Gãy xương bao lâu thì lành

Chơi thể thao, lực tác động nhanh và đột ngột từ đồ vật cũng dễ làm gãy cánh tay. Chấn thương này cần được sơ cứu và điều trị kịp thời để không gây ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh. Vậy thời gian lành cánh tay mất khoảng bao lâu?

Dấu hiệu cho biết bạn đã bị gãy cánh tay

Gãy cánh tay là tình trạng một hoặc nhiều xương ở cánh tay bị nứt hoặc gãy, nằm trong phần từ vai cho đến khuỷu tay. Chấn thương này gặp nhiều ở mọi lứa tuổi, chiếm một nửa số ca gãy xương [ở người lớn] và đứng sau gãy xương đòn [ở trẻ em].

Bạn nên đến phòng khám để kiểm tra xem mình có bị gãy cánh tay không khi gặp những triệu chứng sau:

- Cánh tay bị sưng, bầm tím

- Khi cử động nghe tiếng nứt hoặc gãy răng rắc

- Đau nhức trong xương cánh tay và tăng dần lên lúc chuyển động

- Phần cánh tay bị biến dạng hoặc cổ tay cong lại

- Không thể lật sấp hoặc ngửa lòng bàn tay, cánh tay không xoay được.

Điều trị gãy xương tay kịp thời để ngăn chặn biến chứng

Nguyên nhân gây nên chấn thương gãy cánh tay

- Ngã với bàn tay duỗi thẳng là nguyên nhân hàng đầu khiến cánh tay bị gãy. 

- Cú đánh trực tiếp từ vật như gậy

- Chấn thương do tai nạn giao thông hoặc bất kỳ áp lực trực tiếp nào vào một phần của cánh tay.

Gãy cánh tay mất bao lâu để hồi phục hoàn toàn?

Khi gãy cánh tay, bạn cần kiểm tra và nhận hướng dẫn điều trị từ bác sĩ chuyên môn. Thời gian hồi phục chấn thương phụ thuộc nhiều vào vị trí và mức độ. Đối với người bình thường cần 4 - 6 tuần để xương lành lại hoàn toàn. 

Trong thời gian điều trị, người bệnh nên tái khám thường xuyên để theo dõi và nắm được tốc độ hồi phục. Những bài tập kết hợp chế độ ăn uống hợp lý giúp xương nhanh lành hơn.

Gãy xương tay mất từ 4 – 6 tuần để lành lại

Nguy cơ gãy xương cánh tay từ các môn thể thao

Chơi thể thao là một cách rèn luyện cơ thể và tăng sức khỏe. Tuy nhiên, việc tập luyện không đúng cách sẽ làm gia tăng nguy cơ gãy xương. Bất cứ loại môn thể thao nào liên quan tới tiếp xúc cơ thể hoặc dễ bị ngã như đá bóng, bầu dục, trượt tuyết,...

Ngoài ra, các bất thường về xương như loãng xương, khối u xương cũng có thể tác động và làm gãy cánh tay.

Điều trị gãy cánh tay bằng kỹ thuật hiện đại

Để xác định vị trí và mức độ gãy, bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên biểu hiện bên ngoài kết hợp chụp X - quang [hoặc chụp MRI]. Tiếp đến là tiến hành điều trị bằng các phương pháp phù hợp. Cụ thể:

- Điều trị bảo tồn: Áp dụng trường hợp gãy hở ở trẻ em, gãy kín ít hoặc không di lệch. Bác sĩ tiến hành gây tê, nắn chỉnh và cố định bằng bó bột ở ngực, vai và cánh tay. Kết hợp uống thuốc để giảm sưng và đau.

- Điều trị phẫu thuật khi gãy hở và có tổn thương mạch máu thần kinh. Phương pháp này cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn cao, sử dụng nẹp vít, đóng đinh. Sau phẫu thuật cần tập luyện vật lý trị liệu nhằm phục hồi chức năng và không gặp biến chứng.  

Lưu ý: Ngay khi bị gãy cánh tay, người bệnh cần được sơ cứu bằng cách cố định tay [có thể dùng khăn như băng đeo]. Hoặc chườm đá lạnh ở khu vực bị thương.

Tùy thuộc vào vị trí và mức độ gãy mà bác sĩ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp

Những điểm người bệnh cần lưu ý

- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn, không uống rượu bia

- Chườm đá tại vùng bị gãy từ 20 - 30 phút/lần, một ngày thực hiện 4 đến 5 lần.

- Giữ nẹp hoặc bột sạch, khô

- Giảm sưng bằng cách giữ cánh tay cao trên tim càng nhiều càng tốt. Khi nằm trên giường hoặc ngồi trên ghế thì nên sử dụng gối để đỡ cánh tay

- Liên lạc với bác sĩ khi cơn đau tăng, ngón tay hoặc bàn tay chuyển lạnh [xanh tái] hay mất cảm giác.

Gãy cánh tay nhanh hồi phục khi người bệnh tuân theo các nguyên tắc và hướng dẫn từ bác sĩ. Phòng khám cơ xương khớp La Văn Lường với bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Trang thiết bị hiện đại giúp bạn không còn lo lắng nhiều về chấn thương của mình. Đặt lịch khám nhanh qua hotline 0898 12 14 16 - 0907 567 567 hoặc truy cập trang web //phongkhamlavanluong.vn/.

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: 09 Nguyễn Huy Lượng – P14 – Quận Bình Thạnh – TPHCM

Số ĐT: 0898 12 14 16 – 0907 567 567

Email:

Website: //phongkhamlavanluong.vn

Giờ làm việc

+ Thứ 2 – Chủ nhật: Sáng [8h – 12h] – Chiều [15h – 19h30].

+ Các ngày lễ hoạt động bình thường.

Trong thời gian phục hồi thì có những bài tập nào để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ xương khớp mau lành hay không? [Facebook Nông Sản Vườn].

Trả lời:

Trường hợp gãy xương vùng cẳng tay thường khoảng 3 tháng, xương ở những ngón tay thì sẽ lành nhanh hơn. Ở xương đùi hoặc xương cẳng chân sẽ mất khoảng 4-6 tháng mới lành. Thời gian lành còn tùy thuộc vào kiểu gãy và cơ địa của từng người.

Trong quá trình xương của bạn chưa lành thì không nên vận động gì nhiều ngoài những bài tập phục hồi ở vùng khớp. Đó là những bài tập với cường độ nhẹ nhàng để giữ cho cơ đừng teo và khớp đừng cứng. Khi xương đã lành, lúc đó bạn mới bắt đầu thực hiện những bài tập để phục hồi hoàn toàn về lực cơ, độ thăng bằng, tính phản xạ. Sau đó, mới đến giai đoạn bạn có thể dần hoạt động thể thao trở lại.

Điều cần thiết là bạn nên đến gặp bác sĩ để chụp X quang và kiểm tra chính xác phần chấn thương của mình đang ở trong giai đoạn nào, xác định được xương đã lành hay chưa, thì mới có giáo án luyện tập phù hợp.

Ths. BS Nguyễn Thị Song Hà
Giám đốc chuyên môn Y học Thể thao - Vận động Nutrihome

Gãy xương mác là một tình trạng phổ biến trong số các dạng tổn thương ở khu vực cẳng chân. Bác sĩ thường sơ cứu và chỉ định bó bột đối với các trường hợp bị gãy xương mác. Vậy bạn có biết gãy xương mác phải bó bột bao lâu thì lành và các phương pháp phục hồi vận động sau chấn thương là gì?

1. Nguyên nhân và các biểu hiện khi bị gãy xương mác

Cấu tạo, vị trí của xương mác:

Cẳng chân được cấu thành từ xương mác và xương chày. Trong 2 loại xương thì xương chày có kích thước to hơn và gánh phần lớn trọng lượng của cơ thể. Còn xương mác có kích thước nhỏ hơn, dạng dài san sẻ bớt gánh nặng cho xương chày, đồng thời giúp khớp cổ chân cử động linh hoạt hơn. Xương mác và xương chày chạy song song với nhau, cùng gắn vào khớp mắt cá chân và khớp gối.

Trên tổng số trọng lượng cơ thể, xương mác chiếm khoảng 17% và vì đây là xương phụ nên nếu ⅔ xương mác bị tổn thương và phải loại bỏ thì cũng không gây ảnh hưởng quá lớn tới chức năng của chi dưới. Do có cấu trúc mảnh và kích thước nhỏ nên khi gặp chấn thương, xương mác rất dễ bị gãy. Tình trạng này xảy ra nếu xương bị va đập bởi một tác động có áp lực lớn hơn sức tải của nó.

Nguyên nhân dẫn tới gãy xương mác:

Các yếu tố sau có thể là nguyên nhân gây gãy xương mác:

  • Té ngã, nhất là ngã vào vật cứng hoặc ngã từ trên cao xuống: trẻ em, người già và vận động viên là những người rất dễ bị gãy xương mác bởi nguyên nhân này;

  • Bị va chạm mạnh: thường là do tai nạn giao thông và xương có thể bị gãy nghiêm trọng;

  • Mắc các bệnh liên quan tới xương khớp;

  • Do vận động sai tư thế hoặc cường độ mạnh khi tập các môn thể dục, thể thao [trượt tuyết, trượt ván].

Gãy xương mác có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau

Các dấu hiệu khi bị gãy xương mác:

  • Biểu hiện toàn thân: người bệnh có thể bị sốc;

  • Biểu hiện tại chỗ: khi xương mác bị gãy, bệnh nhân sẽ thấy đau nhói ở chỗ bị gãy, hạn chế vận động hoặc không vận động được bên chân gãy, cẳng chân cảm thấy đau, sưng nề, bầm tím, tê hoặc ngứa ran, đau các xương và khớp liên quan,...

2. Điều trị gãy xương mác như thế nào?

Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà phương pháp điều trị sẽ khác nhau:

  • Gãy xương hở: đây là tình trạng phức tạp, xương có thể xuyên qua da, lộ xương hoặc thấy một vết thương sâu nhìn được qua da. Gãy xương hở thường là do chấn thương nghiêm trọng như tai nạn hoặc té ngã. Bệnh nhân sẽ được tiêm phòng uốn ván và sử dụng kháng sinh sớm để phòng chống nhiễm trùng. Sau đó cần vệ sinh và kiểm tra vết thương, áp dụng phẫu thuật để cố định xương gãy;

  • Nếu bị gãy xương kín: trường hợp này đơn giản hơn so với gãy xương hở, da còn nguyên vẹn. Mục tiêu trong điều trị gãy xương mác kín là giúp xương trở về vị trí ban đầu và giúp bệnh nhân hồi phục chức năng chi dưới. Bệnh nhân cần phải bó bột và khi di chuyển cần tới sự trợ giúp của nạng và nẹp đeo. Sau khi xương đã được chữa lành, người bệnh nên tập vật lý trị liệu dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện chức năng vận động.

3. Gãy xương mác phải bó bột bao lâu thì lành?

Gãy xương mác phải bó bột bao lâu thì lành là thắc mắc chung của nhiều người. Thông thường sau khoảng 5 - 7 ngày bó bột thì xương sẽ bớt sưng nề và bột bó bên ngoài bị lỏng hơn. Khi đó bác sĩ sẽ quấn thêm bột hoặc thay thế bột khác cho người bệnh.

Trong quá trình bó bột cho xương, người bệnh có thể tập khép chân, dạng chân, đưa cao cẳng chân. Người bệnh nên bắt đầu tập chống chân và đi nạng sau khoảng 3 tuần bó bột để tránh bị rối loạn dinh dưỡng.

Gãy xương mác nếu điều trị đúng chỉ định thì sẽ rất mau lành

Vì xương mác rất dễ lành nên những người bị gãy xương mác sẽ hồi phục sau khoảng 8 - 10 tuần bó bột nếu tuân thủ theo đúng chỉ định điều trị của bác sĩ. Người bệnh nên tái khám định kỳ để theo dõi tiến trình liền xương trong thời gian bó bột.

4. Các cách giúp phục hồi vận động cho xương mác sau thời gian bó bột

Nhìn chung, thời gian phục hồi của xương mác bị gãy còn phụ thuộc vào tuổi tác, mức độ chấn thương, cách tập luyện và chế độ chăm sóc của người bệnh. Nhằm thúc đẩy nhanh hiệu quả phục hồi cho xương mác, bệnh nhân nên áp dụng các phương pháp như sau:

  • Tập cử động khớp bắt đầu từ ngày thứ 3 sau khi mổ hoặc sau khi bó bột. Duy trì 4 - 6 lần/ngày, mỗi lần từ 10 - 15 phút, tốc độ co cơ 45 giây/lần. Nguyên nhân là vì nếu khớp ở trong tình trạng bất động lâu ngày sẽ bị cứng lại vì cơ bị co rút, bao cơ co rúm, sụn mỏn, tăng sản mỡ ở bao hoạt dịch. Thường xuyên cử động khớp sẽ giúp bơm dịch khớp ra - vào đều đặn, có tác dụng nuôi dưỡng khớp và bôi trơn các hoạt động cho khớp;

  • Duy trì sức mạnh của cơ: tập co cơ để chức năng vận động sớm được phục hồi sau khi xương lành lại;

  • Tập đi: trong khi bó bột, người bệnh nên tập đi bằng sự trợ giúp của nạng gỗ. Tựa thanh ngang đầu trên nạng vào lồng ngực [thay vì tì vào nách], dáng đi giữ thẳng nhìn hướng về phía trước, không cúi xuống nhìn chân, không được tì lên vùng chân bị đau, 2 vai giữ nang bằng. Bên cạnh đó, cần giữ ngay ngắn 2 tay chống nạng, bàn chân và 2 mũi nạng tạo thành hình tam giác. Khi xương gần liền nên bắt đầu tập chống nạng cho tới khi xương liền vững và khi tì vào vị trí gãy xương không còn cảm giác đau thì bỏ nạng và tập đi như bình thường;

  • Để tránh làm vôi hóa cạnh khớp và xơ cứng khớp, nên xoa nắn ổ gãy xương liền khớp bằng tay, không được dùng thuốc, dồn, dầu cao để xoa bóp;

  • Trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng thêm các thuốc chống viêm và giảm đau;

  • Chườm nóng lên chỗ đau khi luyện tập, không nên chườm vào khu vực có nẹp vít, đinh, vòng thép kim loại vì sẽ khiến những dụng cụ này nóng lên, hỏng tổ chức và dễ gây viêm rò;

  • Trong điều kiện sinh hoạt bình thường: người bệnh bị gãy xương mác khi đang phải bó bột nên tập leo cầu thang hoặc đứng lên ngồi xuống nhẹ nhàng. Khi đã hết đau thì có thể ngừng tập luyện;

  • Ăn uống bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn các thức ăn giàu vitamin D, protein và calo, kẽm, canxi giúp xương mau chóng phục hồi và tăng độ dẻo dai.

Bệnh nhân nên tích cực tập luyện vật lý trị liệu khi đủ điều kiện cho phép để xương mác nhanh lành

Gãy xương mác phải bó bột bao lâu thì lành còn tùy thuộc vào tính chất nghiêm trọng, độ tuổi, chế độ luyện tập và chăm sóc của bệnh nhân. Thông thường sẽ mất khoảng 8 - 10 tuần để xương mác liền lại.

Để quá trình hồi phục xương diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, bạn có thể tới thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC của chúng tôi. Đặt lịch ngay với bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp qua tổng đài 1900 56 56 56 ngay hôm nay bạn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề