Bao nhiêu tuổi thì được xét định mức điện năm 2024

Để tham gia vào các giao dịch dân sự, việc xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân là vấn đề hết sức quan trọng nhằm bảo tính hiệu lực của hợp đồng, giao dịch. Một trong những căn cứ để xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân là độ tuổi. Pháp luật quy định mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khác nhau theo từng độ tuổi và tương ứng với từng độ tuổi thì cá nhân sẽ có phương thức tham gia giao dịch dân sự phù hợp.

Theo quy định tại Điều 20 và Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015, năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo 04 giai đoạn tuổi như sau: từ 0 đến dưới 6 tuổi; từ đủ 06 tuổi đến dưới 15 tuổi; từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi; từ đủ 18 tuổi trở lên.

1. Độ tuổi từ 0 đến dưới 6 tuổi

- Trong độ tuổi này, cá nhân có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ. Người từ 0 đến dưới 6 tuổi là chủ thể của giao dịch dân sự [người này vẫn có thể có tài sản riêng, thậm chí khi mới thành thai là đã có quyền thừa kế theo quy định tại Điều 613 Bộ luật Dân sự năm 2015].

- Phương thức xác lập, thực hiện giao dịch dân sự: căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015 “Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện”; khoản 2 Điều 73 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 “Cha hoặc mẹ có quyền tự mình thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con chưa thành niên”; khoản 1 Điều 77 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 “Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con,...”.

Để tham gia vào giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi phải gián tiếp thông qua người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

2. Độ tuổi từ đủ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi

- Cá nhân trong độ tuổi này có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ, là chủ thể của giao dịch dân sự.

- Phương thức xác lập, thực hiện giao dịch dân sự: căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015 “Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi”; khoản 2 Điều 73 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 “Cha hoặc mẹ có quyền tự mình thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con chưa thành niên”; khoản 1 Điều 77 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 “Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”.

Từ quy định trên, có 03 quan điểm về phương thức xác lập, thực hiện giao dịch của cá nhân:

+ Quan điểm thứ nhất: Mọi giao dịch đều phải gián tiếp thông qua người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi [theo khoản 2 Điều 73 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014].

+ Quan điểm thứ hai [áp dụng cả 02 văn bản Luật]: Có 02 cách xác lập, thực hiện giao dịch: [i] Gián tiếp thông qua người đại diện theo pháp luật; [ii] tự mình trực tiếp thực hiện mọi giao dịch dân sự khi có giấy tờ tùy thân và có văn bản đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

+ Quan điểm thứ ba [áp dụng khoản 1 Điều 77 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014]: Mọi giao dịch đều phải gián tiếp thông qua người đại diện theo pháp luật và có văn bản thể hiện nguyện vọng của con nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

3. Độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi

- Cá nhân trong độ tuổi này có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ, là chủ thể của giao dịch dân sự.

- Phương thức xác lập, thực hiện giao dịch dân sự: căn cứ quy định tại tại khoản 4 Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015 “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý”; khoản 2 Điều 73 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 “Cha hoặc mẹ có quyền tự mình thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con chưa thành niên”; khoản 2 Điều 77 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 “Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ”.

Xác lập, thực hiện giao dịch dân sự theo hai cách [áp dụng theo cả 02 văn bản luật]:

+ Gián tiếp thông qua người đại diện theo pháp luật [theo khoản 2 Điều 73 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014].

+ Trực tiếp thực hiện mọi giao dịch khi có giấy tờ tùy thân và có văn bản đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Đối với giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi thì trực tiếp thực hiện.

4. Độ tuổi đủ 18 tuổi trở lên

- Cá nhân trong độ tuổi này có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, là chủ thể của giao dịch dân sự.

- Phương thức xác lập, thực hiện giao dịch dân sự: căn cứ khoản 1 Điều 134 Bộ luật Dân sự năm 2015 “Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân [sau đây gọi chung là người đại diện] nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác [sau đây gọi chung là người được đại diện] xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”.

Xác lập, thực hiện giao dịch dân sự theo hai cách:

+ Gián tiếp thông qua người đại diện.

+ Trực tiếp thực hiện mọi giao dịch.

5. Vấn đề trao đổi và kiến nghị

Trong quy định về việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự của cá nhân có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ theo độ tuổi giữa Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có sự “giao thoa” nhau, mặc dù không có “độ vênh” dẫn đến việc áp dụng pháp luật mâu thuẫn nhưng lại thiếu sự thống nhất trong cách hiểu và áp dụng. Do đó, kiến nghị các văn bản cần có sự thống nhất trong quy định liên quan đến nội dung này để việc áp dụng pháp luật được đồng bộ, thống nhất, phù hợp với bản chất nội hàm của quy định./.

Đây là điểm khác của Bộ luật Dân sự năm 2015 so với Bộ luật Dân sự năm 2005: Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2005 khẳng định “Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện”.

Chủ Đề