Bài tập pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh năm 2024

Bài Tập Chương 2 Pháp Luật Về Hợp Đồng Trong Kinh Doanh, Thương Mại

0% found this document useful (0 votes)

19 views

3 pages

Copyright

© © All Rights Reserved

Available Formats

PDF, TXT or read online from Scribd

Share this document

Did you find this document useful?

0% found this document useful (0 votes)

19 views3 pages

Bài Tập Chương 2 Pháp Luật Về Hợp Đồng Trong Kinh Doanh, Thương Mại

Jump to Page

You are on page 1of 3

Reward Your Curiosity

Everything you want to read.

Anytime. Anywhere. Any device.

No Commitment. Cancel anytime.

Bài tập pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh năm 2024

  • 1. VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH *** Đề bài: PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG CẦN RÕ RÀNG VÀ THỐNG NHẤT Bài tập cuối kỳ môn “Pháp luật hợp đồng” Giảng viên hướng dẫn: PGS TS DƯƠNG ANH SƠN Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2022
  • 2. GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 4 năm 2022 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
  • 3. ĐỀ........................................................Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG I. KHÁI NIỆM VỀ PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG............................ 2 CHƯƠNG II. TẠI SAO PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG CẦN RÕ RÀNG VÀ THỐNG NHẤT ? 1. Khái niệm về rõ ràng, thống nhất………………………………………….. 5 2. Tại sao pháp luật hợp đồng cần rõ ràng? .......................................................... 6 3. Tại sao pháp luật hợp đồng cần thống nhất?.....................................................12 CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG NÓI RIÊNG…………………………………….13 CHƯƠNG IV. KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP 1. Một số giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục hạn chế, bất cập trong xây dựng pháp luật, bảo đảm chất lượng của văn bản quy phạm pháp luật 2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật hợp đồng ……………………….14 KẾT LUẬN……………………………………………………………………17 DANH MỤC THAM KHẢO………………………………………………… 18
  • 5. ĐỒNG PHẢI RÕ RÀNG VÀ THỐNG NHẤT TRANG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hợp đồng đóng vai trò đặc biệt trong đời sống hàng ngày và trong hoạt động thương mại. Một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật hợp đồng, đó là tự do ý chí của các bên. Hợp đồng phải là sản phẩm của sự thống nhất ý chí trên cơ sở tự do, tự nguyện, tự định đoạt và tự chịu trách nhiệm mà không một bên thứ ba nào có thể can thiệp. Căn cứ theo điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.1 Tuy nhiên, nguyên tắc này có những ngoại lệ trong các trường hợp mà tòa án có thể can thiệp vào ý chí của các bên. Đó là khi hợp đồng có các điều khoản không rõ ràng; thống nhất khi hợp đồng có các điều khoản không phù hợp với pháp luật; và khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản làm cho việc tiếp tục thực hiện hợp đồng trở nên đặc biệt tốn kém hơn đối với một bên. Chính vì vậy pháp luật hợp đồng cần phải rõ ràng và thống nhất để các bên giao kết hợp đồng đảm bảo thực hiện đúng và không phát sinh tranh chấp. Bài viết này sẽ góp phần làm rõ những điều này. 1 Bộ luật Dân sự 2015
  • 6. ĐỒNG PHẢI RÕ RÀNG VÀ THỐNG NHẤT TRANG 2 CHƯƠNG I. KHÁI NIỆM VỀ PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG Đã từ lâu pháp luật về hợp đồng chiếm một vị trí rất quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bởi vì, hầu hết các giao dịch trong xã hội, dù có mục đích kinh doanh hay nhằm đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt thông thường, đều liên quan đến hợp đồng. Chính vì lẽ đó mà các chế định về hợp đồng và các vấn đề liên quan đến hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2015 chiếm một vị trí nòng cốt, từ Điều 385 đến Điều 608. Mục đích của pháp luật về hợp đồng là nhằm bảo vệ quyền tự do ý chí của các bên. Quyền tự do ý chí này chỉ bị hạn chế bởi một số ngoại lệ nhằm bảo vệ trật tự công hoặc nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp của bên thứ ba. Pháp luật Hợp đồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ hợp đồng. Trong nền kinh tế thị trường, pháp luât hợp đồng đóng vai trò là công cụ chính đảm bảo cho những hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ… diễn ra trong trật tự. Pháp luật về hợp đồng của Việt Nam hiện nay được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Kinh doanh bảo hiểm… Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự được coi là luật gốc quy định các vấn đề chung về hợp đồng, là nền tảng cho pháp luật về hợp đồng, điều chỉnh các quan hệ hợp đồng được xác lập trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tự thoả thuận và tự chịu trách nhiệm. Như đã nói ở trên, căn cứ theo Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Các quy định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự 2015 được áp dụng chung cho tất cả các loại hợp đồng, không phân biệt hợp đồng dân sự hay hợp đồng kinh tế, hợp đồng có mục đích kinh doanh hay hợp đồng nhằm đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Trên cơ sở các quy định chung về hợp đồng của Bộ luật Dân sự, tuỳ vào tính chất đặc thù của các mối quan hệ hoặc các giao dịch, các luật chuyên ngành có thể có những quy định riêng về hợp đồng để điều chỉnh các mối quan hệ trong lĩnh vực đó, ví dụ như các quy định về hợp đồng mua bán hàng hoá trong Luật Thương mại, hợp đồng bảo hiểm trong Luật Kinh doanh bảo hiểm… Ngoài những quy định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, còn có thể tìm thấy nhiều quy định liên quan đến hợp đồng trong các văn bản pháp luật điều chỉnh các lĩnh vực kinh tế như: điện lực, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, xây dựng, vận chuyển, đầu tư, chuyển giao công nghệ, đất đai… Các quy định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự được coi là các quy định chung còn các quy định
  • 7. ĐỒNG PHẢI RÕ RÀNG VÀ THỐNG NHẤT TRANG 3 về hợp đồng trong các luật chuyên ngành được coi là các quy định chuyên ngành và các quy định này được ưu tiên áp dụng.
  • 8. ĐỒNG PHẢI RÕ RÀNG VÀ THỐNG NHẤT TRANG 4 CHƯƠNG II. TẠI SAO PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG CẦN PHẢI RÕ RÀNG VÀ THỐNG NHẤT? 1. Khái niệm về rõ ràng, thống nhất Theo Từ điển tiếng Việt thì “rõ ràng” có nghĩa là rất rõ, tường tận, cụ thể, ai cũng có thể hiểu được. Do đó, xét về góc độ pháp lý thì Luật phải rõ ràng, ai đọc vào cũng có thể hiểu được, quảng đại quần chúng khi đọc vào đều phải hiểu. Mà quan trọng là phải hiểu theo đúng một cách, hiểu thống nhất một cách, một nghĩa, một nội dung. Đặc biệt, câu từ ghi trong Luật nên được diễn đạt thật ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu…Thuật ngữ ghi trong Luật phải là ngôn ngữ đời thường, phổ thông. Cũng theo Từ điển Tiếng Việt, thì “thống nhất là làm cho phù hợp với nhau, không mâu thuẫn nhau”. Do đó, xét ở góc độ pháp lý, khi bàn về “tính thống nhất” trong các văn bản pháp luật, “thống nhất” nghĩa là muốn nói đến sự phù hợp, không có sự mâu thuẫn nhau giữa các văn bản quy phạm pháp luật hay trong cùng một văn bản luật. Sự phù hợp, không mâu thuẫn giữa các quy định của pháp luật được hiểu với nhiều mức độ: các quy định của văn bản pháp luật có giá trị pháp lý thấp hơn không được trái với quy định của văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn trong cùng một lĩnh vực điều chỉnh; các quy định cùng điều chỉnh một vấn đề trong nhiều văn bản phải phù hợp với nhau. 2. Tại sao pháp luật hợp đồng cần phải rõ ràng? Khi giao kết hợp đồng, các bên luôn muốn thể hiện cụ thể nhất ý chí và mục đích giao kết hợp đồng thông qua nội dung của hợp đồng. Trên thực tế, rất nhiều hợp đồng được tạo ra rất sơ sài và thiếu đi những nội dung quan trọng là nền tảng của hợp đồng. Những điều khoản được đề cập đến có thể là điều khoản về đối tượng của hợp đồng, điều khoản về giá và phương thức thanh toán, điều khoản về chất lượng của tài sản, điều khoản về thời hạn và phương thức giao hàng. Những hợp đồng như thế có thể bị Tòa án tuyên vô hiệu. Tuy nhiên, việc tuyên một hợp đồng vô hiệu không phải là giải pháp phù hợp nhất cho các bên, trong trường hợp các bên thực sự có thiện chí, có ý muốn và nguyện vọng thực hiện hợp đồng. Trong tình huống này, việc Tòa án can thiệp để điều chỉnh những thiếu sót của hợp đồng là phương án hợp tình, hợp lý, đảm bảo việc thực hiện hợp đồng của các bên vẫn được tiếp tục diễn ra phù hợp với ý chí của các bên trong hợp đồng.
  • 9. ĐỒNG PHẢI RÕ RÀNG VÀ THỐNG NHẤT TRANG 5 Thật vậy, khi có một điều khoản không rõ ràng trong hợp đồng thì đồng nghĩa với các bên rất dễ xảy ra tranh chấp bởi có sự mâu thuẫn về quyền và lợi ích, thông thường ở trong hợp đồng thì quyền của bên này và lợi ích của bên kia. Hợp đồng là luật đối với các bên, ý chí chung của các bên là yếu tố ưu tiên hàng đầu khi giải thích điều khoản không rõ ràng. Vì vậy khi có tranh chấp hợp đồng xảy ra nói chung và có những khó khăn trong giải thích các điều khoản trong hợp đồng nói riêng thì trước tiên, các bên nền cùng nhau thảo luận trên tinh thần thiện chí để tìm ra giải pháp. Việc giải thích các điều khoản hợp đồng không rõ ràng giúp gỡ bỏ những vướng mắc, thống nhất ý chí giữa các bên liên quan đến vấn đề đó. Như chúng ta đã biết, nguyên tắc giải thích điều khoản không rõ ràng trong hợp đồng được quy định tại Điều 404 Bộ Luật Dân sự 2015: “Điều 404. Giải thích hợp đồng 1. Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì việc giải thích điều khoản đó không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí của các bên được thể hiện trong toàn bộ quá trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện hợp đồng. 2. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với mục đích, tính chất của hợp đồng. 3. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng. 4. Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau, sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng. 5. Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được dùng để giải thích hợp đồng. 6. Trường hợp bên soạn thảo đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên kia thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên kia”. Theo quy định này chúng ta có thể thấy nguyên tắc giải thích hợp đồng là trước tiên phải dựa vào ý chí của các bên trong giao kết, xác lập, thực hiện hợp đồng để giải thích các điều khoản không rõ ràng. Điều khoản không rõ ràng là điều khoản không xác định được nội dung một cách chính xác. Để thực hiện điều khoản này cần phải giải thích cho các bên hiểu và thống nhất thực hiện. Khi các
  • 10. ĐỒNG PHẢI RÕ RÀNG VÀ THỐNG NHẤT TRANG 6 bên không thống nhất về cách hiểu nội dung của điều khoản thì phải giải thích theo quy định của pháp luật, theo phong tục tập quán, theo ngữ nghĩa của từ, theo thực tế thực hiện hợp đồng… Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, thì khi giải thích hợp đồng, phải xác định điều khoản hoặc ngôn từ đó thuộc tên của hợp đồng hoặc một điều khoản nào đó của hợp đồng để đưa ra cách giải thích phù hợp. Nếu ngôn từ đó thuộc một điều khoản cụ thể của hợp đồng thì việc giải thích ngôn từ đó không chỉ căn cứ vào tính chất của hợp đồng mà việc giải thích còn phải đảm bảo khi điều khoản đó được thực hiện có lợi cho các bên. Việc giải thích điều khoản hoặc ngôn từ của hợp đồng phải phù hợp với mục đích và tính chất của hợp đồng. * Ví dụ, A giao cho B quản lý nhà ở trên diện tích đất 500m2 . Trong hợp đồng có ghi B toàn quyền sử dụng nhà đất. Toàn quyền sử dụng có nghĩa là tự B khai thác nhà đất, không được cho người khác thuê, mượn nhà và đất. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng. * Ví dụ, nhiều địa phương sử dụng từ: “mượn tiền”, “giật tiền”, “giật nóng”, “giật nợ” thay thế cho từ “vay” hoặc “nhượng” thay cho bán lại… Nếu tranh chấp xảy ra và cần phải giải thích thì phải xác định theo tập quán địa phương nơi hợp đồng được giao kết. Một trong những nguyên tắc cần phải được tuân thủ khi giải thích hợp đồng đó là những nội dung cần giải thích phải được giải thích trong mối liên hệ với các nội dung khác của hợp đồng. Nếu không tuân thủ nguyên tắc này thì điều khoản được giải thích sẽ có nội dung không phù hợp với các điều khoản khác của hợp đồng. Điều này dẫn đến việc các điều khoản của hợp đồng sẽ khó áp dụng trên thực tế, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên bị ảnh hưởng, rất dễ dẫn đến tranh chấp giữa các bên. Tóm lại, qua những phân tích như trên, có thể thấy, pháp luật hợp đồng cần phải rõ ràng thì mới thì mới quản trị được rủi ro, giảm chi phí, đảm bảo công lý và đảm bảo công bằng xã hội. Từ đó, hạn chế được hậu quả là không thể giao dịch hợp đồng. Pháp luật hợp đồng cần phải rõ ràng thì mới thì mới quản trị được rủi ro. Khi pháp luật hợp đồng không rõ ràng thì những nhà đầu tư và người dân sẽ không thể lường được những rủi ro gì đang rình rập chờ đợi bên mình nên khi rủi ro đến thì nhà đầu tư và người dân chỉ có một cách duy nhất là chấp nhật rủi ro đó. Còn
  • 11. ĐỒNG PHẢI RÕ RÀNG VÀ THỐNG NHẤT TRANG 7 nếu pháp luật hợp đồng rõ ràng thì các nhà đầu tư và người dân có thể quản trị được những rủi ro, có thể lường trước được những rủi ro sẽ xảy ra và sẽ có hướng tìm ra cho mình cách giải quyết tốt nhất, hợp lý nhất. Pháp luật hợp đồng cần phải rõ ràng thì mới thì mới giảm chi phí. Pháp luật hợp đồng cần phải rõ ràng, nhất quán thì các bên biết được hành vi của mình phải hay trái và nhân diện được hành vì của mình thì họ ra quyết định làm ngay, để các bên không do dự bởi vì thời gian quý hơn tiền bạc. Nếu luật không rõ ràng, các chủ thể cứ do dự vì không biết hành vi, giao dịch của mình phải hay trái. Và càng do dự thì cơ hội càng vụt mất. Luật rõ ràng cũng là một trong những lý do để hạn chế kháng cáo, kháng nghị gây tốn kém tiền bạc cho người dân, doanh nghiệp. Pháp luật hợp đồng cần phải rõ ràng thì mới thì mới đảm bảo công lý. Khi có xung đột, tranh chấp xảy ra tất nhiên sẽ có người thắng cuộc và người thua cuộc. Vì vậy, pháp luật cần rõ ràng để những người thắng thì có thể hiểu được tại sao mình thắng và những người thua thì cũng hiểu lý do tại sao mình thua? Còn thắng mà không biết tại sao mình thắng và thua mà không hề biết nguyên nhân thua thì chưa đảm bảo công lý… 3. Tại sao pháp luật hợp đồng cần phải thống nhất? Có thể nói, “thống nhất” là một trong những tiêu chí để xây dựng và đánh giá chất lượng hệ thống pháp luật vì Nhà nước quản lý xã hội bằng công cụ pháp luật. Khi những quy định này mâu thuẫn, chồng chéo nhau thì việc áp dụng, thực thi pháp luật sẽ không hiệu quả, có thể dẫn đến sự mất niềm tin và mất trật tự xã hội. Quy định pháp luật hiện nay thường chỉ mang tính thống nhất, tính chung chung, khái quát, điển hình. Quy định pháp luật không thể đi vào từng trường hợp cụ thể. Ngoài ra, pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật hợp đồng nói riêng cần phải thống nhất để mọi người đọc vào thì cùng phải hiểu một nghĩa như nhau. Để từ đó có thể tránh xung đột giữa luật này và luật khác, tránh được những trường hợp khi áp dụng thì người sẽ viện dẫn điều luật này, người thì viện dẫn điều luật khác. Việc thống nhất trong sử dụng thuật ngữ pháp lý sẽ tạo cơ sở cho sự thống nhất về ngôn ngữ, kỹ thuật thể hiện văn bản pháp luật, giảm bớt hoạt động giải thích, những tranh luận không cần thiết về các thuật ngữ pháp lý. Ngoài ra pháp luật hợp đồng cần thống nhất để khi áp dụng ai cũng phải hiểu thống nhất như nhau, không thể hiểu khác nhau. Từ đó, hạn chế trường hợp phát sinh mâu thuẫn, gây tranh chấp hợp đồng và không thực hiện được hợp đồng.
  • 12. ĐỒNG PHẢI RÕ RÀNG VÀ THỐNG NHẤT TRANG 8 + Ví dụ: Trong một hợp đồng mua bán, vì lý do nào đó, người soạn thảo hợp đồng ghi không rõ ràng, thống nhất về phương thức thanh toán, ở phần trên ghi phương thức thanh toán là nhận hàng rồi mới trả tiền nhưng ở phần dưới lại ghi trả tiền mới được rồi mới được giao hàng nên sẽ dẫn đến tình trạng hiểu nhầm, phát sinh mâu thuẫn và tranh chấp, dẫn đến không thực hiện được hợp đồng và gây tốn kém chi phí kiện tụng.
  • 13. ĐỒNG PHẢI RÕ RÀNG VÀ THỐNG NHẤT TRANG 9 CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG NÓI RIÊNG Kể từ khi đất nước ta đổi mới từ năm 1986 đến nay, hệ thống pháp luật Việt Nam đã không ngừng được xây dựng và hoàn thiện. Tuy nhiên, trên thức tế, trong quá trình triển khai và thực thi pháp luật, vẫn còn đó những khiếm khuyết của hệ thống pháp luật, như tính thiếu đồng bộ, chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu ổn định và tính khả thi chưa cao. Một số văn bản quy phạm pháp luật còn sử dụng các thuật ngữ không rõ ràng, thống nhất ngay trong cùng văn bản hoặc giữa các văn bản khác nhau để biểu đạt về cùng một nội dung. Như đã phân tích và trình bày ở trên, thì chúng ta có thể thấy tính thống nhất của pháp luật là vô cùng cần thiết, là điều kiện thuận lợi cho việc nhận thức và thực hiện của các tổ chức và cá nhân, chính xác, thống nhất. Thế nhưng vẫn còn hiện tượng chưa thống nhất trong các văn bản pháp luật đã được ban hành biểu hiện ở các phương diện khác nhau như: thuật ngữ, thứ bậc pháp lý, thẩm quyền, xử phạt hành vi vi phạm... * Ví dụ: Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn: làm hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật (Điều 70); Ủy ban thường vụ Quốc hội ra pháp lệnh (Điều 74); Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định (Điều 91); Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành văn bản pháp luật… Như vậy, giữa các điều của Hiến pháp cũng chưa có sự thống nhất trong việc sử dụng thuật ngữ (Quốc hội làm luật… Ủy ban thường vụ Quốc hội ra pháp lệnh… Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng ban hành văn bản pháp luật…). Câu hỏi đặt ra là vì sao cùng là hoạt động tạo ra văn bản quy phạm pháp luật những mỗi cơ quan lại được gắn với một thuật ngữ khác nhau. Vậy làm văn bản, ra văn bản với ban hành văn bản khác nhau ở những điểm nào, vì sao chúng lại được sử dụng khác nhau như vậy? Vì vậy, khi đọc vào, người dân sẽ có nhiều cách hiểu khác nhau. Hoặc một ví dụ khác: Thông tư 33 của Bộ tài nguyên môi trường có mục Sửa đổi, bổ sung Điểm b Khoản 2 Điều 15 như sau: “b) Đối với hộ gia đình sử dụng đất thể hiện các thông tin “Hộ gia đình, gồm ông” (hoặc “Hộ gia đình, gồm bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình và cùng có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình; sau đó ghi thêm “Cùng
  • 14. ĐỒNG PHẢI RÕ RÀNG VÀ THỐNG NHẤT TRANG 10 sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với … (ghi lần lượt họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất);” Nếu sửa bổ sung như vậy thì cụm từ “thành viên hộ gia đình” rất chung chung, không rõ ràng sẽ gây ra nhiều hiểu nhầm, lẽ ra phải ghi họ tên của những người tạo lập ra tài sản mới dễ hiểu chứ theo thông tư 33 thì có nghĩa tất cả các thành viên trong gia đình như con cái, cô, dì, chú, bác… đều được ghi tên vào sổ đỏ. Một trong những hạn chế, bất cập lớn nữa trong hoạt động xây dựng pháp luật là tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn, xung đột giữa các văn bản luật và các văn bản dưới luật. Thực trạng này dẫn đến nhiều khó khăn cho việc thực hiện pháp luật của người dân, doanh nghiệp và thi hành pháp luật của các cơ quan nhà nước. Trên bình diện chung, còn tồn tại sự chồng chéo, xung đột giữa các đạo luật với nhau, giữa luật chung và luật chuyên ngành, giữa văn bản hướng dẫn luật này và văn bản hướng dẫn luật khác, dẫn đến tình trạng “làm theo luật này thì đúng, luật khác thì sai”. Tình trạng còn nhiều văn bản pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn, thậm chí triệt tiêu lẫn nhau. Nhưng hiện tượng đó vẫn diễn ra, thậm chí còn khá phổ biến hiện nay. 2 Điển hình nhất là sự chồng chéo, mâu thuẫn, xung đột giữa các văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực: Đất đai, đầu tư, xây dựng, quy hoạch; nhà ở, kinh doanh bất động sản, môi trường, vệ sinh, an toàn thực phẩm… Trong báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã đề cập đến 20 điểm xung đột, chồng chéo lớn của pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường, đấu thầu, tiêu biểu như giữa các văn bản luật: Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Đấu thầu; Luật Nhà ở; v.v…3 Mặc dù Việt Nam đã có một hệ thống pháp luật khá hoàn thiện cho việc điều chỉnh quan hệ hợp đồng và đảm bảo quyền tự do hợp đồng, tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật về quyền tự do hợp đồng. Pháp luật hợp đồng Việt Nam chủ yếu do hai nguồn luật điều chỉnh là Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Thương mại năm 2005, bên cạnh đó, chế 2 Nguyễn Bá Chiến: Pháp luật triệt tiêu pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 74, tháng 4/2006. 3 VCCI báo cáo nhanh về 20 điểm xung đột, chồng chéo lớn của pháp luật, https://bnews.vn/vcci-bao-caonhanh-ve-20-diem-xung-dot-chong- cheo-lon-cua-phap-luat-/130330.html
  • 15. ĐỒNG PHẢI RÕ RÀNG VÀ THỐNG NHẤT TRANG 11 định hợp đồng còn tồn tại trong các quan hệ pháp lý khác được điều chỉnh theo những luật chuyên biệt như: Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Kinh doanh bảo hiểm... Cá biệt, có những quan hệ đặc thù tưởng chừng như không có bóng dáng của hợp đồng nhưng thực tế vẫn tồn tại khá nhiều, như trong quan hệ hôn nhân gia đình. Ở Việt Nam, Bộ luật Dân sự năm 2015 - với tư cách là luật chung - đã có những quy định về chế định hợp đồng, nên những luật còn lại - với tư cách là luật chuyên ngành - phải tuân theo và dựa trên các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Tuy nhiên, cách thức áp dụng thì lại ưu tiên cho luật chuyên ngành nếu luật chung có quy định khác với luật chuyên ngành. Câu chuyện này thực tế đã gây ra sự bất cập lớn trong pháp luật hợp đồng ở Việt Nam, vì quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 với các luật chuyên ngành khác hầu như không tiệm cận với nhau, và ngay cả trong những luật chuyên ngành vẫn còn nhiều khác biệt vì một quan hệ hợp đồng có thể sử dụng đến nhiều quan hệ pháp lý. Do đó, những hạn chế cơ bản trong pháp luật hợp đồng Việt Nam hiện nay là tản mát, thiếu tính thống nhất và có khả năng dẫn đến tình trạng xung đột pháp luật. Như vậy, khi xung đột xảy ra thì chủ thể của hợp đồng phải hứng chịu hậu quả. Họ là bên chịu tất cả mọi phí tổn do sự xung đột pháp luật dẫn đến. Các nhà làm luật không tính đến tính thống nhất của pháp luật, không cân nhắc kỹ lưỡng đến phạm vi điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật, khiến cho phạm vi của văn bản quy phạm pháp luật này chồng lên phạm vi của văn bản quy phạm pháp luật khác. Vì vậy, để tránh sự tản mát của pháp luật hợp đồng, tránh những xung đột pháp luật gây khó khăn cho các chủ thể hợp đồng thì pháp điển hóa pháp luật hợp đồng Việt Nam thành Luật Hợp đồng thống nhất là một trong những giải pháp khả thi vì tự thân quan hệ hợp đồng đã hình thành một quan hệ pháp luật có phạm vi điều chỉnh độc lập.4 4 Bất cập và giải pháp hoàn thiện pháp luật hợp đồng ở Việt Nam
  • 16. ĐỒNG PHẢI RÕ RÀNG VÀ THỐNG NHẤT TRANG 12 CHƯƠNG IV. KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP 1. Một số giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục hạn chế, bất cập trong xây dựng pháp luật, bảo đảm chất lượng của văn bản quy phạm pháp luật Xác định đầy đủ, rõ ràng, hợp lý hơn về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, loại bỏ sự chồng chéo, bảo đảm thực hiện cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng pháp luật. Đây là giải pháp rất căn bản để góp phần khắc phục những hạn chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo chất lượng các văn bản pháp luật. Cần chuẩn hóa và thống nhất nội hàm của các thuật ngữ pháp lý thông qua việc ban hành Luật về các thuật ngữ pháp lý hoặc xây dựng Bộ từ điển về thuật ngữ pháp lý mang tính chất quy chuẩn quốc gia quy định thống nhất về các thuật ngữ pháp lý được sử dụng ở Việt Nam. Yêu cầu tất cả các tổ chức, cá nhân khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cũng như văn bản cá biệt đều phải thống nhất trong việc sử dụng các thuật ngữ pháp lý. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng các thuật ngữ pháp lý với cách hiểu và nội hàm khác so với Luật hoặc Bộ từ điển về các thuật ngữ pháp lý thì phải giải thích rõ ngay trong văn bản đó. Đối với Hiến pháp, luật - những văn bản có giá trị pháp lý cao và vì vậy, chúng cần phải là những văn bản điển hình của việc sử dụng chính xác, thống nhất các thuật ngữ pháp lý để “làm mẫu” cho việc ban hành các văn bản dưới luật. Việc thống nhất trong sử dụng thuật ngữ pháp lý sẽ tạo cơ sở cho sự thống nhất về ngôn ngữ, kỹ thuật thể hiện văn bản pháp luật, giảm bớt hoạt động giải thích, những tranh luận không cần thiết về các thuật ngữ pháp lý. Ngoài ra, đối với các văn bản luật quan trọng, sau khi hoàn thành dự thảo, cần có sự tham gia của các chuyên gia ngôn ngữ, các nhà nghiên cứu, giảng dạy luật học để kiểm tra, rà soát tránh những sai sót về mặt kỹ thuật. Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải gắn với việc rà soát, đánh giá, xem xét, dự kiến bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm kịp thời loại bỏ những quy định lạc hậu, mâu thuẫn, chồng chéo, không đúng thẩm quyền, không minh bạch, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, thực hiện nghiêm túc việc đánh giá tác động của chính sách, pháp luật.
  • 17. ĐỒNG PHẢI RÕ RÀNG VÀ THỐNG NHẤT TRANG 13 - Thực hiện nghiêm túc, có chất lượng việc lấy ý kiến góp ý, tham vấn, phản biện xã hội đối với chính sách, pháp luật - Tăng cường năng lực và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức tham gia xây dựng pháp luật, bảo đảm chất lượng của dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật - Thực hiện kiểm soát pháp luật - điều kiện quan trọng bảo đảm chất lượng, hiệu quả xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật 2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật hợp đồng Nhằm thực hiện việc công khai, minh bạch hoá hệ thống pháp luật, đảm bảo để mọi cơ quan, tổ chức, công dân đều có thể tiếp cận hệ thống pháp luật một cách dễ dàng, giảm bớt thời gian, chi phí cho việc tìm kiếm văn bản quy phạm pháp luật cũng như xác định hiệu lực của văn bản, thì một trong những giải pháp đặt ra là pháp điển hóa hệ thống quy phạm pháp luật. Thứ nhất, hoàn thiện các quy định nội dung về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự như: khái niệm hợp đồng, giao kết hợp đồng, phạt hợp đồng, các loại hợp đồng…; thống nhất sự tản mát bằng những quy định cụ thể trong Bộ luật Dân sự trở thành luật chung cho các luật chuyên ngành. Thứ hai, vẫn hoàn thiện quy định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự nhưng chỉ hoàn thiện những nền móng cơ bản, còn lại các quy định khác trong Bộ luật Dân sự và những quy định rải rác khác thì xây dựng một đạo luật riêng biệt điều chỉnh. Thứ ba, kết hợp pháp điển hóa nội dung pháp luật hợp đồng với việc bóc tách quan hệ hợp đồng trong Bộ luật Dân sự và thống nhất sự rải rác bằng cách tập hợp các quy định trong các luật chuyên ngành, văn bản dưới luật, sau đó hệ thống và xây dựng thành một đạo luật riêng biệt điều chỉnh quan hệ hợp đồng tiến bộ và phù hợp với thông lệ thế giới, gọi là “Luật Hợp đồng thống nhất”.
  • 18. ĐỒNG PHẢI RÕ RÀNG VÀ THỐNG NHẤT TRANG 14 KẾT LUẬN Từ các phân tích và dẫn chứng ở trên và căn cứ theo quy định của pháp luật hợp đồng, có thể thấy “Pháp luật Hợp đồng rất cần phải rõ ràng và thống nhất”. Nếu pháp luật hợp đồng cần phải rõ ràng thì mới thì mới quản trị được rủi ro, giảm chi phí, đảm bảo công lý và đảm bảo công bằng xã hội. Từ đó, hạn chế được hậu quả là không thể giao dịch hợp đồng, các bên giao kết hợp đồng đảm bảo thực hiện đúng và không phát sinh tranh chấp. Pháp luật hợp đồng cần phải rõ ràng và thống nhất và mang tính thực tế để có khả năng áp dụng thực thi cho từng trường hợp cụ thể. Nhà nước pháp quyền đòi hỏi một hành lang pháp lý để các chủ thể có thể ứng xử đúng theo pháp luật nên việc pháp điển hóa hệ thống pháp luật là hòn đá tảng xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Pháp luật hợp đồng cần được thống nhất cũng không thể nằm ngoài yêu cầu chung đó. Pháp luật hợp đồng ngày càng được thống nhất sẽ tạo mọi điều kiện cho các chủ thể xử sự với nhau ngày càng phù hợp hơn, các thỏa thuận được các bên tôn trọng và thực hiện ngày càng tốt hơn, tranh chấp sẽ bớt đi trên cơ sở các quy định của pháp luật hợp đồng.
  • 19. ĐỒNG PHẢI RÕ RÀNG VÀ THỐNG NHẤT TRANG 15 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ luật Dân sự 2015. 2. Thông tư 33 của Bộ Tài nguyên và môi trường 3. Bài viết: MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ PHẠT VI PHẠM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM (TS. DƯƠNG ANH SƠN – TS. LÊ THỊ BÍCH THỌ - Khoa luật ĐHQG TP. HCM - ĐH Luật TP.HCM ) 4. Các bài giảng của Phó Giáo sư – Tiến sĩ Dương Anh Sơn tại lớp học Cao học. 5. http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210626 6. https://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/202202/nhung-han-che-chu-yeu- va-giai-phap-khac-phuc-nham-nang-cao-chat-luong-xay-dung-phap-luat- o-nuoc-ta-hien-nay-310649/ 7. tin-tuc/chi-tiet/252-bat-cap-va-giai-phap-hoan-thien-phap-luat-hop-dong- o-viet-nam.htm