Bài viết push là gì

Tin nhắn push khiến không ít người cảm thấy phiền toái và khó chịu. Vậy tin nhắn push là gì? Có bị trừ phí không và làm sao để chặn được tin nhắn này? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp các thắc mắt trên.

Tin nhắn push là tin nhắn gì?

Trong các loại tin nhắn, tin nhắn có chứa nội dung quảng cáo hoặc giới thiệu dịch vụ từ nhà mạng và hiển thị được trên màn hình khóa, màn hình chính được gọi là tin nhắn push. Hiện tại cả 3 nhà mạng tại Việt Nam đều sử dụng tính năng tin nhắn push này để giới thiệu, quảng bá các dịch vụ.

Tin nhắn push gây nhiều khó chịu cho người dùng

Tuy nhiên, nhiều người cảm thấy vô cùng khó chịu với tin nhắn push và không hiểu rõ tin nhắn push là gì.

Ngoài ra, tin nhắn push còn là loại tin nhắn không có đầu số của người gửi. Nó hiển thị ở dạng tin nhắn của nhà mạng và người dùng chỉ có 2 lựa chọn trên màn hình điện thoại là Hủy/Thoát và Đồng ý/Gửi.

Tin nhắn push có mất phí không?

Tin nhắn push được chia làm 2 loại. Trong đó 1 loại mất phí, 1 loại không mất phí.

  • Tin nhắn push không mất phí: Nếu thấy tin nhắn này phiền phức người dùng thường có xu hướng chọn Hủy/Thoát và không mất phí.
  • Tin nhắn push mất phí: Nếu người dùng chọn Đồng ý/Gửi sẽ bị trừ phí.

Nhấn thoát để bỏ qua, Gửi mất phí

Mức phí người dùng bị trừ là phí dịch vụ được giới thiệu trong tin nhắn hoặc là phí để chơi các mini game. Phí này được trừ trực tiếp vào tài khoản gốc và đôi khi tự động gia hạn khiến nhiều người bị 1 khoản tiền lớn mà không rõ nguyên nhân.

Tùy vào từng dịch vụ, phí tin nhắn push là 500 đồng đến 5.000 đồng.

Hướng dẫn hủy tin nhắn push từng nhà mạng

Sau khi đã hiểu rõ tin nhắn push là gì, thấy nó hiển thị quá nhiều và cảm thấy phiền toái các bạn hoàn toàn có thể hủy đi. Việc hủy này vừa tránh bị làm phiền vừa không bị mất tiền oan. Cách hủy tin nhắn push như sau:

Hủy tin nhắn push không khó

  • Với nhà mạng Viettel: Để hủy tin nhắn push các bạn có thể nhắn tin theo cú pháp: HUY gửi 153 hoặc HUY gửi 9000.
  • Với nhà mạng Vinaphone: Nhắn tin theo cú pháp “HUY gửi 9044” để hủy bỏ dịch vụ. Ngoài ra, các bạn có thể hủy bằng cách truy cập vào cài đặt Sim trên máy. Cách thực hiện như sau: Chọn Di động/SIM -> chọn V-Line -> chọn “Kích hoạt” -> chọn “Tắt dịch vụ”.
  • Với nhà mạng Mobifone: Nhắn tin theo cú pháp “TC gửi 9241” từ chối nhận các tin nhắn quảng cáo. Hoặc “HUY gửi 9220” chặn tin nhắn quảng cáo LiveInfo.

Như vậy, chúng tôi đã giải đáp cho các bạn tin nhắn push là gì, cách hủy tin nhắn push để không bị làm phiền và mất tiền oan. Chúc các bạn thực hiện thành công và không còn bị làm phiền bởi những tin nhắn quảng cáo từ nhà mạng.

BÀI VIẾT LIẾN QUAN

  • Chế độ Game Mode là gì? Hiệu quả Game Mode mang lại?
  • Bộ nhớ ROM là gì? Điện thoại bộ nhớ 1TB nào đáng mua nhất hiện nay?

Above the line [ATL] và below the line [BTL] không còn quá xa lạ với ai làm digital marketing. Bên cạnh hai khái niệm này chúng ta còn được nghe tới hai khái niệm push và pull digital marketing. Khái niệm pull và push digital marketing chính là hai cách nói khác của ATL và BTL, được các doanh nghiệp sử dụng trong các chiến lược marketing.

Push digital marketing là chiến lược mà các marketer sử dụng phương tiện kỹ thuật số để gửi, đẩy thông điệp, sản phẩm của doanh nghiệp tới người tiêu dùng và khách hàng tiềm năng. Push digital marketing bao gồm chiến dịch liên quan tới mobile, text message [ tin nhắn văn bản ], multimedia và công nghệ RSS. Những website chuyên đăng tin quảng cáo, hay những website tin tức là một ví dụ điển hình của chiến lược push digital marketing.

Phương pháp push marketing được liệt kê vào Below the line [ BTL] và cho tới nay vẫn phát triển bền vững. Tuy nhiên với sự phát triển của các công cụ tìm kiếm và mạng xã hội đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải thay đổi để tiếp cận, tương tác với người tiêu dùng qua các phương tiện khác nhau.

Sales promotion là cách làm phổ biến ở phương pháp này giúp đẩy thương hiệu và sản phẩm tới người tiêu dùng. Doanh nghiệp tung ra các chương trình khuyến mãi như phiếu giảm giá, mua 1 tặng một…Những chương trình này được tung ra nhằm kích thích thói quen mua sắm của người tiêu dùng, đưa thương hiệu, sản phẩm tới người tiêu dùng.

Pull digital marketing là gì?

Khác với push, pull digital marketing là hoạt động kéo khách hàng lại với doanh nghiệp, tạo sự thuận lợi nhất cho khách hàng mua sản phẩm. Pull digital marketing bao gồm việc viết blog để thu hút người đọc, website riêng để hướng người đọc tới thay vì trực tiếp tới cửa hàng, các hình ảnh, video của doanh nghiệp tạo sự hứng thú cho khách hàng. Với cách làm này, doanh nghiệp thường xuyên đăng tải, cập nhật nội dung và được các website khác link tới cũng như chia sẻ. Pull digital marketing được xếp vào phương pháp ATL.

Sau đây là những phương pháp nhằm kéo khách hàng biết tới thương hiệu, sản phẩm.

Viết blog

Thông qua website cá nhân, hoặc trang web của doanh nghiệp bạn có thể tăng lượng truy cập, khách hàng tiềm năng bằng cách tạo ra những bài viết có nội dung hấp dẫn, hữu ích.

Social media

Với lượng người dùng đông đảo, các trang mạng xã hội như FaceBook, Twitter, Google Plus.. là một nguồn để kéo người đọc tới website của bạn. Chỉ cần chia sẻ bài viết có giá trị và đã được tối ưu lên mạng xã hội đúng địa điểm, thời gian thì bạn đã hướng được khách hàng tiềm năng biết tới thương hiệu của bạn.

Webinars

Doanh nghiệp chủ động tổ chức các buổi hội thảo, sự kiện, đào tạo, giới thiệu sản phẩm online qua đó thu hút và điều hướng người xem tới website của doanh nghiệp.

Email

Gửi email kèm theo thông điệp hoặc giới thiệu sản phẩm mới tới khách hàng tiềm năng. Sau khi đọc email, khách hàng truy cập website để xem và thực hiện mua hàng. Đây chính là pull khách hàng lại với doanh nghiệp.

Cân bằng Push và Pull digital marketing, tại sao không?

Doanh nghiệp chỉ chú trọng tới việc đẩy sản phẩm mà quên mất không kéo khách hàng về với mình. Hoặc bạn chỉ tập trung viết blog, đăng tải nội dung có giá trị nhưng không truyền tải được thông điệp của các nhân, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp và không đưa ra sản phẩm tới người tiêu dùng… Tất cả đều làm giảm hiệu quả của marketing. Vậy để thực hiện một chiến lược marketing thành công chúng ta cần kết hợp, cân bằng cả hai. Những phương pháp dưới đây có thể giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về việc kết hợp hai phương pháp trên như thế nào.

Social media

Với chức năng add friend, like, share, tweet… của mạng xã hội, bạn có thể tìm kiếm khách hàng mục tiêu của mình một cách đơn giản. Bằng cách chia sẻ những bài viết hữu ích liên quan tới sản phẩm, tham gia trả lời các thắc mắc của các thành viên, đưa ra những giải pháp hợp lý trong lĩnh vực, bạn đã thu hút được sự tin tưởng của rất nhiều cá nhân. Thông qua những bài viết, tương tác với người dùng, bạn có thể truyền tải được thông điệp, đưa thương hiệu, sản phẩm tới cộng đồng mạng.

Webinars with coupon

Ban tổ chức những sự kiện, hội thảo, đào tạo, giới thiệu sản phẩm một cách trực tuyến thu hút người tham gia. Trong quá trình tổ chức webinars, doanh nghiệp có thể lồng thêm các coupon. Khi người truy cập tới website, yêu thích sản phẩm của doanh nghiệp, họ có thể sử dụng coupon mà bạn đã tung ra trong webinars để mua sản phẩm.

Đột phá doanh số

Quảng cáo ra đơn ngay, hãy X10 lượng khách hàng bạn có để đột phá doanh số ngay hôm nay

Tư vấn ngay

Blog to lead lists

Thường xuyên đăng tải những bài viết hữu ích, thu hút người đọc. Tuy nhiên, để chuyển đổi người đọc thành khách hàng tiềm năng qua đó truyền tải hình ảnh, sản phẩm của doanh nghiệp tới họ thì bạn cần thu thập email, sau đó dựa vào những email này, bạn dễ dàng đẩy thương hiệu tới họ và chuyển đổi họ thành người sử dụng sản phẩm mà bạn cung cấp.

Tóm lại, trong chiến lược Digital marketing, các nhà sản xuất hay cung cấp dịch vụ thường dùng cả hai hình thức khuyến mãi và khuyến mại phù hợp với chương trình mục tiêu cho từng thời điểm, ngành nghề, từng đặc thù sản phẩm hay dịch vụ.

>> Xem thêm: Tổng hợp những bộ tài liệu Digital Marketing hot nhất hiện nay

Tags

    Chủ Đề