Bất bình đẳng giới là gì năm 2024

Bình đẳng giới là quyền của con người. Phụ nữ được quyền sống xứng đáng với nhân phẩm, có thể làm điều mình mong muốn và không sợ hãi. Bình đẳng giới còn là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy sự phát triển và giảm nghèo. Phụ nữ được trao quyền sẽ góp phần cải thiện sức khỏe và năng suất lao động của cả gia đình và cộng đồng, đồng thời củng cố triển vọng cho thế hệ tương lai.

Bạo lực dựa trên cơ sở giới [BLG] là một biểu hiện của bất bình đẳng giới được duy trì bởi cấu trúc quyền lực và mối quan hệ bất bình đẳng giữa nam và nữ. Tỷ lệ bạo lực đối với phụ nữ [BLPN] của Việt Nam vẫn ở mức cao, và chưa được giải quyết hiệu quả. Kết quả nghiên cứu quốc gia năm 2019 về bạo lực đối với phụ nữ [BLPN] cho thấy gần 2/3 phụ nữ trong độ tuổi từ 15-64 đã từng trải qua ít nhất một hình thức bạo lực về thể chất, tình dục, tinh thần [cảm xúc và hành vi kiểm soát] và/hoặc bạo lực kinh tế bởi chồng/bạn tình ở một số thời điểm trong cuộc đời và 31,6% trong 12 tháng qua. BLPN vẫn bị che giấu khi hơn 90% không tìm kiếm sự trợ giúp từ các dịch vụ công và một nửa số phụ nữ bị bạo lực không nói với ai về tình trạng của mình. BLPN không chỉ gây hậu quả nặng nề cho bản thân người phụ nữ mà còn cho nền kinh tế quốc dân. Tổn thất năng suất lao động quốc gia do BLPN tương đương 1,81% GDP năm 2018 ở Việt Nam – một tổn thất không nhỏ đối với nền kinh tế quốc dân.

Lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới được xác định là nguyên nhân chính dẫn đến mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh [TSGTKS] ở Việt Nam. Yếu tố chính thúc đẩy hành vi lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới của nhiều cặp vợ chồng là tâm lý ưa thích có con trai, vốn bắt nguồn từ văn hóa truyền thống và hệ thống gia đình phụ hệ. Con trai trưởng thành thường có trách nhiệm chăm sóc cha mẹ về già, vì vậy thường ở chung nhà với cha mẹ. Các chuẩn mực tôn giáo và xã hội đòi hỏi con trai phải đảm nhận việc thờ cúng tổ tiên và các sự kiện quan trọng khác trong cuộc sống. Về mặt xã hội, có con trai giúp nâng cao địa vị của cha mẹ và con trai thường được ưu ái trong thừa kế đất đai, tài sản. Tâm lý ưa thích có con trai là biểu hiện mạnh mẽ của bất bình đẳng giới và phân biệt đối xử đối với nữ giới. Tổng hợp ba yếu tố là tâm lý ưa thích có con trai, sự phổ biến của công nghệ lựa chọn giới tính, mức sinh thấp và hạn chế đã tạo điều kiện văn hóa - xã hội cho hành vi lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới thiên về con trai, tăng tình trạng mất cân bằng TSGTKS lên 111,5 bé trai/ 100 bé gái vào năm 2019, cao thứ ba châu Á sau Trung Quốc và Ấn Độ. Ở một số tỉnh, TSGTKS mất cân bằng này thậm chí còn vượt quá 126. Khi so sánh với TSGTKS tự nhiên [105 bé trai/100 bé gái], thực trạng tại Việt Nam cho thấy mức thiếu hụt trẻ em gái năm 2019 là 45.900 trẻ. Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ gây ra tác động về nhân khẩu học. Ví dụ, đối với nhóm tuổi trưởng thành từ 15–49 tuổi, số lượng nam giới sẽ nhiều hơn nữ giới 1,5 triệu người vào năm 2034. Con số này ước tính sẽ tiếp tục tăng lên gần 2,5 triệu nam giới dư thừa vào năm 2059 nếu TSGTKS không giảm. Đó là xu hướng mà các nhà nhân khẩu học thường gọi là “sức ép hôn nhân”, trong đó nam giới có xu hướng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tìm kiếm bạn đời. Mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ không chỉ ảnh hưởng đến nam giới mà còn ảnh hưởng đến nữ giới, và số lượng phụ nữ giảm không có nghĩa là giá trị của phụ nữ và trẻ em gái tăng lên. Ngược lại, nỗ lực tìm kiếm bạn tình có thể khiến nạn tảo hôn, buôn bán phụ nữ và trẻ em gái, bạo lực đối với phụ nữ và mại dâm gia tăng đáng kể.

UNFPA tại Việt Nam

Để đạt được những kết quả mang tính chuyển đổi của UNFPA, hướng đến mục tiêu không để xảy ra bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái cũng như các thực hành có hại khác, UNFPA Việt Nam ưu tiên:

  • Vận động dựa trên bằng chứng và tư vấn chuyên môn nhằm sửa đổi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình cùng các luật và chính sách liên quan khác phù hợp với những thực hành tốt nhất trên thế giới nếu thích hợp;
  • Các sáng kiến ​​huy động cộng đồng dựa trên bằng chứng trong bối cảnh chuyển đổi số, đặc biệt hướng đến đối tượng thanh niên và trẻ vị thành niên, với sự tham gia của nam giới và trẻ em trai nhằm ngăn chặn BLG và các thực hành có hại tập trung vào các nhóm dễ bị tổn thương; và
  • Thí điểm các chiến lược dựa trên bằng chứng và sáng tạo nhằm thu hút sự tham gia của nam giới, từ đó giải quyết vấn đề nam tính độc hại và vun đắp các mối quan hệ lành mạnh.

Ngoài ra, UNFPA Việt Nam còn phát triển các hệ thống toàn diện, phối hợp ở cấp trung ương và địa phương để cung cấp các dịch vụ đa ngành chất lượng cao cho nạn nhân BLG. Chương trình được đề xuất sẽ hỗ trợ:

Bất bình đẳng giới xuất phát từ các nguyên nhân sau: Vì định kiến xã hội về giới, về vai trò , vị trí của phụ nữ còn ăn sâu vào nhận thức của mọi người. Trong xã hội vẫn còn tồn tại quan điểm cho rằng công việc gia đình là trách nhiệm của phụ nữ, phụ nữ không có khả năng lãnh đạo, nam giới phù hợp với công việc lãnh đạo cần nhiều trí tuệ… Bản thân phụ nữ còn tự ti, không chịu phấn đấu. Nhận thức của xã hội về giới và bình đẳng giới còn hạn chế. Nhiều cán bộ lãnh đạo, chính quyền chưa có sự quan tâm đúng mức tới vấn đề giới, dẫn đến việc chưa thực hiện nghiêm túc cascq quy định của Đảng, Nhà nước về giới và bình đẳng giới, chưa quan tâm tới quy hoạch, đào tạo cán bộ nữ, chưa quan tâm giao việc cho phụ nữ, thiếu công bằng giới.

Bài viết cùng chủ đề

  • Bình Phước: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình và Ngày Gia đình Việt Nam
  • Những khó khăn, hạn chế trong thực hiện công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp 6 tháng đầu năm 2019
  • Những hành vi nào được xác định là cưỡng ép kết hôn, ly hôn, tảo hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ? Mức xử phạt hành chính đối với từng hành vi đó như thế nào?
  • Tập huấn Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và công tác gia đình tỉnh Quảng Ngãi năm 2018
  • Yên Bái: Kết quả thực hiện công tác gia đình của Ban Chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố
  • Thành phố Đà Nẵng triển khai tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2020

Bất bình đẳng giới là gì cho ví dụ?

Những biểu hiện của bất bình đẳng giới thông thường có thể nhắc tới như: cha mẹ thích con trai nên lựa chọn giới tính thai nhi; có “khuôn mẫu” khối thi, ngành học với giới. Trong gia đình, mặc định phụ nữ là người “kiếm cơm phụ”, phải nội trợ, còn đàn ông phải gánh vác, trụ cột tài chính.

Tại sao có sự bất bình đẳng giới?

Bất bình đẳng giới phát sinh do các quan niệm về giá trị của phụ nữ thấp hơn so với nam giới, từ đó trong cộng đồng hình thành thói quen hạ thấp quyền của phụ nữ trong cuộc sống gia đình và tại cộng đồng. Việc hạ thấp, bỏ qua quyền của phụ nữ đã làm cho nam giới dễ lạm quyền và nghĩ rằng có quyền kiểm soát phụ nữ.

Quan hệ bất bình đẳng là gì?

Quan niệm bất bình đẳng là những quan điểm/cách nhìn thiên lệch về vai trò của phụ nữ và nam giới trong gia đình và xã hội. Quan niệm bất bình đẳng giới thường theo xu hướng mang lại nhiều ưu ái cho nam giới và tạo sự không công bằng đối với phụ nữ.

Bình đẳng giới là gì bằng tiếng Anh?

GENDER EQUALITY – BÌNH ĐẲNG GIỚI.

Chủ Đề