Bỗng nhiên nói chuyện bị lẹo lưỡi là bị gì năm 2024

Ngay cả khi một người không phải mắc tật nói lắp thì vẫn có thể phải gặp chúng khi bối rối, lo lắng, căng thẳng.

Ngay cả khi một người không phải mắc tật nói lắp thì vẫn có thể phải gặp chúng khi bối rối, lo lắng, căng thẳng.

Biểu hiện của tật này thì khác nhau ở mỗi người mắc và hoàn cảnh, nhưng nguyên nhân chung quy là do 5 điều sau đây:

1. Do môi trường tiếp xúc nhiều với người mắc tật nói lắp

Tật nói lắp thường có tính di truyền, người ta nhận thấy trong gia đình có nhiều người nói lắp thì khả năng nói lắp của con cháu họ rất cao. Bắt chước người khác nói lắp hoặc thường xuyên tiếp xúc với những người nói lắp nên tiếp thu phải những ám thị không tốt, tự mình dần dần cũng biến thành nói lắp.

2. Do suy giảm chức năng vùng ngôn ngữ Broca

Não của con người có một vùng “chịu trách nhiệm” về ngôn ngữ gọi là Broca. Vùng này có liên hệ trực tiếp tới khả năng phát âm của con người nói chung và những người nói lắp nói riêng. Một nghiên cứu cho kết quả rằng lưu lượng máu giảm khi đổ vào vùng Broca chính là nguyên nhân gây ra tật nói lắp. Lượng máu này giảm càng nhiều thì sự giảm chức năng thần kinh tại vùng Broca càng lớn và đó là nguyên nhân của tật nói lắp.

Với trường hợp sinh khó phải dùng Forceps hoặc với trẻ nhỏ bị ngã va đầu vào vật cứng gây tổn thương vùng ngôn ngữ Broca sẽ có ảnh hưởng nhất định lên khả năng ngôn ngữ và có thể trong đó là tật nói lắp.

3. Do mắc bệnh

Có nghi vấn cho rằng khi thai nghén, sản phụ mắc một căn bệnh ảnh hưởng cho thai nhi và bệnh đó đã gây tổn thương cho não trong đó có vùng ngôn ngữ của thai nhi. Hoặc trẻ nhỏ mắc phải một bệnh ở não hoặc màng não [như viêm não, viêm màng não], sau khi điều trị khỏi đã để lại di chứng ở vùng ngôn ngữ. Sau khi bị các bệnh truyền nhiễm như cảm, ho gà..., chức năng vỏ đại não bị giảm yếu, tinh thần dễ bị kích thích dẫn đến căng thẳng quá mức, gây nói lắp.

4. Sang chấn tâm lý

Nhiều ý kiến của các nhà khoa học lại cho rằng do khủng hoảng tình cảm, một cú sốc tâm lý hoặc một chuyện nào đó thời thơ ấu xảy ra có khả năng làm cho trẻ mắc tật nói lắp. Những dị tật tâm lý xã hội này theo thời gian trở thành thói quen.

5. Đoạn tách rời trên vỏ não ngăn tín hiệu lưu thông

Ở những người nói lắp có những đoạn tách rời vỏ não ngăn những tín hiệu lưu thông bình thường giữa các khu vực trong vùng kiểm soát ngôn ngữ, hậu quả là nói lắp, không thể nói chuyện lưu loát.

Trên đây là 5 nguyên nhân khá bất ngờ về tật nói lắp. Bởi vì nhiều trong số chúng ta thường vẫn nghĩ đây là một tật do lưỡi. Tuy nhiên phần trăm nguyên nhân từ lưỡi là rất ít, mà chủ yếu là ở não bộ. Do vậy, những người mắc tật này không nên quá lo lắng, chứng nói lắp hoàn toàn có thể luyện tập để khắc phục được nhờ việc tìm hiểu rõ nguyên nhân và có những phương pháp điều trị thích hợp.

Ngọc Lan [tổng hợp]

Tật nói lắp ở người lớn thường chiếm tỉ lệ ít hơn so với ở trẻ em, tuy nhiên khó điều trị hơn nhiều.

Bài báo được xuất bản cách đây vài năm tại Mỹ đã gây chú ý bởi nó chỉ ra rằng, trẻ em không cần bất cứ loại điều trị nào mà tật nói lắp sẽ tự biến mất khi trẻ lớn lên.

Đột quỵ hay còn được gọi với cái tên khác là tai biến mạch máu não. Đây một trong những bệnh lý nguy hiểm và gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của người bệnh. Căn bệnh này ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên không phải ai cũng trả lời được câu hỏi “Làm gì khi có dấu hiệu đột quỵ?”

Đột quỵ nguy hiểm như thế nào?

Theo báo cáo thống kê mới nhất, đột quỵ là tình trạng bệnh lý nguy hiểm. Bệnh thuộc top đầu loại bệnh gây tử vong trên thế giới và Việt Nam hiện nay. Người sau đột quỵ thường phải những di chứng như: Liệt nửa người, rối loạn nhận thức, khó nói…

Tùy vào thể bệnh, vị trí não bị tổn thương và độ tuổi người bệnh mà sẽ có những biến chứng khác nhau. Trước đây, đột quỵ chỉ thường biết đến là căn bệnh “của người già”, tuy nhiên hiện nay đang có dấu hiệu trẻ hóa. Số lượng ca người trẻ độ tuổi 25 – 40 bị đột quỵ có dấu hiệu tăng cao.

Số liệu về bệnh đột quỵ tại Việt Nam năm 2019

Theo số liệu tại Việt Nam, mỗi năm nước ta ghi nhận hơn 200.000 người bị đột quỵ, 50% trong số đó tử vong. Chỉ có 10 % là sống sót và bình phục hoàn toàn. Đột quỵ là căn bệnh lý cấp tính nguy hiểm. Nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể khôi phục và sinh hoạt bình thường.

Dấu hiệu của bệnh đột quỵ là một trong những kiến thức ai cũng nên biết và đặc biệt lưu tâm. Bệnh này xuất hiện rất nhanh và cũng diễn biến rất nhanh.

Các dấu hiệu đột quỵ

Cơ thể thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, mất sức đột ngột. Cảm giác tê cứng toàn gương mặt hoặc một nửa mặt kèm theo nụ cười bị méo mó. Chân tay tê bì liên tục, lâu dần chân tay mất cảm giác, cử động khó khăn và liệt một nửa cơ thể. Một trong những dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là cùng một lúc bạn không thể nâng cả hai cánh tay qua đầu. Biểu hiện bất thường tiếp theo là khó phát âm, nói không rõ chữ, liên tục bị dính chữ, nói ngọng, nói lịu bất thường. Thường xuyên có cảm giác hoa mắt, chóng mặt, khả năng giữ thăng bằng kém. Thường không phối hợp được các hoạt động của cơ thể một cách linh hoạt. Thị lực giảm, mắt mờ kèm theo những cơn đau đầu đến đột ngột. Thời gian cơn đau ngày càng kéo dài, có thể kèm cảm giác buồn nôn hoặc nôn.

Đột quỵ là tình trạng bệnh lý nguy hiểm và thuộc top đầu loại bệnh gây tử vong trên thế giới và Việt Nam

Trên đây là những biểu hiện thường gặp của người bị đột quỵ, thực tế tùy theo nền tảng và thể trạng khác nhau. Mỗi người sẽ có các dấu hiệu đột quỵ riêng biệt với cấp độ nặng nhẹ không thể miêu tả.

Cơn thiếu máu não thoáng qua

Một trong những nhầm lẫn thường gặp nhất là các cơn thiếu máu não thoáng qua. Bởi cả 2 đều có các triệu chứng tương tự với nhau. Nhưng cơn thiếu máu não thoáng qua chỉ xảy ra trong thời gian vài phút. Tuy nhiên bạn nên biết rằng, sự xuất hiện của cơn thiếu máu não thoáng qua là dấu hiệu cảnh báo bệnh đột quỵ với vòng thời gian là vài ngày hoặc vài tuần sắp tới.

Hầu hết các chuyên gia hàng đầu đều đưa ra lời khuyên rằng: Bạn cần thường xuyên lắng nghe cơ thể. Bất kỳ biểu hiện bất thường nào cũng tiềm ẩn những nguy cơ. Tìm gặp bác sĩ để được hỗ trợ và tư vấn luôn luôn là giải pháp hữu ích và hiệu quả nhất. Một thông tin nhất định bạn phải nắm được rằng, thời gian “vàng” để cấp cứu người mắc bệnh đột quỵ là 3-6 giờ đầu từ khi khởi phát cơn đột quỵ. Sau 6 giờ, bệnh nhân không được tái thông các mạch lớn đang bị tắc trong não thì nguy cơ tử vong cao. Nếu qua khỏi cũng sẽ gặp các di chứng nặng nề.

Trả lời câu hỏi “Làm gì khi có dấu hiệu đột quỵ?”

“Giờ vàng” là một trong những nguyên tắc ai cũng nên biết để hỗ trợ điều trị đột quỵ. Do vậy, khi phát hiện có dấu hiệu đột quỵ hoặc khởi phát cơn đột quỵ, việc đầu tiên cần làm là gọi cấp cứu 115. Hoặc liên hệ với các cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ. Mong rằng tất cả chúng ta đều nhớ được lưu ý này.

Hai quy tắc nhận biết đột quỵ sớm

Quy tắc FAST

Quy tắc Fast giúp nhận biết đột quỵ sớm

Quy tắc này chỉ ra những dấu hiệu đặc trưng của người bệnh đột quỵ gồm:

  • Face: Mặt người bệnh có dấu hiệu khác thường. Với những dấu hiệu phổ biến như: Cười méo miệng, thị lực rối loạn, co giật và không thể cử động 1 bên mặt hoặc cả khuôn mặt.
  • Arm: Tay chân người bệnh tê cứng khó cử động, đôi khi là dấu hiệu liệt nửa người.
  • Speech: Không kiểm soát được lưỡi gây ra hiện tượng cứng lưỡi. Phát âm khó nghe, nói ngọng, nói lịu, không nói được cả câu.
  • Time: Dấu hiệu đột quỵ diễn ra rất nhanh và bất ngờ. Do vậy cần ngay lập tức gọi cấp cứu để được sơ cứu và điều trị đúng cách.

Quy tắc BEFAST

Quy tắc này chỉ ra các nhóm triệu chứng đặc trưng nhất của đột quỵ não bao gồm:

  • Tay chân không kiểm soát được, tê 1 nửa mặt hoặc cả khuôn mặt.
  • Không thể nói chuyện, nói chuyện khó khăn, líu lưỡi.
  • Chóng mặt, mất thăng bằng, té ngã không có nguyên do.
  • Méo miệng, thị giác suy giảm.
  • Đau đầu bất ngờ với con đau nặng nề.

Sơ cứu tại chỗ bệnh nhân đột quỵ

Nếu bệnh nhân bất tỉnh hoặc lơ mơ nhưng còn thở bình thường

Trường hợp này, có thể sơ cứu bằng cách giữ bệnh nhân nằm nguyên tư thế ngửa hoặc chuyển sang tư thế nằm nghiêng sẽ an toàn hơn. Đây là tư thế được khuyến cáo trong các bài hồi sức cấp cứu. Phương pháp này sẽ giúp bảo vệ đường thở cho bệnh nhân cũng như hạn chế đến mức tối thiểu các biến chứng gặp phải sau đột quỵ.

Làm gì khi có dấu hiệu đột quỵ – nguyên tắc sơ cứu

Tư thế nằm ngửa vẫn sẽ tồn tại một số bất cập. Trường hợp người bệnh đột quỵ bị mất ý thức một phần hoặc hoàn toàn, khi nằm ngửa lưỡi của người bệnh sẽ có hiện tượng tụt xuống họng trực tiếp gây ra tình trạng bít tắc đường thở. Trường hợp bệnh nhân nôn, khi nằm ngửa sẽ khiến toàn bộ chất nôn chảy ngược trở lại gây bít tắc đường thở rất nguy hiểm và khó xử lý.

Nếu bệnh nhân còn tỉnh

Đây là trường hợp dễ sơ cứu hơn, việc cần làm nhất là cố gắng trò chuyện với bệnh nhân để giữ cho bệnh nhân sự tỉnh táo. Đồng thời hỗ trợ bệnh nhân nằm ở tư thế thoải mái nhất. Đối với bệnh nhân còn tỉnh, trong lúc đợi cấp cứu tuyệt đối không được cho bệnh nhân ăn uống hay sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác.

Làm gì để tránh sai lầm khi cứu người đột quỵ

Rất nhiều các trường hợp sai lầm khi sơ cứu người bệnh đột quỵ đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Do vậy cần lưu ý tuyệt đối KHÔNG LÀM những việc sau:

  • Tự ý điều trị cho bệnh nhân dù chỉ là những phương pháp “truyền miệng” như: Bấm huyệt, châm cứu, cạo gió … Những động tác này có thể làm bệnh trở nên nặng hơn và làm mất thời gian vàng điều trị bệnh.
  • Không cho bệnh nhân ăn uống hay ngậm nuốt bất kỳ một sản phẩm nào. Nhất định phải đề phòng nôn trào ngược, bệnh nhân hít chất nôn hoặc thức ăn vào đường thở sẽ rất nguy hiểm.
  • Không tự ý sử dụng các loại loại thuốc hạ huyết áp đặc biệt là thuốc hạ huyết áp nhỏ dưới lưỡi.

Biến chứng nguy hiểm của đột quỵ

Các biến chứng của đột quỵ được đánh giá mức độ nguy hiểm cao nhất. Tất cả các biến chứng của đột quỵ tai biến mạch máu não đều gây ra những tổn hại nặng nề về mặt sức khỏe. Bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân. Trong một số trường hợp bệnh có thể dẫn đến khuyết tật tạm thời hoặc khuyết tật vĩnh viễn.

Biến chứng do đột quỵ còn phụ thuộc vào vị trí não bị ảnh hưởng và khoảng thời gian não không được cung cấp oxy [do không được điều trị nhanh chóng] bao gồm:

  • Phù nề não sau đột quỵ.
  • Viêm phổi.
  • Trầm cảm.
  • Co giật, động kinh.
  • Rối loạn thị giác.
  • Liệt nửa người.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Suy giảm nhận thức.
  • Mất chức năng nói.

Đột quỵ là bệnh lý yêu cầu quá trình phục hồi lâu dài và bền bỉ. Người bệnh nhất định phải duy trì sự kiên trì, không nóng vội, thực hiện đầy đủ các phương pháp điều trị khoa học theo lộ trình bác sĩ đã tư vấn để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Chủ Đề