Bài thơ Qua Đèo Ngang được miêu tả như thế nào

“Qua Đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi Qua Đèo Ngang – một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Cảnh đèo Ngang được miêu tả trong thời điểm nào?

Nội dung bài thơ Qua đèo Ngang

Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Dừng chân đứng lại trời, non, nước,

Một mảnh tình riêng ta với ta.

Giới thiệu tác giả Bà huyện Thanh Quan

– Tên thật là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thế kỉ XIX, chưa rõ năm sinh, năm mất

– Quê quán: phường Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây [nay là phường Quảng An, quận Tây Hồ], Hà Nội.

– Chồng bà làm tri huyện Thanh Quan [thuộc Thái Ninh], tỉnh Thái Bình, do đó mà có tên gọi Bà Huyện Thanh Quan

– Cuộc đời:

+ Là vợ của Lưu Nghị [1804-1847] làm quan trải đến chức Viên ngoại lang bộ Hình, nhưng mất sớm [43 tuổi]

+ Dưới thời vua Minh Mạng, bà được mời vào kinh giữ chức Cung Trung Giáo Tập để dạy học cho các công chúa và cung phi.

+ Khoảng một tháng sau khi chồng mất, bà lấy cớ sức yếu xin thôi việc, rồi dẫn bốn con về lại Nghi Tàm và ở vậy cho đến hết đời.

– Sự nghiệp văn chương:

+ Bà là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại ngày xưa, hiện còn để lại sáu bài thơ Đường luật.

+ Thơ bà thể hiện lòng yêu mến cảnh quan thiên nhiên, đất nước và tâm sự u hoài trước thế sự đổi thay. Tác phẩm nào của bà cũng buồn thương da diết, trang nhã và rất điêu luyện.

+ 6 bài thơ Đường luật của bà: Thăng Long thành hoài cổ, Qua chùa Trấn Bắc, Qua Đèo Ngang, Chiều hôm nhớ nhà, Tức cảnh chiều thu, Cảnh đền Trấn Võ, Cảnh Hương sơn.

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Qua đèo Ngang

Dưới thời vua Minh Mạng, bà Huyện Thanh Quan được mời vào kinh đô Huế giữ chức Cung Trung giáo tập để dạy học cho công chúa và cung phi. Trên đường di chuyển từ Bắc Hà vào Huế, bà có dừng chân nghỉ ngơi tại Đèo Ngang – đây là lần đầu tiên bà đến nơi này. Đứng trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của Đèo Ngang, bà tức cảnh sinh tình mà sáng tác nên bài thơ Qua đèo ngang.

Câu hỏi Cảnh đèo Ngang được miêu tả trong thời điểm nào? là một trong những câu hỏi cuối bài thơ, câu hỏi này có thể trả lời theo 2 cách:

Cách 1:

– Qua những chi tiết về thời gian và hình ảnh trong bài, cho ta thấy, thời gian trong bài thơ là lúc chiều tà [bóng xế tà]

– Buổi chiều, đặc biệt là lúc chiều tà, khi mọi vật xung quanh dần chìm vào bóng đêm, sự giao hữu giữa ánh sáng còn sót lại và sự ập đến của bóng tối như đè nặng lên tâm trạng con người hơn bao giờ hết. Sự lắng lại của tâm trạng là những cảm xúc bâng khuâng, buồn man mác, nhìn cảnh vật gợi ra những nỗi nhớ nhung về quê hương da diết. => Trong bài thơ này, tác giả đã vận dụng thời điểm xế chiều của trời đất để diễn tả những cung bậc cảm xúc, những dòng tâm trạng của mình.

Cách 2:

– Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả vào lúc chiều tà [khi trời chuẩn bị tối]

– Chiều tà là khoảng thời gian gợi buồn, việc miêu tả Đèo Ngang vào khoảng thời gian này trong ngày cho thấy tâm trạng buồn thương của tác giả khi bước tới Đèo Ngang. 

Cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo Ngang

Bà Huyện Thanh Quan là một trong những nữ thi sĩ nổi tiếng của nền thơ ca trung đại Việt Nam. Và bài thơ “Qua Đèo Ngang” là một tác phẩm nổi tiếng của bà. Bài thơ đã diễn tả được tình cảnh cô đơn của tác giả cũng như nỗi nhớ quê hương của nhà thơ khi đứng trước không gian nơi đèo Ngang rộng lớn.

Bài thơ được mở đầu với hình ảnh thiên nhiên nơi đèo Ngang – điểm nhìn từ trên cao nhìn xuống phù hợp để khắc họa thiên nhiên một cách bao quát. Vào thời điểm “bóng chiều đã xế tà” cũng là lúc nhà thơ bước chân đến đèo Ngang. Thiên nhiên ở đây có đá núi, cây rừng lại thấp thoáng có sự sống của con người nhưng vẫn thật hoang vu, vắng vẻ:

“Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

Cảnh vật như đang nhuốm màu tâm trạng của nhà thơ. Nguyễn Du cũng từng khẳng định:

“Cảnh nào cảnh chẳng gieo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

Thiên nhiên dù tràn đầy sức sống. Có cả “cỏ” với “cây” điểm thêm “lá” và “hoa” cùng “chen” nhau mà vươn lên, tràn đầy sức sống. Nhưng cảnh vật thì vẫn cứ bao la khiến cho con người chỉ càng cảm thấy thêm đơn độc. Ngay cả khi con người xuất hiện thì cũng chỉ rất nhỏ bé giữa thiên nhiên. Con người trở thành “một chấm buồm nhỏ xíu” trong vũ trụ rộng lớn khôn cùng.

Để rồi nhà thơ đã phải bộc lộ nỗi nhớ nhung dành cho quê hương:

“Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.”

Nhà thơ đã lắng nghe âm thanh của cảnh Đèo Ngang. Cụm từ “con cuốc cuốc”, “cái gia gia” được sử dụng không chỉ là hình ảnh tả thực về loài chim cuốc, chim đa đa. Cách sử dụng biện pháp chơi chữ độc đáo nhằm diễn tả sự tiếc nuối về quá khứ, triều đại nhà Lê thời kỳ vàng son, hưng thịnh nay không còn nữa cũng như nỗi nhớ quê hương tha thiết của chính nhà thơ.

Hai câu thơ cuối cùng kết lại toàn bộ bài thơ với mạch cảm xúc được đẩy lên đến tột cùng. Nhà thơ một mình đứng ở nơi đèo Ngang, xung quanh chỉ có “trời, non, nước” – chỉ có thiên nhiên hoang vu, lạnh lẽo. Đó là sự cô đơn đến của người lữ khách trên hành trình đơn độc. Tâm trạng của nhà thơ cũng chẳng thể chia sẻ cùng với ai. “Một mảnh tình riêng” – tình cảm riêng tư của nhà thơ không có ai để chia sẻ, “ta với ta” – đều chỉ nhà thơ, lúc này bà chỉ có một mình đối diện với chính mình, cô đơn và lẻ loi.

Như vậy, khi đọc bài thơ “Qua Đèo Ngang”, người đọc dường như cảm nhận được nỗi cô đơn của thi sĩ. Cũng càng thêm đồng cảm sâu sắc với nỗi lòng của Bà Huyện Thanh Quan.

Trên đây là nội dung bài viết Cảnh đèo Ngang được miêu tả trong thời điểm nào? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Câu 3 [trang 103 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1]

Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì? Chú ý đến không gian, thời gian, cảnh vật, âm thanh, cuộc sống con người; các từ láy: lác đác, lom khom; các từ tượng thanh: quốc gia, gia gia.

Soạn cách 1

Cảnh tượng đèo ngang được hiện lên với những chi tiết, hình ảnh, âm thanh đặc trưng của một buổi chiều buồn:

- Bóng xế tà: Con người được hiện ra qua hình ảnh cái bóng => Cách miêu tả thời gian gián tiếp và rất tinh tế

- Không gian: Đèo ngang, đang dần chìm vào bóng tối, chỉ còn trơ trọi một cái “bóng” của con người [ta với ta], còn lại là nhường chỗ cho cảnh vật. Nhưng cảnh vật cũng trở nên hoang sơ, tiêu điều “cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Sự cô đơ, trơ trọi của con người được đạt tới đỉnh điểm qua chi tiết “một mảnh tình riêng, ta với ta. Giữa vũ trụ bao la, giữa đèo, giữ sông, giữa núi non trùng điệp vậy mà hình ảnh nhân vật xuất hiện lẻ loi, cô đơn biết nhường nào tả xiết.

- Cuộc sống con người cũng không khác gì cảnh vật, vẫn là những hình ảnh gợi cho chúng ta sự xơ xác, thưa thớt, trống vắng, “lom khom dưới núi, tiều vài chú/ lác đác bên sông, chợ mấy nhà”.

- Âm thanh: âm thanh trở nên não lòng và hiu quạnh, không phải tiếng chợ gần xa, cũng chẳng có tiếng người qua lại, mà thay vào đó là tiếng kêu của con “quốc quốc”[con cuốc] và “gia gia”[ con đa đa].

Soạn cách 2

Cảnh qua đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết như:

- Không gian: Đèo Ngang hoang sơ, heo hút

- Thời gian: chiều tà

- Cảnh vật: chỉ có cỏ cây xen lá, đá chen hoa, heo hút, ít người qua lại

- Âm thanh: chỉ có tiếng kêu khắc khoải của con cuốc cuốc và cái gia gia

- Cuộc sống của con người: thưa thớt tiêu điều khi chỉ có vài chú tiều dưới núi, lác đác vài nhà bên sông.

- Các từ láy lác đác, lom khom  đã cho thấy con người xuất hiện đã ít ỏi còn nhỏ bé giữa không gian núi rừng rộng lớn. Từ láy quốc quốc, gia gia  cho thấy tiếng kêu khắc khoải vô vọng giữa không gian rộng lớn của Đèo Ngang.

Đọc hai câu thơ sau đây:

“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”.

Hãy cho biết cảnh Đèo Ngang trong hai câu thơ trên được miêu tả như thế nào?

A. Tươi tắn, sinh động

B. Phong phú, đầy sức sống.

C. Um tùm, rậm rạp  

D. Hoang vắng, thê lương

Cảnh tượng Đèo Ngang trong bài thơ “Qua đèo ngang” được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?

Video liên quan

Chủ Đề