, tri kỷ của nhau.

Tác giả tạo dựng tình huống truyện đầy éo le khi để hai người gặp nhau giữa chốn ngục tù đầy tối tăm, nhơ bẩn tạo thành cuộc hội ngộ kì lạ mà đáng nhớ.

- Tác dụng:

+ Làm bật lên vẻ đẹp nhân cách và tài năng của Huấn Cao.

+ Làm sáng lên tấm lòng “biệt nhỡn nhân tài” của quan quản ngục.

+ Làm rõ hơn chủ đề tác phẩm.

Câu 2

Soạn văn Chữ người tử tù phải làm rõ nét vẻ đẹp của Huấn Cao qua phẩm chất:

+ Một con người mang nét tài hoa, ưu việt và đầy quyền năng [có tài viết chữ “đẹp và vuông lắm”, tiếng tăm của ông nổi khắp tỉnh Sơn, khiến viên quản ngục muốn xin chữ].

+ Khí phách vô cùng hiên ngang, gan dạ của Huấn Cao [vẫn giữ được nét hiên ngang, khảng khái dù cho ngay cả trong tù].

+ Người có “thiên lương” với cái tâm trong sáng và cao đẹp [thái độ trân trọng cái đẹp, rút những lời ruột gan để chia sẻ với viên quản ngục].

- Dụng ý nghệ thuật khi tác giả xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao:

+ Bày tỏ quan niệm nghệ thuật của tác giả về cái đẹp.

+ Cái tài thì phải luôn đi đôi với cái tâm và cái đẹp với cái thiện thì không thể tách rời: đây là một quan niệm tiến bộ của tác giả.

Câu 3

Phẩm chất của nhân vật viên quản ngục:

+ Là một người làm nghề quản ngục nhưng ông lại có thú vui vô cùng thanh cao, tao nhã là chơi chữ.

+ Là người biết trân trọng người tài và những giá trị con người.

+ Sở nguyện thanh cao của ông là muốn xin chữ của Huấn Cao để treo dù biết nguy hiểm -> một thái độ hiên ngang, bất khuất, coi nhẹ cái chết và tiền bạc.

+ Diễn biến tâm lý nội tâm, hành động và cách ứng xử của viên quản ngục cho thấy đây là người có nhân cách cao đẹp, đáng ngưỡng mộ, ngợi ca; một “tấm lòng trong thiên hạ” tri âm, tri kỷ.

+ Như một âm thanh trong trẻo đan chen vào giữa một bản đàn mà ở đó tất cả nhạc luật đều xô bồ, hỗn loạn.

⇒ Viên quản ngục là người biết giữ “thiên lương” dù trong môi trường khốc liệt, biết trân trọng tài năng, những giá trị, và những người mang tâm hồn nghệ sĩ, cũng yêu cái đẹp và hướng tới chân thiện mỹ.

Câu 4

- Nguyễn Tuân miêu tả “cảnh tượng xưa nay chưa từng có” để làm nổi bật hơn vẻ đẹp trang trọng, vô cùng uy nghi và bất tử về hình tượng Huấn Cao:

+ Việc cho chữ - một hành động nghệ thuật vô cùng thanh cao, tao nhã diễn ra ngay trong một căn buồng chật hẹp, tối tăm, ẩm ướt và hôi hám.

Cảnh tượng cho chữ xưa nay chưa từng có

+ Chính trong hoàn cảnh đặc biệt ấy, cái đẹp được tỏa sáng, người nghệ sĩ chỉnh chu, nắn nót tô từng nét chữ kia lại không phải người được tự do mà là kẻ tử tù đang bị giam cầm.

+ Hình tượng người tử tù hiện lên uy nghi, cao đẹp.

+ Trật tự bình thường trong nhà tù giờ bị đảo ngược: người tù trở thành người đi ban phát cái đẹp, răn dạy viên quản ngục.

⇒ Thể hiện rõ sự chiến thắng của thiện lương, của vầng sáng nghệ thuật chân chính; càng tô đậm thêm nhân cách thanh cao, ngang tàng của Huấn Cao.

Câu 5

- Tác giả sử dụng bút pháp lý tưởng hóa để xây dựng nhân vật.

- Cảnh tượng cho chữ trong tác phẩm sử dụng nghệ thuật tương phản để làm nổi bật giữa cái đẹp và cái xấu, giữa cái thiện và cái ác, giữa tính cách với hoàn cảnh.

+ Thủ pháp đối lập: cảnh tượng hiện lên mang vẻ uy nghi và rực rỡ của nó.

- Ngôn ngữ: chọn lọc và giàu chất tạo hình, biểu cảm, tạo được không khí thời đại [cổ kính, thiêng liêng…].

III. Tổng kết phần soạn bài Chữ người tử tù

1. Giá trị nội dung

- Tác phẩm ngợi ca cái đẹp, trân quý nhân phẩm tốt đẹp của con người không bị môi trường bào mòn, thay đổi.

2.  Giá trị nghệ thuật

-       Bút pháp lý tưởng hóa nhân vật.

-       Nghệ thuật tương phản, đối lập.

  •       Ngôn ngữ giàu chất tạo hình, biểu cảm.
  •  

Soạn bài Chữ người tử tù sẽ cho bạn nhận ra những triết lý sống và những quan điểm về cái đẹp vô cùng hữu ích cho cuộc sống thực tế của chúng ta.

– Học sinh cần nắm vững nội dung tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn Chữ người tử tù [Nguyễn Tuân]

– Nắm vững kĩ năng làm bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí

B. Gợi ý cụ thể

Học sinh cần trình bày được các ý chính sau: 

I. Mở bài

– Nguyễn Tuân là người nghệ sĩ say mê kiếm tìm cái đẹp, sáng tạo cái đẹp.

– Nhân vật của Nguyễn Tuân dù là loại người nào cũng có phẩm chất của người nghệ sĩ.

– Quản ngục là hiện thân cho cái đẹp theo quan niệm của Nguyễn Tuân, giúp người đọc tiếp nhận được bài học đạo lí sâu sắc

II. Thân bài

1. Tình huống truyện

– Cuộc gặp gỡ oái ăm trớ trêu giữa Huấn Cao và quản ngục

2 . Đặc điểm của nhân vật quản ngục

– Quản ngục, một tiểu lại giữ tù nhưng lại là con người hiểu biết: từng đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền. 

Quản ngục là một người có phẩm chất cao quý

– Quản ngục có phẩm chất cao quý:

+ Biết yêu cái tài sáng tạo nên cái đẹp; trọng người có nghĩa khí như Huấn Cao.

+ Có sở thích cao quý: sở thích chơi chữ.

+ Tuy sống giữa vũng bùn nhơ của xã hội nhưng quản ngục vẫn giữ vững được thiện lương trong sáng.

3. Bài học

– Xưa nay, người ta thường ngợi ca Huấn Cao một nhân vật siêu phàm và tiếp nhận ở Huấn Cao khí phách hiên ngang, thiện lương trong sáng, có cái nhìn nhiều chiều đối với con người nhưng lại quên đi nhân vật quản ngục “một thanh âm trong trẻo chen giữa một bản đàn mà mọi nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”. Không chỉ có Huấn Cao toả sáng trong chốn ngục tù mà quản ngục cũng thăng hoa khi gặp Huấn Cao.

– Nhân cách của quản ngục toả sáng chính là bài học cho người đọc:

+ cần biết trân trọng những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.

+ Cần biết trân trọng những người tài hoa, nghĩa khí, thiện lương trong sáng.

+ Trước cái ác, cái xấu cần phải có bản lĩnh vững vàng…

+ Cái đẹp có thể cứu vớt con người.

III. Kết bài

– Quản ngục không chỉ là một hình tượng nghệ thuật sống động tôn vinh cái tài, cái đẹp mà còn hướng người đọc đến cái đẹp, cái thiện, khơi gợi cho người đọc suy ngẫm về những bài học đạo lí sâu sắc… 

CHU THỊ HẢO

GV. THPT Hùng Vương – Phú Thọ

 

 

Chủ Đề