Bài tập Toán hình 11 chương 3 Bài 1


Tài liệu gồm 86 trang trình bày phương pháp giải các dạng toán và bài tập tự luận – trắc nghiệm có đáp án chủ đề Quan hệ vuông góc trong chương trình Hình học 11 chương 3.

Nội dung tài liệu:
Bài 1. Đường thẳng vuông góc với đường thẳng. Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng
I. Tóm tắt lý thuyết  1. Đường thẳng vuông góc với đường thẳng. Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng 2. Mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng

II. Các dạng toán
+ Dạng 1: Đường vuông góc đường. Đường vuông góc mặt

+ Dạng 2: Góc giữa đường thẳng và mặt phẳng

Bài 2. Hai mặt phẳng vuông góc


I. Tóm tắt lý thuyết  1. Hai mặt phẳng vuông góc 2. Các định lý quan trọng 3. Hình lăng trụ đứng, hình hộp chữ nhật, hình lập phương 4. Hình chóp đều và hình chóp cụt đều 5. Trục của đường tròn ngoại tiếp tam giác

II. Các dạng toán
+ Dạng 1: Hai mặt phẳng vuông góc

+ Dạng 2: Góc giữa hai mặt phẳng

Bài 3. Khoảng cách 


I. Tóm tắt lý thuyết 1. Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng, đến một mặt phẳng 2. Khoảng cách giữa đường thẳng và mặt phẳng song song, giữa hai mặt phẳng song song 3. Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau

II. Các dạng toán
+ Dạng 1: Khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng

+ Dạng 2: Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau

Bài 4. Diện tích hình chiếu 


Bài 5. Ôn tập Hình học 11 chương 3 [ads]

Tài liệu được trình bày bằng LaTex rất đẹp, bạn đọc có thể xem thêm các tài liệu khác của thầy Nguyễn Ngọc Dũng sau đây:

  • Cho hình lăng trụ tứ giác: ABCD.A'B'C'D'. Mặt phẳng [P] cắt các cạnh bên AA', BB', CC', DD' lần lượt tại I, K, L, M. xét các véctơ có các điểm đầu là các điểm I, K, L, M và có các điểm cuối là các đỉnh của hình lăng trụ. hãy chỉ ra các véctơ:

     a] Các véctơ cùng phương với \[\overrightarrow{IA}\];

    b] Các véctơ cùng hướng với \[\overrightarrow{IA}\];

    c] Các véctơ ngược hướng với \[\overrightarrow{IA}\].

  • Cho hình hộp ABCD.A'B'C'D'. Chứng minh rằng:

    a] \[\overrightarrow{AB} + \overrightarrow{B'C'} + \overrightarrow{DD'} = \overrightarrow{AC'};\]

    b]  \[\overrightarrow{BD} - \overrightarrow{D'D} - \overrightarrow{B'D'} = \overrightarrow{BB'};\]

    c]  \[\overrightarrow{AC} + \overrightarrow{BA'} + \overrightarrow{DB} + \overrightarrow{C'D} = \overrightarrow{0}.\]

  • Cho hình bình hành ABCD. Gọi S là một điểm nằm ngoài mặt phẳng chứa hình bình hành. Chứng minh rằng: \[\overrightarrow{SA}\] + \[\overrightarrow{SC}\] = \[\overrightarrow{SB}\] + \[\overrightarrow{SD}\].

  • Cho hình tứ diện ABCD. Gọi M và N lần lượt là trủng điểm của AB và CD. Chứng minh rằng: 

    a] \[\overrightarrow{MN}=\frac{1}{2}\left [ \overrightarrow{AD}+\overrightarrow{BC} \right ];\]

    b] \[\overrightarrow{MN}=\frac{1}{2}\left [ \overrightarrow{AC}+\overrightarrow{BD} \right].\]

  • Cho hình tứ diện ABCD. Hãy xác định hai điểm E, F sao cho:

    a] \[\overrightarrow{AE}=\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AC}+\overrightarrow{AD};\]

    b] \[\overrightarrow{AF}=\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AC}-\overrightarrow{AD}.\]

  • Cho hình tứ diện ABCD. Gọi G là trọng tâm tam giác ABC. Chứng minh rằng: \[\overrightarrow{DA}+\overrightarrow{DB}+\overrightarrow{DC}=3\overrightarrow{DG}.\]

  • Gọi M và N lần lượt là trung điểm của các cạnh AC và BD của tứ diện ABCD. Gọi I là trung điểm của đoạn thẳng MN và P là một điểm bất kì trong không gian. Chứng minh rằng: 

    a] \[\overrightarrow{IA}+\overrightarrow{IB}+\overrightarrow{IC}+\overrightarrow{ID}=\overrightarrow{0}\]

    b] \[\overrightarrow{PI}=\frac{1}{4}[\overrightarrow{PA}+\overrightarrow{PB}+\overrightarrow{PC}+\overrightarrow{PD}]\]

  • Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A'B'C' có  \[\overrightarrow{AA}\] = \[\overrightarrow{a}\], \[\overrightarrow{AB}\] = \[\overrightarrow{b}\], \[\overrightarrow{AC}\] = \[\overrightarrow{c}\]. Hãy phân tích [hay biểu thị véctơ \[\overrightarrow{B'C}\], \[\overrightarrow{BC'}\] qua các véctơ \[\overrightarrow{a}\], \[\overrightarrow{b}\], \[\overrightarrow{c}\].

  • Cho tam giác ABC. Lấy điểm S nằm ngoài mặt phẳng [ABC]. Trên đoạn SA lấy điểm M sao cho \[\overrightarrow{MS}\] = \[-2\overrightarrow{MA}\] và trên đoạn BC lấy điểm N sao cho \[\overrightarrow{NB}=-\frac{1}{2}\overrightarrow{NC}.\] Chứng minh rằng ba véctơ  \[\overrightarrow{AB}\], \[\overrightarrow{MN}\], \[\overrightarrow{SC}\] đồng phẳng.

  • Cho hình hộp ABCD.EFGH. Gọi K là giao điểm của AH và DE, I là giao điểm của BH và DF. Chứng minh ba véctơ \[\overrightarrow{AC}, \overrightarrow{KI}, \overrightarrow{FG}\] đồng phẳng.

  • Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ cạnh a. Gọi O và O’ theo thứ tự là tâm của hai hình vuông ABCD và A’B’C’D’.

    a] Hãy biểu diễn các vectơ \[\overrightarrow {AO} ,\overrightarrow {AO'} \], theo các vectơ có điểm đầu và điểm cuối là các đỉnh của hình lập phương đã cho.

    b] Chứng minh rằng \[\overrightarrow {AD}  + \overrightarrow {D'C'}  + \overrightarrow {D'A'}  = \overrightarrow {AB} \]

  • Trong không gian cho điểm O và bốn điểm A, B, C, D phân biệt và không thẳng hàng. Chứng minh rằng điều kiện cần và đủ để bốn điểm A, B, C, D tạo thành một hình bình hành là \[\overrightarrow {OA}  + \overrightarrow {OC}  = \overrightarrow {OB}  + \overrightarrow {OD} \]

  • Cho tứ diện ABCD. Gọi P và Q lần lượt là trung điểm của các cạnh AB và CD. Trên các cạnh AC và BD lần lượt ta lấy các điểm M, N sao cho

    \[\frac{{AM}}{{AC}} = \frac{{BN}}{{BD}} = k\left[ {k > 0} \right]\]

    Chứng minh rằng ba vectơ \[\overrightarrow {PQ} ,\overrightarrow {PM} ,\overrightarrow {PN} \] đồng phẳng.

  • Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A'B'C' có độ dài cạnh bên bằng a. Trên các cạnh bên AA', BB', CC' ta lấy tương ứng các điểm M, N, P sao cho AM + BN + CP = a

    Chứng minh rằng mặt phẳng [MNP] luôn luôn đi qua một điểm cố định.

  • Trong không gian cho hai hình bình hành ABCD và A’B’C’D’ chỉ có chung nhau một điểm A. Chứng minh rằng các vectơ \[\overrightarrow {BB'} ,\overrightarrow {CC'} ,\overrightarrow {DD'} \] đồng phẳng.

  • Trên mặt phẳng [α] cho hình bình hành A1B1C1D1. Về một phía đối với mặt phẳng [α] ta dựng hình bình hành A2B2C2D2. Trên các đoạn A1A2, B1B2, C1C2, D1D2 ta lần lượt lấy các điểm A, B, C, D sao cho

    \[\frac{{A{A_1}}}{{A{A_2}}} = \frac{{B{B_1}}}{{B{B_2}}} = \frac{{C{C_1}}}{{C{C_2}}} = \frac{{D{D_1}}}{{D{D_2}}} = 3\]

    Chứng minh rằng tứ giác ABCD là hình bình hành.

  • Cho hình hộp ABCD.A'B'C'D' có P và R lần lượt là trung điểm các cạnh AB và A'D'. Gọi P', Q, Q' lần lượt là tâm đối xứng của các hình bình hành ABCD, CDD'C', A'B'C'D', ADD'A'

    a] Chứng minh rằng \[\overrightarrow {PP'}  + \overrightarrow {QQ'}  + \overrightarrow {RR'}  = \overrightarrow 0 \]

    b] Chứng minh hai tam giác PQR và P'Q'R' có trọng tâm trùng nhau.

  • Ba vecto \[\vec a,\vec b,\vec c\] có đồng phẳng không nếu một trong hai điều sau đây xảy ra ?

    a. Có một vecto trong ba vecto đó bằng \[\overrightarrow 0 \]

    b. Có hai vecto trong ba vecto đó cùng phương.

  • Cho hình chóp S.ABCD

    a. Chứng minh rằng nếu ABCD là hình bình hành thì \[\overrightarrow {SB}  + \overrightarrow {SD}  = \overrightarrow {SA}  + \overrightarrow {SC} \]. Điều ngược lại có đúng không ?

    b. Gọi O là giao điểm của AC và BD. Chứng tỏ rằng ABCD là hình bình hành khi và chỉ khi \[\overrightarrow {SA}  + \overrightarrow {SB}  + \overrightarrow {SC}  + \overrightarrow {SD}  = 4\overrightarrow {SO} \]

  • Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A’B’C’. Gọi G và G’ lần lượt là trọng tâm của tam giác ABC và A’B’C’, I là giao điểm của hai đường thẳng AB’ và A’B. Chứng minh rằng các đường thẳng GI và CG’ song song với nhau.

  • Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của CD và DD’; G và G’ lần lượt là trọng tâm của các tứ diện A’D’MN và BCC’D’. Chứng minh rằng đường thẳng GG’ và mặt phẳng [ABB’A’] song song với nhau.

  • Trong không gian cho tam giác ABC.

    a. Chứng minh rằng nếu điểm M thuộc mp[ABC] thì có ba số x, y, z mà x + y + z = 1 sao cho \[\overrightarrow {OM}  = x\overrightarrow {OA}  + y\overrightarrow {OB}  + z\overrightarrow {OC} \] với mọi điểm O.

    b. Ngược lại, nếu có một điểm O trong không gian sao cho \[\overrightarrow {OM}  = x\overrightarrow {OA}  + y\overrightarrow {OB}  + z\overrightarrow {OC} \], trong đó x + y + z = 1 thì điểm M thuộc mp[ABC].

  • Cho hình chóp S.ABC. Lấy các điểm A’, B’, C’ lần lượt thuộc các tia SA, SB, SC sao cho SA = aSA’, SB = bSB’, SC = cSC’, trong đó a, b, c là các số thay đổi. Chứng minh rằng mặt phẳng [A’B’C’] đi qua trọng tâm của tam giác ABC khi và chỉ khi a + b + c = 3.

Video liên quan

Chủ Đề