Bài tập đọc hiểu ca Huế trên sông Hương

I – GỢI DẪN

Ca Huế trên sông Hương thuộc thể loại bút kí. Xét về tính chất, bút kí gần với tuỳ bút (xem thể loại tuỳ bút trong bài Một thứ quà của lúa non : cốm), cả hai loại đều là thể kí, tức là những ghi chép về người thật, việc thật nhưng mang sắc thái trữ tình. Tuy nhiên, so với tuỳ bút thì bút kí thể hiện ý nghĩa khách quan rõ nét hơn. Trong bút kí, các nhân vật, sự kiện được miêu tả khá chi tiết. Tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện qua cách lưa chọn, miêu tả đối tượng.

Với khả năng quan sát và miêu tả tinh tế, tác giả bài bút kí đã làm nổi bật vẻ đẹp của ca Huế – một hình thức sinh hoạt văn hoá – âm nhạc tao nhã và thanh lịch của đất Cố đô.

Với loại văn bản này, khi đọc cần thể hiện giọng điệu nhẹ nhàng, truyền cảm. Cần chú ý: trong bài, thủ pháp liệt kê thường xuyên được tác giả sử dụng nhằm làm rõ vẻ đẹp phong phú, đa dạng của ca Huế, cần đọc rõ ràng, rành mạch từng yếu tố để tăng ý nghĩa biểu cảm.

II – KIẾN THỨC CƠ BẢN

Người ta thường nói Hà Nội đẹp và thanh lịch, Sài Gòn sôi động, xứ Huế mộng mơ. Cố đô Huế không chỉ nổi tiếng với những lăng tẩm, đến đài mà còn bởi những nét văn hoá riêng không thể trộn lẫn với một nơi nào khác. Một trong những sản phẩm văn hoá độc đáo, đa dạng và phong phú của đất cố đô chính là ca Huế. Những làn điệu ca Huế chậm rãi, du dương do chính người Huế biểu diễn đang là động lực lôi cuốn khách bốn phương đến với xứ Huế thơ mộng, êm đềm.

Trong bài kí này, tác giả Hà Ánh Minh đã ghi lại rất nhiều làn điệu dân ca và dụng cụ âm nhạc, về làn điệu dân ca có chèo cạn, bài thaihò đưa linh, hò giã gạo ru em, giã vôi giã điệp, bải chòi, bài tiệm, hò hơ, hò ô xay lúa, hò nện, lí con sáo, lí hoải xuân, lí hoài nam, nam ai, nam bình. Các nhạc cụ dân tộc cũng rất phong phú : đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh (cặp sênh tiền). Còn nhiều làn điệu và nhạc cụ nữa mà tác giả không thể kể hết. Qua đó cũng đủ thấy ca Huế phong phú và đa dạng đến mức nào.

Trong bài văn tác giả đã nói rõ : ca Huế được hình thành từ hai dòng : dòng ca nhạc dân gian bắt nguồn từ cuộc sống lao động, sinh hoạt hằng ngày nên âm điệu có khi sôi nổi, có khi trầm buồn nhưng nói chung là bình dị, gần gũi với cuộc sống thường ngày; dòng ca nhạc cung đình, nhã nhạc chủ yếu được sáng tác để phục vụ cho những nghi lễ tôn nghiêm trong cung đình nên có sắc thái trang trọng, uy nghi. Ca Huế kết hợp cả hai dòng ca nhạc này nên trong một đêm biểu diễn, các ca công chọn điệu hát theo cảnh trí, không gian bên ngoài, tạo cho người nghe ấn tượng ca Huế vừa sôi nổi, tươi vui lại vừa uy nghi, trang trọng.

Ca Huế là một sinh hoạt văn hoá độc đáo không chỉ của xứ Huế mà còn của cả dân tộc. Trong ca Huế vừa có nét thâm trầm, uy nghi, sang trọng vừa có nét lịch sự, nhã nhặn, thanh tao. Người đi nghe ca Huế phải lắng tâm để cảm nhận những vẻ đẹp của tâm hồn và thiên nhiên xứ Huế. Bởi vậy nên có thể nói nghe ca Huế là một thú chơi tao nhã.

III-LIÊN HỆ

Đọc bài thơ Đêm sông Hương của Thạch Quỳ :

Bây chừ gõ chén sông Hương

Lanh canh phách nhịp bốn phương cung đình

Một suông trăng ở Hoàng thành

Một trăng suông nhạt chòng chành dưới sông

Xáng xề cái nhịp thì cong

Cái chân ai bước giữa vòng nam ai

Rượu nâng sóng nhạc ngang mày

Em lừng lững giữa đêm bầy chiếu hoa

Xáng xề sông đổ về xa

Xáng xề phách nhịp đổ qua hồn mình

Ai ngâm khúc nhạc cung đình

Để ai thương cả hoàng thành cỏ rêu.

8-1995

(Tạp chí Sông Hương, số 9 – 1995)

File PDF

Xem thêm

Quan Âm Thị Kính

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Ca Huế trên sông Hương Ngữ văn lớp 7 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Ca Huế trên sông Hương này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 7 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 7.

Bài tập đọc hiểu ca Huế trên sông Hương

Câu hỏi: Văn bản “Ca Huế trên sông Hương” thuộc kiểu văn bản gì?

Trả lời:

Thể loại: bút kí

Câu hỏi: Hãy thống kê các làn điệu dân ca Huế và tên những dụng cụ âm nhạc tiêu biểu của xứ Huế được nhắc tới trong bài văn “Ca Huế trên sông Hương”.

Trả lời:

Các làn điệu dân ca Huế:

 • Hò giã gạo, ru em, giã vôi, già điệp, bài chòi: náo nức nồng hậu tình người.

 • Hò lơ, hò ô, xay lúc, hò nện... gần gũi dân ca Nghệ Tĩnh, thể hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ, hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế.

 • Nam ai, nam bình, quả phụ, tương tư khúc, hành vân: buồn man mát, thương cảm, bi ai, vương vấn.

 • Tứ đại cảnh: âm hưởng điệu Bắc, phách điệu Nam không vui, không buồn.

 • Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh: buồn bã.

Các dụng cụ âm nhạc:

 • Đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, đàn nhị, đàn tam, đàn bầu.

 • Cặp sanh tiền Ca Huế rất đa dạng và phong phú về các làn điệu và ngón chơi của các ca công, như tác giả đã viết: “tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy tâm hồn. ”

Câu hỏi: Sau khi đọc bài văn “Ca Huế trên sông Hương”, em biết thêm gì về vùng đất này?

Trả lời:

Sau khi đọc bài văn, người đọc biết Huế không chỉ nổi tiếng bởi danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử, Huế không chỉ nổi tiếng bởi nón bài thơ, các món ăn tinh tế trở thành ấm thực cung đình mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Nghe ca Huế trong thuyền rồng trên sông Hương là một thú tao nhã, đầy quyến rũ. Và chỉ khi nghe người Huế hát nhạc Huế bằng giọng điệu ngọt ngào, say đắm rồi lênh đênh trên dòng sống Hương bốn bề yên tĩnh trong đêm, người ta mới cảm nhận được một Huế đúng chất của nó.

Câu hỏi: Qua bài “Ca Huế trên sông Hương”, ca Huế được hình thành từ đâu?

Trả lời:

Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình.

Câu hỏi: Tại sao các điệu ca Huế được nhắc tới trong bài văn “Ca Huế trên sông Hương” vừa sôi nổi, tươi vui vừa trang trọng, uy nghi?

Trả lời:

Ca Huế sôi nổi, tươi vui, trang trọng, uy nghi chính là vì nó tiếp thu tính chất của hai dòng nhạc. Sôi nổi, tươi vui (có cả buồn cảm, bâng khuâng, tiếc thương ai oán) là có nguồn gốc từ nhạc dân gian. Còn trang trọng, uy nghi là có nguồn gốc từ nhạc cung đình.

Câu hỏi: Trong bài văn “Ca Huế trên sông Hương”, tại sao có thể nói nghe ca Huế là một thú tao nhã?

Trả lời:

Nghe ca Huế là một thú tao nhã bởi vì cách thức nghe ca trên thuyền rồng, trên dòng sông Hương thơ mộng giữa trời nước mênh mang đã là một cách thưởng thức độc đáo. Mặt khác, nội dung ca Huế trang trọng, trong sáng, gợi tình người, tình đất nước. Những lời ca đẹp đó lại được những ca sĩ duyên dáng, lịch sự của xứ Huế trình diễn với dàn nhạc phụ hoạ gồm những nhạc công điêu luyện, tài hoa. Nghe ca Huế để thêm hiểu, thêm yêu xứ Huế, cũng là thêm yêu đất nước mình. Bởi thế đó là một thú vui thanh cao và lịch sự.

Câu hỏi: Nội dung và nghệ thuật của văn bản “Ca Huế trên sông Hương”.

Trả lời:

- Nội dung: Huế nổi tiếng với những làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Ca Huế là hình thức sinh hoạt văn hóa thanh lịch, tao nhã.

- Nghệ thuật:

 • Viết theo thể bút kí

 • Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu biểu cảm, thấm đẫm chất thơ

 • Miêu tả âm thanh, cảnh vật, con người sinh động

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn 7: Ca Huế trên sông Hươngđược VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 7.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Ca Huế trên sông Hương

  • 1.Tìm hiểu chung bài Ca Huế trên sông Hương
  • 2. Đọc - hiểu văn bản Ca Huế trên sông Hương
  • 3. Bài tập minh họa bài Ca Huế trên sông Hương

1.Tìm hiểu chung bài Ca Huế trên sông Hương

a. Tác giả: Hà Ánh Minh

b. Tác phẩm:

- Tác phẩm được đăng trên báo: "Người Hà Nội".

- Dân ca Huế nói riêng và vùng Thừa Thiên nói chung là một sinh hoạt văn hóa độc đáo của cố đô Huế.

- Bố cục: chia làm 2 phần

  • Phần 1. Từ đầu đến.... “lí hoài nam”: Vẻ đẹp phong phú đa dạng của làn điệu dân ca Huế.
  • Phần 2. Phần còn lại: Vẻ đẹp của ca Huế.

2. Đọc - hiểu văn bản Ca Huế trên sông Hương

a. Giới thiệu về dân ca Huế

- Các làn điệu dân ca: điệu, hò, lí, nam,...

- Các loại dụng cụ: đàn tranh, tì bà, tì nguyệt,...

- Đặc điểm của làn điệu của ca Huế:

  • Thể hiện tâm hồn Huế phong phú, âm thầm, kín và sâu thẳm.
  • Các bản đàn: Lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ.

- Nghệ thuật: Liệt kê → tạo nên nét đặc trưng của, miền đất và tâm hồn Huế

b. Cảnh ca Huế trên sông Hương

- Thời gian: Đêm khuya.

- Không gian: sông nước đẹp, huyền ảo, thơ mộng, trên chiếc thuyền rồng.

→ Khung cảnh và sân khấu đặc biệt của một buổi ca Huế trên sông Hương trong một đêm trăng mơ mộng.

- Ca công nhạc công: trang phục thanh lịch, trang nhã. Nam mặc áo dài the, quần ống thụng, đầu đội khăn xếp. Nữ mặc áo dài, khăn đống duyên dáng.

- Nhạc công: Ngón đàn trau chuốt điêu luyện.

→ Nhạc cụ phong phú. Trang trọng, truyền thống, thanh lịch.

- Cách thưởng thức ca Huế: nghe, nhìn trực tiếp.

- Cảnh Huế về đêm hiện ra với những hình ảnh.

- Thành phố lên đèn như sao sa,

- Cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục.

  • Trăng lên.
  • Gió mơn man.
  • Dòng sông trăng gợn sóng.
  • Bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo.
  • Tháp Phúc Duyên dát ánh trăng vàng.

→Tâm hồn người xứ Huế qua các làn điệu dân ca thanh lịch, tao nhã, kín đáo và giàu tình cảm.

- Nghệ thuật: Miêu tả, bình luận → Nghe ca Huế trên sông Hương là thú chơi tao nhã, độc đáo.

- Những người nghệ sĩ Huế biểu diễn trên thuyền tài ba, điêu luyện.

c. Tổng kết

- Nghệ thuật:

  • Viết theo thể bút kí.
  • Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu biểu cảm, thấm đẫm chất thơ.
  • Miêu tả âm thanh cảnh vật, con người sinh động.

- Nội dung: Ghi chép lại một buổi ca Huế trên sông Hương, tác giả thể hiện lòng yêu mến, niềm tự hào đối với di sản văn hóa độc đáo của Huế, cũng là một di sản văn hóa dân tộc cần được trân trọng, bảo tồn và phát triển.

3. Bài tập minh họa bài Ca Huế trên sông Hương

Đề bài: Phân tích dân ca Huế qua tác phẩm Ca Huế trên sông Hương.

1. Mở bài:Giới thiệu qua về ca Huế.

  • Huế nổi tiếng với các điệu hò.
  • Huế nổi tiếng với các cung điện nguy nga cổ kính, lăng tẩm đồ sộ,.. và nhiều sản phẩm văn hóa độc đáo.
  • Nói vài nét chính về qua Huế trong bài Ca Huế trên sông Hương của Hà Ánh Minh.

2. Thân bài

- Giới thiệu chi tiết về các làn điệu dân ca Huế:

  • Lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam......
  • Hò ơ, hò ô, xay lúa,...
  • Giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm....

- Nghe ca Huế trong khung cảnh:

  • Trên dòng sông Hương: Sông nước huyền ảo và thơ mộng.
  • Ánh sáng dát vàng trên mặt sông.
  • Về khuya: cảnh vật lung linh huyền ảo, đêm lên đèn như sao sa. Màn sương dày đậm.
  • Gió mơn man dìu dịu,

- Các ca công:

  • Còn rất trẻ
  • Nam: áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp.
  • Nữ: áo dài, khăn đóng duyên dáng.

- Điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bị ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân.

- Điệu Bắc: pha cách điệu Nam không vui, không buồn như tứ đại cảnh.

- Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán...

- Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng, gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.

- Không gian: như lắng đọng, thời gian như ngừng lại.

→ Thưởng thức ca Huế là một thú vui tao nhã.

3. Kết bài

  • Nhấn mạnh vẻ đẹp và nét văn hóa ca Huế.
  • Ca Huế là hình thức sinh hoạt âm nhạc mang nét đặc trưng của xứ Huế, chính là một thú chơi tao nhã.
  • Ca Huế cần được trân trọng, bảo tồn và phát triển

Đề thi học kì 2 lớp 7 có đáp án

  • 10 đề thi học kì 2 lớp 7 môn Toán năm học 2020 - 2021
  • Tổng hợp bài tập nâng cao trong đề thi học kì 2 môn Toán lớp 7
  • Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 có đáp án
  • Đề thi nói Tiếng Anh lớp 7 học kì 2
  • Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 có đáp án
  • Bộ đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 7 có đáp án
  • Đề kiểm tra học kì II lớp 7 môn Toán - Phòng Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai
  • Bộ đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 7 trường THCS Đông Bình
  • Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 7 có đáp án
  • Bộ đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 7 có đáp án
  • Đề thi Tiếng Anh lớp 7 học kì 2 năm 2020 - 2021 - Đề 1 (có file nghe)
  • Đề thi Tiếng Anh lớp 7 học kì 2 năm 2020 - 2021 - Đề 2 (có file nghe)
  • Đề thi Tiếng Anh lớp 7 học kì 2 năm 2020 - 2021 - Đề 3 (có file nghe)
  • Đề thi Tiếng Anh lớp 7 học kì 2 năm 2020 - 2021 - Đề 4 (có file nghe)
  • Đề thi Tiếng Anh lớp 7 học kì 2 năm 2020 - 2021 - Đề 5 (có file nghe)
  • Bộ đề thi Tiếng Anh lớp 7 học kì 2 năm 2020 - 2021 (có file nghe)
  • Đề thi Ngữ văn lớp 7 học kì 2 năm 2020-2021 - Đề 1
  • Bộ đề thi học kì 2 Toán 7 năm 2021 trường THCS Gia Thụy, Hà Nội
  • Đề thi học kì 2 Toán 7 năm 2021 trường THCS Vũng Tàu
  • Đề thi học kì 2 Toán 7 năm 2021 Phòng GD&ĐT Quận 7
  • Đề thi học kì 2 Toán 7 năm 2021 Phòng GD&ĐT Quận Gò Vấp
  • Đề thi học kì 2 Toán 7 năm 2021 Phòng GD&ĐT Quận 1
  • Đề thi học kì 2 Toán 7 năm 2021 Phòng GD&ĐT huyện Hải Lăng, Quảng Trị
  • Đề thi học kì 2 Toán 7 năm 2021 Phòng GD&ĐT Quận Bình Tân
  • Đề thi học kì 2 Toán 7 năm 2021 Phòng GD&ĐT Quận 5
  • Đề thi học kì 2 Toán 7 năm 2021 trường THCS Thăng Long, Hà Nội

---------------------------------------------

Với nội dung bài Ca Huế trên sông Hương các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung và nghệ thuật và các làn điệu dân ca của xứ Huế được nhà nước công nhận qua tác phẩm Ca Huế trên sông Hương…

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 7: Ca Huế trên sông Hương. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 7, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 7, Soạn bài lớp 7, Văn mẫu lớp 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 7, Soạn văn 7 siêu ngắn.