Bàn phím chữ có móc câu là nước nào năm 2024

Nếu được hỏi “Đâu là bố cục bàn phím được sử dụng phổ biến nhất thế giới?”, chắc chắn mọi người sẽ trả lời đó là bạn. Quả thực, những tiện lợi từ bạn đã tăng sự tiện nghi và dễ dàng thao tác máy tính của người dùng trên toàn thế giới.

Tại sao bạn lại có tên “QWERTY” nhỉ? Cái tên “QWERTY” của bạn bắt nguồn từ sáu chữ cái từ trái sang phải trên hàng phím chữ đầu tiên của bàn phím: Q, W, E, R, T, Y. Và càng thêm bất ngờ hơn nữa, đầu tiên bạn được thiết kế để sử dụng trong những chiếc máy đánh chữ, thay vì là bàn phím của máy tính.

Ban đầu bàn phím máy đánh chữ được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái từ A đến Z. Nhưng chính sự sắp xếp này khiến các ngón tay thường bị vướng vào nhau khi gõ, làm người sử dụng khó có thể đánh nhanh. Vì vậy, bạn được tạo ra trong những năm 1860 – 1870 bởi Christopher Latham Sholes – một biên tập viên sống ở Kenosha, Wisconsin, Mỹ.

Bạn được chỉnh sửa nhiều lần, từ những thiết kế chỉ có hai hàng hay cách sắp xếp kí tự khác nhau, để rồi trở nên phổ biến cho tới tận ngày nay với sự ra đời của chiếc máy đánh chữ Remington No. 2 vào năm 1878. Chiếc máy tính mà tôi dùng để viết bức thư này cũng đang sử dụng bố cục bàn phím của bạn đấy!

Bạn được thiết kế để khi một bàn tay gõ chữ, bàn tay còn lại có thể sẵn sàng để gõ chữ tiếp theo. Các chữ cái sắp đặt xa nhau để tối ưu hóa sự di chuyển của hai bàn tay khi đánh máy. So với bố cục bàn phím ban đầu của các máy đánh chữ, việc “tay chặn tay” đã được hạn chế đáng kể.

Chẳng cần lấy ví dụ đâu xa, chỉ riêng ngôn ngữ tiếng Việt của tôi đã được hưởng lợi rất nhiều từ bạn. Lấy ví dụ như từ “bác”, nếu như sử dụng bàn phím mà các kí tự từ A đến Z được sắp xếp một cách tuần tự, thì sẽ thật khó đánh vì cả ba kí tự a, b, c đều nằm ở góc trên cùng của bàn phím. Nhưng khi sử dụng bàn phím có bố cục của bạn, từ “bác” bỗng trở nên dễ đánh hơn rất nhiều khi chữ b và c được đưa ra giữa.

Không chỉ dừng tại đó, sử dụng bạn còn đem lại sự tiện nghi cho những người thuận tay trái. Tuy chỉ chiếm khoảng 10% dân số thế giới nhưng sẽ thật khó khăn để những người ấy làm quen với các bàn phím thiên quá nhiều về phía bên phải.

Bàn phím chữ có móc câu là nước nào năm 2024

Ảnh minh họa: ITN.

Nếu ai để ý kĩ sẽ dễ dàng nhận ra bàn phím có bố cục của bạn mang đặc điểm rất thú vị: Một nửa bên trái có thể gõ được hàng ngàn từ tiếng Anh khác nhau, còn bên phải lại chỉ có thể gõ được vài trăm từ mà thôi. Bởi lẽ, các kí tự được sử dụng nhiều nhất trong tiếng Anh là E, T, A đều nằm ở phần nửa bàn phím bên trái.

Nhưng bạn không chỉ đem lại sự thoải mái cho người thuận tay trái. Đối với tôi, tuy là người thuận tay phải nhưng tính chất này đem lại thật nhiều tiện nghi: Tôi vẫn có thể soạn thảo dễ dàng mà chỉ cần dùng bàn tay trái nếu như bàn tay phải bắt buộc phải cầm chuột và di chuyển. Hay trong các trò chơi, game thủ, dù thuận tay phải nhưng hay dùng bốn phím WASD để chơi thay vì các phím mũi tên bởi chúng quá sát phần họ di chuột, gây khó chịu.

Mặt khác, bạn còn giữ được chân người dùng bởi sự dễ học, dễ nhớ vị trí của các chữ cái và kí tự. Các phím chữ cái được đưa vào trung tâm, các phím số từ 0 đến 9 được sắp xếp ở bên trên các phím chữ cái, còn các phím chức năng được sắp xếp xung quanh đã tạo nên sự đồng đều và hợp lý, giúp ai ai cũng có thể hiểu và nhớ được. Chính nhờ sự dễ hiểu này mà những ai đã thành thạo đánh bàn phím có bố cục của bạn sẽ cảm thấy thoải mái và không muốn học bố cục bàn phím mới – nơi mà họ sẽ phải học lại từ đầu.

Tuy vậy, bạn vẫn còn những khuyết điểm mà tôi mong bạn có thể khắc phục trong tương lai. Trước hết, tuy nửa bàn phím bên phải gõ được ít từ có nghĩa, nhưng điều đó không có nghĩa là không có những từ khó gõ. Chẳng hạn như từ “lollipop”, “monopoly”… sẽ khá khó để gõ bởi vị trí của các chữ l, o, i, p, m khá sát nhau. Đồng thời, việc bố trí các kí tự thường được sử dụng xa nhau, có thể gây nên hiện tượng mỏi tay, nếu người dùng phải gõ trong một khoảng thời gian dài.

Những loại bàn phím khác đang cạnh tranh với bạn như Dvorak, Colemak, Capewell đều được thiết kế để bàn tay không phải di chuyển với khoảng cách quá xa như bạn. Thậm chí, các bàn phím Dvorak, Colemak còn sắp xếp lại các phím gõ, giúp tạo ra nhiều từ có nghĩa hơn chỉ từ một hàng chữ so với bạn.

Hiện nay, bạn vẫn được sử dụng phổ biến nhất thế giới bởi những tiện nghi mà bạn mang lại. Nhưng bên cạnh sự tiện nghi ấy vẫn còn những hạn chế, và các bố cục bàn phím khác đang tích cực khai thác và cải thiện điểm yếu ấy của bạn. Và biết đâu sau này, các thế hệ sau sẽ được học gõ bàn phím Dvorak thay vì là bạn nữa? Nhưng cho dù điều ấy có xảy ra đi chăng nữa, bạn vẫn luôn luôn được nhớ về và ghi nhận bởi lịch sử. Bởi lẽ, bạn chính là bố cục bàn phím đầu tiên được đón nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới!

Biểu tượng dấu tick được hiểu thay cho hành động được xác nhận, rằng điều đó chính xác, được phê duyệt hoặc đã hoàn thành. Tuy nhiên nguồn gốc của nó thì lại ít ai biết, đến từ chữ V trong Veritas - tiếng Hy Lạp cổ có nghĩa là chính xác. Veritas cũng đồng thời Nữ thần của sự thật trong truyện thần thoại Hy Lạp.

Bàn phím chữ có móc câu là nước nào năm 2024

Biểu tượng "có thể tái chế" được sử dụng từ những năm đầu thập niên 70. Ba mũi lên xoay vòng tượng trưng cho nguồn tài nguyên có thể tái chế, và màu xanh của nó đại diện cho môi trường, thiên nhiên.

Bàn phím chữ có móc câu là nước nào năm 2024

Biểu tượng cảnh báo bức xạ được thiết kế vào những năm 1946 sử dụng hình ảnh mang đầy tính hóa học với lõi là hạt nguyên tử, xung quanh là 3 nguyên tố bức xạ hạt nhân Alpha, Beta, Gamma.

Bàn phím chữ có móc câu là nước nào năm 2024

Biểu tượng của phím Command trên MacBook lấy cảm hứng từ biểu tượng được dùng rộng rãi trên các tấm biển ven đường tại Thủy Điển, nhằm thông báo rằng bạn đang ở một địa danh nổi tiếng nào đó.

Bàn phím chữ có móc câu là nước nào năm 2024

Biểu tượng chữ C xuất hiện vào những năm 1670, nhưng sau mới thực sự phổ biến từ những năm 1802, nhằm cho thấy bản quyền tác giả trên mỗi sản phẩm.

Bàn phím chữ có móc câu là nước nào năm 2024

Ký tự @ trên bàn phím máy tính và được sử dụng rộng rãi qua thư điện tử lại có nguồn gốc khá mơ hồ. Năm 1972, R. Tomlinson, một chuyên gia máy tính của Hãng Bolt & Newman, đã soạn thảo một chương trình đơn giản rồi thử gửi một văn bản cho đồng nghiệp ở phòng bên cạnh. Sau đó sáng kiến này dần trở nên phổ biến. Một số ý kiến cho rằng ký hiệu @ nhằm giúp các tu sĩ thời trung cổ đơn giản hóa câu chữ khi viết thư, thay vì viết AS phải dùng nhiều nét bút thì họ chỉ tốn 1 nét với a còng mà thôi.

Bàn phím chữ có móc câu là nước nào năm 2024

Biểu tượng nhánh 3 chạc trên mỗi đầu cắm USB là hình ảnh tái hiện cây đinh ba của thần Poseidon cho thấy sức mạnh của một thiết bị có thể kết nối với bất kỳ máy tính nào.

Bàn phím chữ có móc câu là nước nào năm 2024

Ký tự # xuất hiện hiều trong nhiều năm trở lại đây, đại diện cho một nhóm từ hashtag trên các mạng xã hội. Trong tiếng Latinh, dấu hiệu này tượng trưng hình ảnh một thập giá và được đọc là Cum Deo ("Cùng với Chúa!"). Nó cũng được sử dụng để đánh dấu biểu tượng cân nặng (lb).

Bàn phím chữ có móc câu là nước nào năm 2024

Biểu tượng phím nguồn trên hầu hết các thiết bị điện tử là sự kết hợp từ 2 biểu tượng tượng trưng cho công tắc đóng mở (On/Off) truyền thống, với On là 1 và Of là 0.

Bàn phím chữ có móc câu là nước nào năm 2024

Thuật ngữ "Bluetooth" (có nghĩa là "răng xanh") được đặt theo tên của một vị vua Đan Mạch, vua Harald Bluetooth, nổi tiếng về khả năng giúp mọi người có thể giao tiếp, thương lượng với nhau. Lý do có biệt hiệu "răng xanh" là vì ông vua này mê ăn quả dâu xanh (blueberries) đến mức răng lúc nào cũng có màu xanh đặc trưng.