Bài thực hành hóa lớp 12 trang 38 năm 2024

Để học tốt Hóa 12 nâng cao, phần này giúp bạn giải các bài tập trong sách giáo khoa Hóa học lớp 12 nâng cao được biên soạn bám sát theo nội dung sách Hóa học 12 nâng cao.

Quảng cáo

Thí nghiệm 1: Phản ứng của Al với dd CuSO4

- Tiến hành TN:

+ Dùng giấy ráp đánh sạch lớp Al2O3 phủ bên ngoài lá nhôm

+ Nhúng lá nhôm vào dd CuSO4

- Hiện tượng: Lá nhôm tan dần, có kết tủa màu đỏ bám vào lá nhôm. Màu xanh của dung dịch nhạt dần.

- Giải thích: Al có tính khử mạnh đã khử ion Cu2+ thành Cu [đỏ] bám vào lá nhôm và tạo ion Al3+ không màu nên màu xanh của dd nhạt dần

PTHH:

2Al + 3Cu2+ → 3Cu + 2Al3+

Thí nghiệm 2: Phản ứng của Al với dd NaOH

- Tiến hành TN

Quảng cáo

+ Cho vài mảnh nhôm vào ống nghiệm

+ Rót vào ống nghiệm 2-3ml dd NaOH

- Hiện tượng: Lá nhôm tan dần, có sủi bọt khí không màu.

- Giải thích: Do tính lưỡng tính của nhôm oxit và nhôm hidroxit .

Trước tiên: màng bảo vệ Al2O3 bị phá hủy trong dd kiềm

Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al[OH]4]

Sau đó Al khử H2O

2Al + 6H2O → 2Al[OH]3 + 3H2

Và màng Al[OH]3 bị phá hủy trong dd kiềm

Al[OH]3 + NaOH → Na[Al[OH]4]

Quá trình liên tục như vậy cho đến khi Al tan hết. Do đó có thể viết gộp PTHH:

2Al + 2NaOH + 6H2O → 2Na[Al[OH]4] + 3H2

Thí nghiệm 3: Điều chế Al[OH]3

- Tiến hành TN:

+ Rót 3ml dd muối nhôm AlCl3 vào ống nghiệm

+ Nhỏ từng giọt dd NaOH loãng, lắc đều ống nghiệm tới khi tạo thành kết tủa

- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa keo trắng

- Giải thích: Kết tủa đó là Al[OH]3

Phải cho từng giọt dd NaOH do Al[OH]3 có tính lưỡng tính, có thể tan trong NaOH dư.

PTHH: AlCl3 + 3NaOH → Al[OH]3 + 3NaCl

Thí nghiệm 4: Tính chất lưỡng tính của Al[OH]3

- Tiến hành TN:

+ Chia chất lỏng có lẫn kết tủa Al[OH]3 ở trên vào 2 ống nghiệm

+ Nhỏ vào ống nghiệm 1 vài giọt dd axit, nhỏ vào ống nghiệm thứ 2 vài giọt dd bazo.

- Hiện tượng: Cả 2 ống nghiệm kết tủa đều ta và tạo dung dịch trong suốt

- Giải thích: Do Al[OH]3 có tính lưỡng tính nên tác dụng được cả với axit và bazo

PTHH: Al[OH]3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

Al[OH]3 + NaOH → Na[Al[OH]4]

Quảng cáo

Các bài giải bài tập Hóa 12 nâng cao chương 6 khác:

  • Bài 33: Nhôm
  • Bài 34: Một số hợp chất quan trọng của nhôm
  • Bài 35: Luyện tập: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm
  • Bài 36: Bài thực hành số 5: Tính chât của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại //tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Bài 8 thực hành Hoá 12 giúp các em học sinh lớp 12 biết cách tiến hành, quan sát, giải thích một số phản ứng về este và cacbohiđrat.

Đồng thời rèn được một số kỹ năng thí nghiệm như: nhỏ giọt, lắc, gạn lọc, đun nóng. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Báo cáo thực hành Hóa 12, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Bài 1 [trang 38 SGK Hóa 12]: Viết tường trình

Thí nghiệm 1: Điều chế etyl axetat :

- Tiến hành TN:

+ Cho vào ống nghiệm 1ml ancol etylic, 1ml axit axetic nguyên chất và 1 giọt H2SO4 đặc

+ Lắc đều, đun cách thủy 5-6 phút trong nước nóng 65-70oC.

+ Làm lạnh, rót thêm vào ống nghiệm 2ml dd NaCl bão hòa

- Hiện tượng: có lớp este mùi thơm tạo thành nổi lên trên dd NaCl.

C2H5OH + CH3COOH → CH3COOC2H5 + H2O

- Giải thích: Este gần như không tan trong nước nên chất lỏng thu được phân 2 lớp, este nhẹ nổi lên trên bề mặt.

Thí nghiệm 2: Phản ứng xà phòng hoá:

- Tiến hành TN:

+ Cho vào bát sứ 1g mỡ [hoặc dầu thực vật] và 2-2,5ml dd NaOH 40%.

+ Đun sôi nhẹ và khuấy đều, thêm vài giọt nước cất

+ Sau 8 phút, rót thêm vào hỗn hợp 4-5ml dd NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ.

+ Để nguội, quan sát hiện tượng.

- Hiện tượng: có lớp chất rắn nhẹ nổi lên trên mặt dd.

- Giải thích: đó là muối Na của axit béo, thành phần chính của xà phòng.

[RCOO]3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5[OH]3

Thí nghiệm 3: Phản ứng của glucozơ với Cu[OH]2:

- Tiến hành TN:

+ Cho vào ống nghiệm 5 giọt dd CuSO4 + 1ml dd NaOH 10%.

+ Lắc nhẹ, gạn lớp dd để giữ kết tủa Cu[OH]2

+ Thêm 2ml dd glucozo 1%, lắc nhẹ

- Hiện tượng: Nhỏ dd glucozơ vào kết tủa Cu[OH]2 bị tan cho phức đồng glucozơ, dd xanh lam.

C6H12O6 + Cu[OH]2 → [C6H11O6]2Cu + H2O

- Giải thích: Glucozo phản ứng làm tan kết tủa Cu[OH]2 tạo phức màu xanh lam.

Thí nghiệm 4: Phản ứng của tinh bột với iot:

- Tiến hành TN:

+ Cho vào ống nghiệm 1-2 ml hồ tinh bột

+ Nhỏ tiếp vài giọt dd iot vào ống nghiệm

+ Đun nóng sau đó để nguội

Nhỏ dung dịch iot vào hồ tinh bột → dung dịch màu xanh ; đun nóng → mất màu ; để nguội → dung dịch màu xanh trở lại.

- Giải thích: phân tử tinh bột hấp thụ iot tạo ra dung dịch có màu xanh. Khi đun nóng, iot bị giải phóng ra khỏi phân tử tinh bột làm mất màu xanh tím. Khi để nguội, iot bị hấp thụ trở lại làm cho dung dịch có màu xanh.

Chủ Đề