Bảo lãnh tiền tạm ứng là gì năm 2024

1. Căn cứ Thông tư 62/2020/TT-BTC ngày 22/6/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN, quy định:

- Tại Điểm g, Khoản 1, Điều 6 quy định: “ Đối với các Hợp đồng có quy định phải bảo lãnh tạm ứng, KBNN kiểm soát đảm bảo thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng phải được kéo dài cho đến khi đơn vị sử dụng ngân sách đã thu hồi hết số tiền tạm ứng”.

- Tại Khoản 4, Điều 7 quy định:

“Đối với các hợp đồng có thỏa thuận về bảo lãnh tạm ứng trong điều khoản của hợp đồng:

  1. Trước khi KBNN thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho đơn vị sử dụng ngân sách để tạm ứng vốn cho nhà thầu hoặc nhà cung cấp, đơn vị sử dụng ngân sách gửi đến KBNN bảo lãnh tạm ứng của nhà thầu hoặc nhà cung cấp với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng.
  1. Giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng sẽ được giảm trừ tương ứng với giá trị tiền tạm ứng đã thu hồi qua mỗi lần thanh toán giữa đơn vị sử dụng ngân sách và nhà thầu hoặc nhà cung cấp. Đơn vị sử dụng ngân sách đảm bảo và chịu trách nhiệm giá trị của bảo lãnh tạm ứng của nhà thầu hoặc nhà cung cấp tương ứng với số dư tiền tạm ứng còn lại;
  1. Hết thời gian bảo lãnh tạm ứng đơn vị phải yêu cầu nhà thầu hoặc nhà cung cấp gia hạn bảo lãnh tạm ứng gửi KBNN, đảm bảo thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng phải được kéo dài cho đến khi đơn vị sử dụng ngân sách đã thu hồi hết số tiền tạm ứng.”

2. Tại Điểm a, Khoản 2, Điều 4 Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT ngày 31/5/2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, quy định: “Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa [bao gồm cả trường hợp mua sắm tập trung]: Mẫu số 2A sử dụng để lập E-HSMT áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ;”. Trong đó, tại phần 4, Biểu mẫu hợp đồng quy định Mẫu số 19 [Bão Lãnh tiền tạm ứng đính kèm].

Từ các quy định nêu trên, đề nghị đơn vị sử dụng ngân sách phối hợp với KBNN [nơi giao dịch] thực hiện kiểm soát vốn tạm ứng và bảo lãnh tạm ứng đảm bảo đúng quy định của pháp luật hiện hành./.

Công ty Phát triển và Khai thác hạ tầng khu công nghiệp Nam Định được UBND tỉnh Nam Định giao làm chủ đầu tư công trình xây dựng hệ thống điện chiếu sáng các tuyến đường giao thông khu vực III, IV, V - KCN Hòa Xá.

Công ty đã tổ chức đấu thầu và lựa chọn được nhà thầu thi công xây dựng; giá trị hợp đồng thi công xây dựng là 11.744.754.773 đồng; thời gian thực hiện hợp đồng là 200 ngày.

Căn cứ kế hoạch vốn năm 2018 được UBND tỉnh giao cho công trình; Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng; Thông tư số 09/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng; Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/1/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, khi thương thảo và ký kết hợp đồng thi công xây dựng, tại Khoản 4.2 Điều 4 [bảo đảm thực hiện và bảo lãnh tạm ứng hợp đồng] và Khoản 8.2, Điều 8 [giá hợp đồng, tạm ứng và thanh toán] có ghi:

- Bên giao thầu sẽ tạm ứng cho bên nhận thầu số tiền là: 4.309.100.000 đồng

- Bên nhận thầu phải cung cấp cho bên giao thầu một bảo lãnh tạm ứng hợp đồng bằng với số tiền là 4.309.100.000 đồng trước khi bên giao thầu chuyển tiền tạm ứng, thời hạn của bảo lãnh tạm ứng đến ngày 10/3/2019.

- Số tiền tạm ứng sẽ được bên giao thầu thu hồi dần theo từng đợt thanh toán và sẽ thu hồi hết khi khối lượng thanh toán đạt 80% giá hợp đồng đã ký; mức thu hồi từng lần là 46% giá trị nghiệm thu thanh toán; sau mỗi lần thu hồi tạm ứng, nếu bên nhận thầu có nhu cầu, bên giao thầu sẽ xác nhận số tiền đã thu hồi tạm ứng cho bên nhận thầu.

Tuy nhiên, khi làm thủ tục tạm ứng cho nhà thầu, cán bộ kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước tỉnh Nam Định yêu cầu sửa lại hợp đồng thi công xây dựng [nội dung yêu cầu sửa lại như sau: Số tiền thu hồi tạm ứng từng lần chủ đầu tư phải quy ra số tiền cụ thể [500 triệu đồng, 1 tỷ đồng, 2 tỷ đồng…], ghi tỷ lệ % thu hồi [46%] trên giá trị nghiệm thu thanh toán là chung chung, mập mờ…].

Qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty Phát triển và Khai thác hạ tầng khu công nghiệp Nam Định hỏi, yêu cầu của cán bộ kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước tỉnh Nam Định như vậy là đúng hay sai?

Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Về tạm ứng và thu hồi tạm ứng hợp đồng xây dựng, tại Khoản 2, Điều 6 Thông tư số 09/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng quy định: Phương pháp tính toán thu hồi dần tiền tạm ứng do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm các nguyên tắc. Việc tính toán, thu hồi dần tiền tạm ứng được thực hiện sau khi bên nhận thầu được tiền tạm ứng và thu hồi trong các lần thanh toán; tiền tạm ứng được thu hồi hết khi thanh toán đạt 80% giá trị hợp đồng đã ký; bảo đảm phù hợp với hồ sơ hợp đồng thi công.

Đồng thời, theo mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình ban hành kèm theo Thông tư số 09/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng: Tiền tạm ứng sẽ được thu hồi bằng cách giảm trừ trong các lần thanh toán. Tỷ lệ giảm trừ sẽ dựa trên tỷ lệ thu hồi được quy định trong phụ lục hợp đồng.

Về tạm ứng vốn đầu tư, tại Khoản 1, Điều 8 Thông tư số 08/2016/TT- BTC ngày 18/1/2016 của Bộ Tài chính về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước đã quy định:

“Việc tạm ứng vốn của chủ đầu tư cho nhà thầu hoặc nhà cung cấp cho các công việc cần thiết để triển khai thực hiện hợp đồng hoặc các công việc không thông qua hợp đồng. Mức vốn tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu theo đúng quy định và phải được quy định rõ trong hợp đồng. Vốn tạm ứng được thu hồi qua các lần thanh toán khối lượng hoàn thành của hợp đồng, mức thu hồi từng lần do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu và quy định cụ thể trong hợp đồng và bảo đảm thu hồi hết khi giá trị thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng”.

Hiện nay, một số nội dung về tạm ứng vốn của Thông tư số 08/2016/TT- BTC ngày 18/3/2018 nêu trên đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 52/2018/TT-BTC ngày 24/5/2018 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/1/2016 và Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính [có hiệu lực từ ngày 10/7/2018].

Tuy nhiên, do trong nội dung câu hỏi chưa nói rõ thời điểm ký hợp đồng, vì vậy trường hợp hợp đồng đã ký và đang thực hiện trước ngày Thông tư số 52/2018/TT-BTC ngày 24/5/2018 của Bộ Tài chính có hiệu lực, đồng thời trong hợp đồng đã quy định cụ thể tỷ lệ thu hồi tạm ứng từng lần thanh toán thì Kho bạc Nhà nước căn cứ vào các điều khoản trong hợp đồng thực hiện thu hồi tạm ứng theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/1/2016. Chủ đầu tư và nhà thầu chịu trách nhiệm tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý hợp đồng xây dựng.

Về thực tế xử lý khoản tạm ứng của Công ty Phát triển và khai thác hạ tầng KCN Nam Định: Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước tỉnh Nam Định, mặc dù có trao đổi với đơn vị như trên nhưng căn cứ quy định của Bộ Tài chính về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, ngày 16/11/2018 Kho bạc Nhà nước tỉnh Nam Định đã tạm ứng cho nhà thầu theo đúng đề nghị của chủ đầu tư số tiền là 4.309.100.000 đồng.

Giá trị tạm ứng bao nhiêu thì phải bảo lãnh?

\=> Như vậy, căn cứ quy định trên thì nếu công ty bạn tạm ứng hợp đồng lớn hơn 01 tỷ đồng thì mới phải bảo lãnh tạm ứng hợp đồng. Trường hợp dưới hoặc bằng thì không bắt buộc phải bảo lãnh tạm ứng.

Bảo lãnh hoàn trả tiền tạm ứng là gì?

Bảo lãnh tạm ứng hợp đồng là hình thức ràng buộc mang tính pháp lý để nhà thầu không vi phạm hợp đồng đồng, không vi phạm tiến độ thực hiện hợp đồng và đảm bảo nhà thầu sử dụng khoản tiền tạm ứng đúng mục đích với thời gian tạm ứng bằng thời gian thực hiện hợp đồng.

Hồ số bảo lãnh tạm ứng gồm những gì?

Hồ sơ tạm ứng vốn [gửi theo từng lần đề nghị tạm ứng vốn], bao gồm: Giấy đề nghị thanh toán vốn; Chứng từ chuyển tiền; Văn bản bảo lãnh tạm ứng hợp đồng [bản chính hoặc sao y bản chính theo quy định] đối với trường hợp phải có bảo lãnh tạm ứng.

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng xây dựng là gì?

Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng là việc bên nhận thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian thực hiện hợp đồng; khuyến khích áp dụng hình thức bảo lãnh. 2.

Chủ Đề