Bài tập tính diện tích các hình

14.242 lượt xem

Diện tích hình chữ nhật bằng tích của chiều dài nhân với chiều rộng.

S = a x b

Trong đó:

+ S là diện tích hình chữ nhật.

+ a và b là chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật.

Diện tích hình chữ nhật

Công thức tính diện tích hình chữ nhật là tài liệu do đội ngũ giáo viên của GiaiToan biên soạn với các công diện tích hình chữ nhật giúp các bạn học sinh nắm vững các kiến thức và cách tính diện tích hình chữ nhật và áp dụng tính toán trong các bài tập. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo bài viết.

1. Khái niệm diện tích hình chữ nhật

+ Diện tích hình chữ nhật là phần mặt phẳng có thể nhìn thấy của hình chữ nhật.

2. Công thức tính diện tích hình chữ nhật

✩ Diện tích hình chữ nhật bằng tích của chiều dài nhân với chiều rộng.

S = a x b

Trong đó:

+ S là diện tích hình chữ nhật.

+ a và b là chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật.

Bài thơ tính chu vi và diện tích hình chữ nhật

Diện tích chữ nhật thì cần

Chiều dài, chiều rộng ta đem nhân vào

Chu vi chữ nhật tính sao

Chiều dài, chiều rộng cộng vào nhân hai.

3. Các dạng bài tập liên quan đến diện tích hình chữ nhật

Dạng 1: Tính dện tích hình chữ nhật khi biết độ dài hai cạnh

Ví dụ 1: Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài bằng 5cm và chiều rộng bằng 3cm.

Bài làm

Diện tích hình chữ nhật là:

5 x 3 = 15 [cm2]

Đáp số: 15cm2

Ví dụ 2: Một miếng bìa hình chữ nhật có chiều dài bằng 2dm, chiều rộng bằng 14cm. Tính diện tích của miếng bìa đó.

Bài làm

Đổi 2dm = 20cm

Diện tích miếng bìa hình chữ nhật là:

20 x 14 = 280 [cm2]

Đáp số: 280cm2

Dạng 2: Tính diện tích hình chữ nhật khi chưa biết rõ độ chiều dài và chiều rộng

Ví dụ 1: Một hình chữ nhật có chiều rộng bằng 7cm, chiều dài gấp ba lần chiều rộng. Tính diện tích hình chữ nhật đó.

Bài làm

Chiều dài hình chữ nhật là:

7 x 3 = 21 [cm]

Diện tích hình chữ nhật là:

7 x 21 = 147 [cm2]

Đáp số: 147cm2

Ví dụ 2: Hình chữ nhật có chu vi bằng 48cm, chiều rộng bằng 1/6 chu vi. Tính diện tích hình chữ nhật đó.

Bài làm

Chiều rộng của hình chữ nhật là:

48 : 6 = 8 [cm]

Nửa chu vi hình chữ nhật là:

48 : 2 = 24 [cm]

Chiều dài của hình chữ nhật là:

24 – 8 = 16 [cm]

Diện tích của hình chữ nhật là:

8 x 16 = 128 [cm2]

Đáp số: 128cm2

Ví dụ 3: Tính diện tích hình chữ nhật có tỉ số giữa hai cạnh của nó là 2/3 và chu vi bằng 40m.

Để xem lời giải chi tiết của bài toán, mời nhấn vào đường link: Diện tích hình chữ nhật

Bài làm

Nửa chu vi hình chữ nhật là:

40 : 2 = 20 [m]

Tổng số phần bằng nhau là:

2 + 3 = 5 [phần]

Giá trị của một phần là:

20 : 5 = 4 [m]

Chiều dài của hình chữ nhật là:

4 x 3 = 12 [m]

Chiều rộng của hình chữ nhật là:

20 – 12 = 8 [m]

Diện tích của hình chữ nhật là:

12 x 8 = 96 [m2]

Đáp số: 96m2.

Ví dụ 4: Một hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 6m. Nếu giữ nguyên chiều rộng và gấp chiều dài lên 4 lần thì được một hình chữ nhật mới có chiều dài hơn chiều rộng 51m. Tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật đó.

Để xem lời giải chi tiết của bài toán, mời nhấn vào đường link: Diện tích hình chữ nhật

Bài làm

Sau khi tăng lên 4 lần, chiều dài mới hơn chiều dài ban đầu là:

51 – 6 = 45 [m]

Chiều dài mới hơn chiều dài ban đầu số phần là:

4 – 1 = 3 [phần]

Chiều dài ban đầu của hình chữ nhật là:

45 : 3 = 15 [m]

Chiều rộng của hình chữ nhật là:

15 – 6 = 9 [m]

Chu vi hình chữ nhật là:

[15 + 9] x 2 = 48 [m]

Diện tích hình chữ nhật là:

15 x 9 = 135 [m2]

Đáp số: Chu vi: 48m

Diện tích: 135m2

3. Bài tập tính diện tích hình chữ nhật

Tham khảo thêm các bài tập về tính diện tích hình chữ nhật: Bài tập diện tích hình chữ nhật

Bài 1: Tính diện tích hình chữ nhật có:

a] Chiều dài bằng 2dm, chiều rộng bằng 5cm.

b] Chiều dài bằng 12cm, chiều rộng bằng 7cm.

c] Chiều dài bằng 52cm, chiều rộng bằng 4dm.

d] Chiều dài bằng 20cm, chiều rộng bằng 18cm.

e] Chiều dài bằng 15m, chiều rộng bằng 7m.

Bài 2: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 24m, chiều rộng bằng 1/4 chiều dài. Tính diện tích của mảnh đất hình chữ nhật đó.

Bài 3:

a] Một hình chữ nhật có chu vi 32cm, chiều dài 10cm. Tính diện tích hình chữ nhật đó.

b] Một hình chữ nhật có chu vi 140cm, chiều dài 52 cm. Tính diện tích hình chữ nhật đó.

c] Một hình chữ nhật có chu vi 324cm, chiều rộng 52cm. Tính diện tích hình chữ nhật đó.

d] Một hình chữ nhật có chu vi 138cm, chiều rộng 26cm. Tính diện tích hình chữ nhật đó.

e] Một hình chữ nhật có chu vi 200cm, chiều rộng 46cm. Tihh diện tích hình chữ nhật đó.

Bài 4: Một nền nhà hình chữ nhật có chiều dài 20m, chiều rộng 7m. Người ta dùng gỗ để lát sàn mỗi mét vuông hết 500 nghìn đồng. Hỏi để lát hết sàn của nền nhà đó thì hết bao nhiêu tiền gỗ?

Bài 5: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chu vi 30m, chiều dài gấp 5 lần chiều rộng. Tính diện tích mảnh vườn.

Bài 6: Một khu vườn hình chữ nhật có chiều rộng 60m, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Người ta muốn làm hàng rào xung quanh khu vườn đó [có cửa ra vào, mỗi cửa rộng 5m].

a] Tính độ dài của hàng rào.

b] Tính diện tích của khu vườn hình chữ nhật đó.

Bài 7: Một miếng bìa hình chữ nhật có chiều dài 25cm, chiều rộng 12cm. Người ta cắt miếng bìa [dọc theo chiều rộng để được hai phần, một phần hình vuông có độ dài cạnh bằng một nửa chiều rộng và phần còn lại là hình chữ nhật].

a] Tính chu vi và diện tích tấm bìa hình vuông.

b] Tính chu vi và diện tích tấm bìa hình chữ nhật.

Câu hỏi liên quan:

Tham khảo thêm công thức tính diện tích các hình:

---------

Như vậy, GiaiToan.com đã gửi tới các bạn học sinh Công thức tính diện tích hình chữ nhật. Ngoài ra, các bạn học sinh có thể tham khảo thêm các tài liệu và các công thức khác khác do GiaiToan biên soạn để học tốt môn Toán hơn.

Sau đây là các bài tập TOÁN về TÍNH CHU VI VÀ DIỆN TÍCH CÁC HÌNH THƯỜNG GẶP dành cho học sinh lớp 6. Trước khi làm bài tập, nên xem lại lý thuyết trong các bài liên quan:

Nên xem:

✨ Cách tính CHU VI.

✨ Cách tính DIỆN TÍCH.

Các dạng bài tập thường gặp:

Dạng 1: Tính chu vi

Bài tập 1.1: Tính chu vi của các hình sau đây:

a] Tam giác ABC có độ dài ba cạnh là: AB = 3 dm, BC = 4 dm; CD = 5 dm.

b] Hình chữ nhật có chiều rộng là 5 dm và chiều dài là 7 cm.

c] Hình vuông có cạnh là 10 cm.

d] Hình bình hành có hai cạnh là 4 m và 7 dm.

e] Hình thoi có cạnh là 6 m.

f] Hình lục giác đều có cạnh là 3 dm.

Bài tập 1.2:

a] Một tam giác có độ dài ba cạnh là a, b, c thì chu vi của nó bằng bao nhiêu?

b] Một hình chữ nhật có độ dài hai cạnh là m và n thì chu vi của nó bằng bao nhiêu?

c] Một hình vuông có độ dài cạnh là a thì chu vi của nó bằng bao nhiêu?

d] Một hình bình hành có độ dài hai cạnh là u và v thì chu vi của nó bằng bao nhiêu?

e] Một hình thoi có độ dài cạnh là a thì chu vi của nó bằng bao nhiêu?

Dạng 2: Tính diện tích

Bài tập 2.1: Tính diện tích của các hình sau đây:

a] Hình chữ nhật có chiều rộng là 3 cm và chiều dài là 2 dm.

b] Hình vuông có độ dài cạnh là 5 m.

Bài tập 2.2: Tính diện tích của các hình sau, biết độ dài cạnh của mỗi ô vuông là 1 cm.

Bài tập 2.3: Tính diện tích của các hình sau, biết độ dài cạnh của mỗi ô vuông là 2 dm.

Bài tập 2.4:

a] Một hình vuông có độ dài cạnh là a thì diện tích của nó bằng bao nhiêu?

b] Một hình chữ nhật có độ dài hai cạnh là a và b thì diện tích của nó bằng bao nhiêu?

Dạng 3: Nâng cao

Bài tập 3.1: Một hình chữ nhật có diện tích là 12 cm2 và độ dài một cạnh là 3 cm. Tính chu vi của hình chữ nhật đó.

Bài tập 3.2: Một hình chữ nhật có chu vi là 74 cm và độ dài một cạnh là 15 cm. Tính diện tích của hình chữ nhật đó.

Bài tập 3.3: Một hình vuông có chu vi là 24 cm thì diện tích của nó bằng bao nhiêu?

Bài tập 3.4: Một hình chữ nhật có chu vi là 12 dm. Tính diện tích của hình chữ nhật đó, biết chiều dài gấp đôi chiều rộng.

Đáp án các bài tập

Dạng 1:

Bài tập 1.1: [Tính chu vi]

a] Chu vi tam giác ABC là:

AB + BC + CD = 3 + 4 + 5 = 12 [dm].

b] Đổi 5 dm = 50 cm.

Chu vi của hình chữ nhật đó là:

[50 + 7] . 2 = 114 [cm].

c] Chu vi hình vuông đó là: 4 . 10 = 40 [cm]

d] Đổi 4 m = 40 dm.

Chu vi hình bình hành đó là:

[40 + 7] . 2 = 94 [dm].

e] Chu vi hình thoi đó là: 4 . 6 = 24 [m]

f] Chu vi của hình lục giác đều đó là: 6 . 3 = 18 [dm].

Bài tập 1.2:

a] a + b + c.

b] 2 . [m + n]

c] 4a

d] 2 . [u + v]

e] 4a

Dạng 2:

Bài tập 2.1: [Tính diện tích]

a] Đổi 2 dm = 20 cm.

Diện tích hình chữ nhật đó là: 3 . 20 = 60 [cm2].

b] Diện tích hình vuông đó là: 52 = 25 [m2].

Bài tập 2.2: Vẽ thêm vào hình các đoạn thẳng AL, DM, KN như sau:

a] Tam giác ABC có cạnh đáy là BC và đường cao tương ứng là AL.

Vì độ dài cạnh của mỗi ô vuông là 1 cm nên BC = 4 cm và AL = 2 cm.

Do đó, diện tích tam giác ABC bằng:

b] Hình thang DEFG có đáy nhỏ là DG, đáy lớn là EF và chiều cao là DM.

Ta có: DG = 2 cm, EF = 4 cm, DM = 2 cm.

Do đó, diện tích hình thang DEFG bằng:

c] Hình bình hành HIJK có cạnh đáy là IJ và chiều cao tương ứng là KN.

Ta có: IJ = 3 cm và KN = 2 cm.

Do đó, diện tích hình bình hành HIJK bằng:

KN . IJ = 2 . 3 = 6 [cm2].

Bài tập 2.3: Tính diện tích của các hình sau, biết độ dài cạnh của mỗi ô vuông là 2 dm.

a] Vì độ dài cạnh của mỗi ô vuông là 2 dm nên AB = 2 . 2 = 4 [dm].

Do đó diện tich của hình vuông ABCD bằng: AB2 = 42 = 16 [dm2].

b] EF = 3 . 2 = 6 [dm] và EH = 2 . 2 = 4 [dm].

Diện tích hình chữ nhật EFGH là: EF . GH = 6 . 4 = 24 [dm2].

c] IK = 4 . 2 = 8 [dm] và LJ = 2 . 2 = 4 [dm]

Diện tích hình thoi IJKL là:

Bài tập 2.4:

a] a2.

b] a . b.

Dạng 3:

Bài tập 3.1: Gọi a [cm] là độ dài cạnh còn lại của hình chữ nhật đó. Khi đó, diện tích của hình chữ nhật này là 3a [cm2].

Theo đề bài thì diện tích hình chữ nhật này là 12 cm2.

Do đó: 3a = 12. Suy ra a = 12 : 3 = 4.

Vậy cạnh còn lại của hình chữ nhật đã cho là 4 cm, nên chu vi của hình chữ nhật này là:

[3 + 4] . 2 = 14 [cm]

Bài tập 3.2: Gọi a [cm] là độ dài cạnh còn lại của hình chữ nhật đó.

Khi đó, chu vi hình chữ nhật này là: [a + 15] . 2.

Theo đề bài thì chu vi của hình chữ nhật này là 74 cm. Do đó: [a + 15] . 2 = 74.

Suy ra: a + 15 = 74 : 2 = 37.

Vì a + 15 = 37 nên a = 37 – 15 = 22.

Vậy cạnh còn lại của hình chữ nhật đã cho là 22 cm.

Do đó, diện tích của hình chữ nhật đã cho là:

15 . 22 = 330 [cm2].

Bài tập 3.3: Gọi a [cm] là độ dài cạnh của hình vuông đó.

Khi đó, chu vi của hình vuông này là 4a [cm2].

Theo đề bài thì chu vi là 24 cm nên 4a = 24.

Do đó: a = 24 : 4 = 6 [cm]

Vậy hình vuông đã cho có cạnh là 6 cm, nên diện tích của nó là:

62 = 36 [cm2].

Bài tập 3.4: Gọi a [dm] là chiều rộng.

Vì chiều dài gấp đôi chiều rộng nên chiều dài là 2a [dm].

Khi đó, chu vi hình chữ nhật là: [a + 2a] . 2

Theo đề bài thì chu vi hình chữ nhật là 12 dm nên [a + 2a] . 2 = 12.

Do đó: a + 2a = 12 : 2 = 6.

Vậy a + 2a = 6.

Suy ra 3a = 6, nên a = 6 : 3 = 2.

Vậy chiều rộng là 2 dm và chiều dài là 2 . 2 = 4 [dm].

Do đó, diện tích hình chữ nhật đó là:

2 . 4 = 8 [dm2].

Video liên quan

Chủ Đề