Bệnh ASF là gì

Dịch tả lợn châu Phi [African Swine Fever- ASF]

Dịch tả lợn châu Phi [African Swine Fever- ASF] đang lây lan rất nhanh và thiệt hại khá lớn cho người nông dân. Bên cạnh đó,còn ảnh hưởng đến an ninh lương thực thế giới. Hiện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc [FAO] đã khuyên Việt Nam tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc [national emergency] về dịch tả lợn châu Phi.

Các đặc điểm sinh học của Virus dịch tả lợn Châu Phi [African swine fever virus- ASFV]

ASFV là Virus DNA sợi kép thuộc họ Asfarviridae. Bộ gen dài 170-193kbp và mã hóa cho 150-167 protein

Cách thức tăng sản: nhân lên trong tế bào chất của tế bào chủ [đặc biệt là đại thực bào của tế bào chủ]

Các con đường lây nhiễm, truyền bệnh dịch tả lợn châu Phi

Hình 1: Vật trung gian lây truyền dịch tả lợn châu Phi

  • Khả năng lây lan đến 85% khi trong chuồng trại có xuất hiện dịch
  • Tiếp xúc trực tiếp qua đường miệng-mũi hoặc qua các vết trầy da, dịch cơ thể
  • Lây qua đường tiêu hóa, nhân lên ở các hạch vùng họng, đi qua máu dẫn đến nhiễm trùng máu và đi khắp các bộ phận cơ thể gây xuất huyết ngoài da, mắt, các bộ phận nội tạng, có thể xâm nhập vào bào thai
  • Lây truyền gián tiếp từ lợn rừng sang lợn nhà [và ngược lại] qua bọ ve mềm thuộc loài Ornithodoros là ổ chứa virus
  • Lây truyền dọc từ mẹ sang con
  • Virus di chuyển, tồn tại và phát triển ở mọi cơ quan lợn. Khi thành thực phẩm có thể tồn tại và giữ nguyên độc lực 6 năm nếu được bảo quản ở nhiệt độ lạnh và tồn tại 4-6 tuần khi bảo quản ở nhiệt độ phòng

Các triệu chứng của bệnh dịch tả lợn châu Phi:

  • Sốt cao, chán ăn và thờ ơ
  • Khi bệnh tiến triển: động vật có thể bỏ ăn, tiêu chảy ra máu, nôn mửa, sảy thai
  • Bệnh lí đặc trưng: viêm mạch máu bao gồm xuất huyết da [thâm tím], phù phổi, lách to, viêm hạch xuất huyết và xuất huyết thận, phổi và bang quang tiết niệu
  • Nhiễm trùng có liên quan đến giảm bạch cầu lympho và giảm tiểu cầu, phá hủy các tế bào nội mô mạch máu và khởi phát đông máu nội mạch lan tỏa
  • Lây lan nhanh và ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ tử vong trên lợn bị nhiễm bệnh là rất cao có thể lên tới 100% bởi hiện nay chưa có thuốc điều trị và vacxin hiệu quả để bảo vệ lợn khỏi bệnh và chủng ASFV độc lực cao. ASF không phải là mối nguy hiểm đối với con người nhưng gây tử vong cho lợn nuôi và lợn rừng. Virus có thể tồn tại trong thời gian vài tuần hoặc vài tháng trong các sản phẩm thịt [ngay cả trong nhiệt độ rất lạnh] và việc cho lợn ăn có thể dẫn đến nhiễm trùng. Thịt lợn vẫn có thể được tiêu thụ an toàn khi nấu chín.
  • Các biểu hiện bệnh có tương đồng với bệnh phó thương hàn

Tình trạng dịch tả lợn châu Phi trên thế giới và ở Việt Nam

Hình 2: Nguồn gốc dịch tả lợn châu Phi

Từ năm 2017 đến 18/02/2019 đã có 20 quốc gia báo cáo có dịch tả lợn châu Phi

Riêng ở Việt Nam, khu vực đầu tiên và ảnh hưởng nặng nhất là các khu vực miền Bắc: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Điện Biên, Hòa Bình. Bệnh đang lây lan ra các khu vực miền Trung và miền Nam. Theo thông tin mới nhất của báo Thanh Niên ngày 31/05/2019 cả nước đang có 46 tỉnh thành phát hiện dịch bệnh với trên 1.85 triệu con lợn bị phân hủy.

Khu vực miền Tây Nam Bộ mặc dù xuất hiện sau cùng, tuy nhiên hiện tại đã trên 11/13 tỉnh thành phát hiện ổ bệnh.

Các phương pháp có thể phát hiện virus gây dịch sốt lợn Châu Phi [ASFV detection kit]

Dựa trên đặc điểm bộ gen của virus, hiện tại có nhiều phương pháp SHPT có thể phát hiện được ASFV như: PCR truyền thống, Real-time PCR, ELISA hoặc giải trình tự.

Loại mẫu đầu vào: thịt lợn, máu kháng đông bằng EDTA, lách, hạch bạch huyết, hạch hạnh nhân vùng họng

Hiện tại, GeneSmart đang cung cấp bộ kit phát hiện virus ASF bằng phương pháp Real-time PCR- ViroReal® Kit ASF Virus, của hãng Ingenetix [Áo] có chứng chỉ IVD và độ nhạy cũng như độ đặc hiệu cao.

Các biện pháp phòng chống và ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi

Phòng chống:

Nên vệ sinh chuồng trại thường xuyên

Không sử dụng thức ăn thừa của con người cho lợn, vì trong thức ăn thừa có thể chứa các virus ASF

Tăng sức đề kháng cho lợn bằng cách bổ sung các vitamin, khoáng vào khẩu phần ăn

Ngăn chặn:

Ngay khi phát hiện lợn có biểu hiện lâm sàng như đã nêu, ngay lập tức cần cách ly và tìm rõ nguyên nhân bằng cách thông báo đến các trung tâm chẩn đoán thú y, chi cục thú y vùng, cơ quan thú y vùng để xác định rõ tác nhân gây bệnh và từ đó xử lí theo đúng khuyến cáo

Thay đổi khẩu phần ăn cho lợn đang có biểu hiện bệnh: cho khẩu phần ăn nhiều rau, nước thay cho cám.

Biên tập và tổng hợp: Lý Kim Anh.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề