Báo cáo về nghiệp vụ kế toán ngân hàng năm 2024

Hiện nay, đối với những doanh nghiệp nhỏ giao dịch ngân hàng chủ yếu liên quan đến việc rút tiền và gửi tiền, vì thế nghiệp vụ ngân hàng diễn ra rất ít và không thường xuyên.

Tuy nhiên, đối với các Doanh nghiệp lớn liên quan đến hoạt động Xuất nhập khẩu, hoạt động đầu tư Xây dựng cơ bản, hoạt động về Phân phối…thì nghiệp vụ ngân hàng diễn ra thường xuyên, có thể liên quan đến một hoặc nhiều ngân hàng, liên quan đến hoạt động thanh toán L/C hoặc vay vốn kinh doanh…Chính vì thế, vai trò của kế toán ngân hàng tại doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt đối với việc kiểm soát dòng tiền trong các hoạt động tài chính trong công ty.

Vậy kế toán ngân hàng tại các doanh nghiệp làm những công việc gì, nhiệm của cụ thể của họ ra sao? Hãy cùng tìm hiểu tại bài viết sau đây!

1. Nộp tiền ra ngân hàng để phục vụ các hoạt động của công ty.

2. Định khoản, vào máy các chứng từ tiền gửi, ký cược, ký quỹ, tiền vay ngân hàng.

3. Nhận chứng từ từ các ngân hàng, xắp xếp theo nội dung.

4. Lập bảng kê nộp séc, trình ký, đóng dấu để nộp ra ngân hàng.

5. Thường xuyên kiểm tra số dư tiền gửi các ngân hàng vào mỗi ngày để có các báo cáo cho trưởng phòng nhằm kiểm soát và thực hiện kế hoạch dòng tiền.

6. Kiểm tra số dư tiền gửi các ngân hàng để xem tăng giảm của tiền gửi ngân hàng, báo cáo cho trưởng phòng để kiểm soát và thực hiện kế hoạch dòng tiền.

7. Kiểm tra số dư các tài khoản ngân hàng và làm bút toán chênh lệch tỷ giá các tài khoản ngân hàng.

8. Kiểm tra tính đúng đắn các nội dung ghi trên séc và viết phiếu thu séc với những séc hợp lệ.

9. Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của đề nghị thanh toán và lập lệnh chi tiền, uỷ nhiệm chi, công văn mua ngoại tệ (đối với lệnh chi ngoại tệ)…và nộp ra ngân hàng.

10. Kiểm tra đơn xin bảo lãnh ngân hàng của các bộ phận khi có nhu cầu phải bảo lãnh của ngân hàng.

11. Kiểm tra chứng từ báo nợ, báo có, báo vay, báo trả vay của các ngân hàng.

12. Lập và nộp hồ sơ bảo lãnh tại các ngân hàng.

13. Lập hồ sơ vay vốn ngân hàng, trả nợ vay ngân hàng theo qui định của ngân hàng và mục đích của từng lần vay.

14. Chuyển hồ sơ cho kế toán trưởng và chủ tài khoản ký.

15. Chuyển giao hồ sơ cho ngân hàng và theo dõi tình hình nhận nợ và trả nợ vay ngân hàng.

16, Theo dõi tình hình thực hiện các bảo lãnh tại các ngân hàng.

17. Theo dõi tình hình mở thanh toán, ký hậu vận đơn gốc, bảo lãnh các LC.

18. Theo dõi, liên lạc để thực hiện các công việc đã yêu cầu và giải đáp các khúc mắc của phía ngân hàng.

19. In bảng kê, ký người lập bảng kê, chuyển cho người kiểm soát.

20. In phiếu kế toán, ký người lập và chuyển cho kế toán trưởng ký và lưu trữ.

21. Tổ chức lưu trữ chứng từ: Giấy nộp tiền NSNN, biên lai nộp thuế, UNC nộp thuế…của thuế NK, GTGTNK, TTĐB…(nếu có).

22. Làm bút toán chênh lệch tỷ giá, bên cạnh đó để kiểm soát dữ liệu kịp thời chính xác, kế toán ngân hàng đối soát với Kế toán công nợ để theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng cũng như việc thanh toán cho nhà cung cấp vào cuối tháng.

Báo cáo về nghiệp vụ kế toán ngân hàng năm 2024

Lưu ý khi làm kế toán ngân hàng tại doanh nghiệp

Làm kế toán ngân hàng bạn cần lưu ý đến các chữ ký ở các tờ Séc, Ủy nhiệm chi. Trong quá trình làm phát sinh các nghiệp vụ, kế toán cần lưu ý tập hợp đủ chứng từ và kẹp thành bộ để dễ dàng kiểm tra cũng như rà soát về số liệu. Kế toán ngân hàng cũng cần cập nhật kịp thời để có số dư phục vụ cho việc lên kế hoạch thanh toán của công ty.

Các giấy nhận nợ( nếu vay ngân hàng) thì phải lưu trữ cẩn thận, sắp xếp theo số thứ tự, đối với hóa đơn trên 20 triệu, nếu chiết khấu thanh toán nên photo chứng từ ngân hàng kẹp cùng hóa đơn, chứng từ ngân hàng gốc của những hóa đơn trên 20 triệu thì kẹp cùng sổ phụ 112.

Báo cáo về nghiệp vụ kế toán ngân hàng năm 2024

Tùy vào các vị trí kế toán khác nhau mà bạn cần những kiến thức và kỹ năng khác nhau, tuy nhiên, một trong những yêu cầu cơ bản đối với người làm kế toán ngân hàng tại các doanh nghiệp là cần phải nắm vững kiến thức chung về nghiệp vụ kế toán. Nếu kiến thức còn hổng nhiều bạn nên tham gia các khóa học nghiệp vụ về kế toán và học hỏi ở những đồng nghiệp xung quanh.

Kế toán ngân hàng là gì? Có những nghiệp vụ kế toán ngân hàng nào? Mức lương kế toán ngân hàng hiện tại là bao nhiêu? Hãy cùng tham khảo trong bài viết này của hóa đơn điện tử MISA MeInvoice để biết thêm.

Báo cáo về nghiệp vụ kế toán ngân hàng năm 2024

Lưu ý: Trước khi tìm hiểu về kế toán ngân hàng, bạn có thể tìm hiểu về ngành kế toán nói chung và công việc, lộ trình thăng tiến của kế toán bằng cách đọc bài viết dưới đây

Xem thêm: Kế toán là gì? Công việ và lộ trình thăng tiến của kế toán

I. Tổng quan về kế toán ngân hàng

1. Kế toán ngân hàng là gì?

Kế toán ngân hàng (tiếng Anh là Bank Accountant) là vị trí công việc thực hiện việc ghi chép, tổng hợp, phân loại và giải thích những nghiệp vụ về kinh tế, tài chính để cung cấp những thông tin cần thiết cho các ngân hàng nhằm quản lý hoạt động tiền tệ.

Xem thêm: Kế toán tiếng Anh là gì? Các từ vựng về kế toán tiếng Anh

2. Đặc điểm của kế toán ngân hàng

– Chỉ làm việc cho ngân hàng: Khác với kế toán tổng hợp, kế toán thuế … có thể làm cho nhiều doanh nghiệp, kế toán ngân hàng chỉ làm việc cho các ngân hàng và nắm rõ những quy định của ngân hàng về tài chính.

Xem thêm: Kế toán tổng hợp là gì? Công việc của kế toán tổng hợp

– Có tính xã hội và tổng hợp cao: Ngân hàng là tổ chức trung gian giữa các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức kinh tế và là nơi diễn ra thường xuyên, liên tục các giao dịch. Do đó kế toán viên của ngân hàng phải phản ánh, tổng hợp các hoạt động tài chính, kinh tế một cách liên tục thông qua các hoạt động thanh toán, tín dụng …

– Xử lý quy trình, nghiệp vụ một cách chặt chẽ: Vì kế toán ngân hàng là một mắt xích quan trọng trong hệ thống ngân hàng, xử lý các nghiệp vụ liên quan tới nguồn tiền lớn nên mọi nghiệp vụ phải luôn được xử lý theo đúng quy trình.

– Tính kịp thời và chính xác cao: Hai trong số những yếu tố rất quan trọng của một ngân hàng là vốn và sự luân chuyển của nguồn vốn trong quỹ tiền tệ. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng được tổ chức theo thể thống nhất từ các cơ quan trung ương tới địa phương, từ ngân hàng nhà nước tới tư nhân nên nếu có thay đổi thì kế toán phải cập nhật kịp thời và áp dụng chính xác.

– Khối lượng chứng từ lớn và phức tạp: Do những giao dịch của các cá nhân, tổ chức với ngân hàng diễn ra liên tục nên khối lượng chứng từ mà kế toán ngân hàng phải xử lý là cực kỳ lớn, phức tạp. Điều này tạo ra áp lực lớn và không phải ai cũng có thể làm được.

3. Đối tượng của kế toán ngân hàng

Có 3 đối tượng chính có thể kể đến sau đây:

  • Tài sản được phân loại dựa trên hình thái biểu hiện – hiện trạng: tài sản có – sử dụng vốn – vốn.
  • Nguồn hình thành của tài sản: Tài sản nợ hoặc nguồn vốn.
  • Sự luân chuyển tài sản giữa các ngân hàng (ngân hàng cùng hoặc khác hệ thống).

4. Kế toán ngân hàng có phải kế toán nội bộ không?

Kế toán ngân hàng là một trong các vị trí kế toán nội bộ của doanh nghiệp. Ngoài ra còn những vị trí kế toán nội bộ khác như kế toán kho, kế toán thuế, kế toán tổng hợp … Để tham khảo thêm về kế toán nội bộ, hãy click vào bài xem thêm.

Xem thêm: Kế toán nội bộ là gì? Phân loại kế toán nội bộ hiện nay

Báo cáo về nghiệp vụ kế toán ngân hàng năm 2024

Những nghiệp vụ cơ bản của kế toán tại ngân hàng được liệt kê dưới đây:

  • Nghiệp vụ về ngân quỹ, thanh toán trong ngân hàng
  • Nghiệp vụ về tín dụng, đầu tư tài chính
  • Nghiệp vụ về thanh toán, tín dụng quốc tế
  • Nghiệp vụ về kế toán tài sản cố định, công cụ, dụng cụ
  • Nghiệp vụ về thánh toán vốn giữa những ngân hàng
  • Nghiệp vụ về kinh doanh vàng, đá quý, ngoại tệ
  • Nghiệp vụ về nguồn vốn chủ sở hữu
  • Nghiệp vụ về thu – chi và kết quả kinh doanh
  • Báo cáo tài chính và kế toán

III. Nhiệm vụ chung của kế toán ngân hàng

1. Ghi nhận và phản ánh thông tin: Kế toán ngân hàng có nhiệm vụ ghi chép lại, phản ánh kịp thời, nhanh chóng và chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh khi tại ngân hàng cùng những ngân hàng dịch vụ khác. Việc này giúp bảo vệ tài sản của ngân hàng và tài sản của mọi người tại ngân hàng.

2. Phân tích và tổng hợp số liệu: Đây là nhiệm vụ quan trọng của kế toán doanh nghiệp, cung cấp những thông tin cho lãnh đạo phục vụ cho hoạt động tham mưu và đề xuất những giải pháp hiệu quả cho hoạt động kinh doanh ngân hàng.

3. Kiểm tra đồng thời giám sát hiệu quả sử dụng vốn: Với những khoản thu chi tài chính và sử dụng tài sản của ngân hàng, kế toán ngân hàng sẽ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đồng thời giám sát chặt chẽ quá trình dùng các nguồn vốn này; từ đó góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng vốn.

4. Củng cố công tác kế toán và phục vụ tốt khách hàng: Bên cạnh những công việc nội bộ thì ngân hàng còn phải phục vụ, đáp ứng tốt những yêu cầu của khách hàng cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Vì thế nên kế toán ngân hàng cần tổ chức tốt công tác kế toán và thực hiện việc tiếp nhận vấn đề, phục vụ khách hàng thật chu đáo, chuyên nghiệp.

Nếu làm kế toán ngân hàng và muốn đổi sang làm kế toán doanh nghiệp, bạn hoàn toàn có thể. Hãy xem thêm công việc của kế toán doanh nghiệp trong bài viết dưới đây.

Xem thêm: Kế toán doanh nghiệp là gì? Những điều cần lưu ý về kế toán doanh nghiệp

IV. Công việc của kế toán ngân hàng

Báo cáo về nghiệp vụ kế toán ngân hàng năm 2024

Những công việc mà một kế toán ngân hàng thường hay làm bao gồm:

  • Kiểm tra tính đúng đắn, lập các bảng kê nộp Séc, trình ký và đóng dấu để nộp cho ngân hàng.
  • Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các đề nghị thanh toán và lập các lệnh chi tiền, giấy tờ ủy nhiệm chi (UNC), công văn mua ngoại tệ để nộp ra ngân hàng.
  • Kiểm tra các loại chứng từ ngân hàng, định khoản và nhập dữ liệu vào phần mềm.
  • Lập, kiểm tra và theo dõi những hồ sơ xin bảo lãnh ngân hàng.
  • Lập hồ sơ vay vốn ngân hàng, trả nợ vay ngân hàng.
  • Kiểm tra số dư tiền gửi cho các ngân hàng để nắm được sự tăng giảm, báo cáo cho cấp trên để kiểm soát và thực hiện kế hoạch dòng tiền.
  • Chuẩn bị hồ sơ để mở L/C, theo dõi tình hình quá trình mở thanh toán, ký hậu vận đơn gốc và bảo lãnh L/C.
  • In bảng kê, ký và chuyển cho người kiểm tra bảng kê.
  • Tổ chức lưu trữ chứng từ: Giấy nộp tiền NSNN, biên lai thuế, …

V. Định khoản của kế toán ngân hàng

Báo cáo về nghiệp vụ kế toán ngân hàng năm 2024

Định khoản kế toán ngân hàng là việc xác định những nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải ghi vào bên Nợ, bên Có của tài khoản kế toán tương ứng với số tiền cụ thể. Định khoản kế toán ngân hàng sẽ giúp kế toán thực hiện các báo cáo đúng và chính xác về số liệu.

Các bước định khoản

  • Bước 1: Xác định xem trong mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan tới những đối tượng kế toán nào tương ứng.
  • Bước 2: Xác định xem đối tượng kế toán nào tăng, đối tượng nào giảm với một số tiền cụ thể.
  • Bước 3: Xác định sẽ ghi NỢ, ghi CÓ cho tài khoản nào, số tiền cụ thể là bao nhiêu.
  • Bước 4: Kiểm tra tổng tiền ghi vào bên NỢ và bên CÓ của các tài khoản.

VI. Những kỹ năng cần có

Để trở thành một kế toán ngân hàng chuyên nghiệp sẽ cần phải có cả kỹ năng chuyên môn lẫn kỹ năng mềm. Một số kỹ năng cơ bản có thể kể đến là:

  • Kỹ năng về chuyên môn và nghiệp vụ kế toán ngân hàng.
  • Kỹ năng sử dụng tin học văn phòng thành thạo, sử dụng được những phần mềm kế toán có tính chuyên ngành để hỗ trợ công việc.
  • Kỹ năng phân tích các chỉ số.
  • Kỹ năng sắp xếp công việc và quản lý thời gian để tránh bị quá tải khi làm việc.
  • Khả năng tập trung cao độ trong môi trường áp lực cao.
  • Kỹ năng thuyết trình, trình bày tốt.
  • Tỉ mỉ, kỹ lưỡng trong khi làm việc.

VII. Lương kế toán ngân hàng

Báo cáo về nghiệp vụ kế toán ngân hàng năm 2024

Với nhiều người định hướng làm kế toán ngân hàng thì mức lương là một trong những tiêu chí quan trọng cần phải biết. Vậy mức lương cho vị trí này hiện tại đang là bao nhiêu tại Việt Nam? Dưới đây là mức lương tham khảo:

  • Mức lương trung bình: 545$ /tháng (tương đương ~ 12.400.000 đồng/tháng);
  • Dải lương phổ biến: 415 – 480$ /tháng (tương đương ~ 9.400.000 – 10.900.000 đồng/tháng);
  • Lương thấp nhất: 350$ /tháng (tương đương ~ 7.900.000 đồng/tháng);
  • Lương cao nhất: 1.000$ /tháng (tương đương ~ 23.000.000 đồng/tháng).

Lời kết

Trên đây là tất cả những thông tin mà bạn đọc cần biết về kế toán ngân hàng. Hi vọng với những thông tin này, bạn đã biết được lộ trình trở thành kế toán ngân hàng của bản thân cần những yếu tố gì.