Bảo vệ dân phòng tiếng anh là gì năm 2024

Tại thôn phải thành lập đội dân phòng. Đội dân phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập, quản lý.

Nhiệm vụ của lực lượng dân phòng bao gồm:

- Đề xuất việc ban hành quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào quần chúng tham gia phòng cháy và chữa cháy.

- Kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

- Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.

- Xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiện nhiệm vụ chữa cháy khi có cháy xảy ra; tham gia chữa cháy ở địa phương, cơ sở khác khi có yêu cầu.

2. Lực lượng Bảo vệ dân phố là gì?

Nghị định 38/2006/NĐ-CP bảo vệ dân phố có quy định: “Bảo vệ dân phố là lực lượng quần chúng tự nguyện làm nòng cốt trong phong trào bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, được thành lập ở các phường, thị trấn [sau đây gọi chung là phường] nơi bố trí lực lượng Công an chính quy, do Ủy ban nhân dân phường quyết định thành lập.”

Bảo vệ dân phố có trách nhiệm làm nòng cốt trong việc thực hiện phong trào quần chúng, bảo vệ an ninh tổ quốc, thực hiện một số biện pháp công tác phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trên địa bàn.

Nhiệm vụ của Bảo vệ dân phố bao gồm:

- Nắm tình hình an ninh, trật tự, phát hiện các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, các vụ vi phạm hành chính, vi phạm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường; phản ánh cho cơ quan Công an và Ủy ban nhân dân phường, có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn; tham gia hoà giải, giải quyết kịp thời không để những hậu quả xấu xảy ra.

- Phổ biến, tuyên truyền nâng cao cảnh giác, ý thức phòng ngừa tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự nhằm vận động nhân dân trong phường tự giác chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy tắc, quy ước, nội quy về bảo vệ an ninh, trật tự; tham gia xây dựng phường, cụm dân cư, hộ gia đình an toàn về an ninh, trật tự, không có tội phạm, tệ nạn xã hội.

- Đôn đốc, nhắc nhở nhân dân trong phường chấp hành các quy định của pháp luật về đăng ký, quản lý nhân khẩu, hộ khẩu; sử dụng, quản lý chứng minh nhân dân và giấy tờ tuỳ thân khác; quy định về đăng ký hoạt động ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự; quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; tham gia giữ gìn trật tự công cộng, trật tự an toàn giao thông, an toàn phòng cháy, chữa cháy.

- Vận động nhân dân tham gia cảm hoá, giáo dục, giúp đỡ và quản lý những người đã chấp hành xong hình phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trung tâm cai nghiện, người chưa thành niên phạm tội, người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm quản lý, giáo dục, giúp đỡ những đối tượng đang trong diện quản lý, giáo dục tại phường. Vận động thuyết phục người thân của các đối tượng đang bị truy nã, trốn thi hành án, đối tượng phạm tội đang lẩn trốn để tác động họ ra đầu thú.

- Khi có vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự xảy ra trong địa bàn, phải kịp thời có mặt và tìm mọi cách báo ngay cho Công an phường; bảo vệ hiện trường, tham gia sơ cứu người bị nạn, giải cứu con tin, bắt, giữ người phạm tội quả tang, tham gia chữa cháy, cứu tài sản và thực hiện các công việc khác theo sự phân công, hướng dẫn của Ủy ban nhân dân và Công an phường.

- Phối hợp với lực lượng dân phòng và bảo vệ chuyên trách các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để bảo vệ an ninh, trật tự theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân và Công an phường. Tổ chức tuần tra kiểm soát và tham gia các hoạt động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các vi phạm khác về trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật.

Ngày 27-10, chúng tôi đã cố gắng tìm tòi và hỏi các nơi để xem có văn bản nào qui định về qui chế hoạt động của lực lượng dân phòng hay không? Câu trả lời là không.

Xuất phát từ nhu cầu bảo vệ trật tự ở địa phương, hầu hết các phường tại TP.HCM đều có lực lượng dân phòng. Lực lượng dân phòng do UBND cấp phường đứng ra tuyển, ký hợp đồng, trả tiền trợ cấp hằng tháng. Lực lượng này sau đó được giao cho công an phường quản lý, phân công công việc và điều động khi cần thiết. Dù phường nào cũng có dân phòng nhưng hiện nay TP.HCM chưa có một qui chế nào cho lực lượng này hoạt động.

Ông Hoàng Bá Thư, bí thư, chủ tịch phường Bến Nghé [quận 1], cho biết do không có qui chế cụ thể nên không có nguồn ngân sách để trả phụ cấp cho đối tượng này, phường phải tự cân nhắc từ các nguồn quĩ. Đối tượng được chọn vào lực lượng dân phòng là những bộ đội xuất ngũ, thanh niên không đủ tiêu chuẩn nhập ngũ, có hồ sơ lý lịch rõ ràng. Tại phường Bến Nghé hiện có hai loại dân phòng là dân phòng chuyên trách và dân phòng khu phố.

Gần nửa tháng trôi qua nhưng dư luận người dân TP Vinh [Nghệ An] vẫn chưa hết phẫn nộ về vụ sáu dân phòng khối Vinh Quang, phường Hưng Bình đã đánh đập dã man ba em học sinh, khiến một em tử vong và hai em khác bị thương nặng. Người dân tại địa phương cho biết đây không phải lần đầu tiên tổ dân phòng này gây sự với người đi về khuya trên đường Đốc Thiết.

Không chỉ vậy, dân phòng còn can thiệp chuyện gia đình người dân bằng... ma trắc. Điển hình như vụ xảy ra vào tối 8-1-2004, khi hai dân phòng P.9, Q.Phú Nhuận [TP.HCM] đã “nhiệt tình” giải quyết chuyện nội bộ gia đình anh Nguyễn Đại Hưng [đang làm việc ở Cục Xuất bản, Bộ Văn hóa - thông tin] bằng cách dùng ma trắc thẳng tay đánh vào đối tượng. Nhiều người dân chứng kiến vụ việc đã tỏ ra vô cùng bức xúc.

Một số vụ khác cho thấy lực lượng dân phòng “thích” dùng vũ lực khi vụ việc chưa rõ ràng và rất ít khi chịu giải quyết vấn đề bằng lý lẽ. Khoảng 15g30 ngày 21-3, tại bãi tắm Rạng Đông [đường Thùy Vân, TP Vũng Tàu], anh Nguyễn Kiên Bảo [ngụ tại Di Linh, Lâm Đồng] đã bị dân phòng phường 2, TP Vũng Tàu áp giải lên bờ, đồng thời dùng ma trắc đánh vào người với lý do “chống đối”.

Theo đó, chuyên trách là đối tượng do UBND phường tuyển chọn, trả tiền; còn dân phòng khu phố do tổ dân phố chọn, phân công làm nhiệm vụ bảo vệ khu phố, nhận tiền từ tổ dân phố, không chịu sự quản lý của công an phường. Theo “qui định” của phường Bến Nghé, dân phòng khu phố chỉ có đeo băng đỏ ở tay mà không có công cụ hỗ trợ. Với dân phòng chuyên trách, ngoài băng đỏ còn được sử dụng còi; nếu đi vào những nơi nguy hiểm như can thiệp các vụ đánh lộn, truy bắt đối tượng phạm tội... mới được mang theo dùi, gậy.

Công an phường Bến Nghé giải thích thêm, công việc và cũng là nhiệm vụ của dân phòng là: đi tuần tra với công an, tham gia giải tỏa, chốt chặn những nơi vừa được giải tỏa; hỗ trợ đưa phương tiện, con người vi phạm về trụ sở công an; cô lập, bảo vệ hiện trường các vụ tai nạn, đưa người đi cấp cứu... Nhưng tuyệt đối không được kiểm tra và xử lý các vụ việc, vì phần việc này thuộc trách nhiệm, quyền hạn của công an.

Có lẽ do không có một qui chế chung nên dân phòng mỗi nơi mỗi khác, nhất là về trang phục. Có phường mua vải về may, có phường ra chợ mua đồ may sẵn mà không biết đồ đó đã có lực lượng khác mua mặc.

Thượng tá Trần Văn Nhận, trưởng phòng phong trào Công an TP.HCM, cũng thừa nhận dân phòng là một tổ chức quần chúng, hiện chưa có một qui chế nào qui định về hoạt động nghiệp vụ trong lĩnh vực bảo vệ an ninh trật tự. Họ chỉ được luật điều chỉnh ở góc độ phòng cháy chữa cháy [PCCC]. Tức trong Luật PCCC, nghị định 35 [qui định chi tiết thi hành Luật PCCC] có qui định về việc thành lập quản lý, chế độ chính sách cho đội dân phòng ở thôn, ấp, bản, tổ dân phố. Đội dân phòng do UBND cấp phường xã thành lập và chịu sự chi phối của cảnh sát PCCC, thực hiện các nhiệm vụ về phòng cháy và chữa cháy.

Theo ông Nhận, lực lượng dân phòng tại TP.HCM đã có từ lâu, tham gia bảo vệ an ninh trật tự, được công an huấn luyện, đã lập được nhiều công. Nhưng dù gì thì việc dân phòng kể cả công an đánh người, nếu không phải là tự vệ chính đáng thì không chấp nhận được.

------

Trưởng công an phường bến nghé: Dân phòng chỉ hơi quá tay [?]

Hôm qua [27-10], trả lời về vụ va chạm giữa dân phòng phường Bến Nghé với anh Hồ Trọng Long sáng 26-10, ông Phạm Văn Sáu, trưởng Công an phường Bến Nghé, giải thích là do hiểu lầm [!]. Trong đó anh Tài, dân phòng khu phố 2, ngộ nhận anh Long là bạn của hai đối tượng đang bị công an phường khống chế, đến tham gia giải vây cho bạn mình, nên đã hơi mạnh tay.

Chiều 27-10, văn phòng Công an TP.HCM cho biết theo chỉ đạo của giám đốc Công an TP, Công an quận 1, Công an phường Bến Nghé phải kiểm tra vụ việc một cách cụ thể, xem ai đúng ai sai để có hình thức xử lý đúng đắn.

Đến chiều tối cùng ngày anh Hồ Trọng Long vẫn còn nằm tại Bệnh viện Sài Gòn để các bác sĩ theo dõi các vết thương còn đau ở bên sườn. Theo anh thì Công an phường Bến Nghé, Công an quận 1 đã đến thăm hỏi.

----

Những người chứng kiến nói gì?

Phóng toAnh Huỳnh Thanh Vân và một cây ma trắc bị gãy làm đôi sau vụ dân phòng đánh anh Long - Ảnh: MINH LUẬN* Anh Huỳnh Thanh Vân [công tác tại Khu liên cơ, 8 Lê Duẩn, Q.1]: Vụ việc xảy ra ngay trước cổng cơ quan chúng tôi, không chỉ có tôi mà hầu hết các cán bộ khác đều thấy và rất bất bình. Dù thấy anh Long bị sáu dân phòng vây đánh, nhưng chúng tôi chỉ biết đứng bên ngoài la hét phản ứng chứ không dám vào can ngăn. Thật đau xót khi nghĩ lại cảnh anh Long vùng vẫy kêu cứu, không có hành động phản ứng gì hết mà vẫn bị dân phòng vừa túm cổ áo kéo đi vừa đánh tới tấp đến độ gãy đôi cây ma trắc.

* Anh Nguyễn Bình Phục [lái xe Công ty Kim khí TP]: Sau khi anh Long bị đánh ngất xỉu, một anh dân phòng lớn tuổi nhất trong đám còn nói: “Tụi nó đánh rồi, bây giờ đến lượt tao”, rồi anh này đá một cái vào giữa mặt anh Long. Chứng kiến cảnh đó, tôi thấy không khác gì kiểu hành xử dã man của bọn côn đồ, mấy anh dân phòng lúc đó quá hung hăng. Chúng tôi vây lại phản ứng với trung úy Nguyễn Thành Phương vì để dân phòng đánh dân mà không can thiệp, thì anh này có thái độ thách thức rồi còn đưa biển tên và số hiệu ra nói: “Mấy người muốn gì cứ ghi tên và số hiệu của tôi lại đi”. Chúng tôi rất bất bình, mong rằng những người có hành vi bạo lực trên phải bị xử lý thích đáng.

Chủ Đề