Bị nấc nhiều là biểu hiện của bệnh gì

Nguyên nhân gây ra nấc cụt rất phức tạp, nhưng sự kích hoạt của các dây thần kinh sau khi cơ hoành co lại sẽ chỉ ra nguyên nhân gây nấc cụt.

Theo các nhà nghiên cứu, người hút thuốc và uống nhiều rượu thường bị nấc cụt.

Tuy nhiên, điều ít người biết là các bệnh viện và đơn vị chăm sóc giảm nhẹ cũng đã quan sát thấy những bệnh nhân đột quỵ và ung thư cũng bị nấc cụt, theo tờ Express [Anh].

Nguyên nhân nấc cụt khác nhau ở mỗi người

Shutterstock

Các chuyên gia cho biết mỗi người bị nấc cụt vì các nguyên nhân khác nhau.

Nói chung, nguyên nhân thường gây nấc cụt là sự kích thích dây thần kinh cơ hoành và dây thần kinh phế vị. Thậm chí, có người chỉ cạo râu và vuốt râu cũng bị nấc cụt.

Và hai trong số những nguyên nhân khó hiểu nhất gây ra nấc cụt là đột quỵ và ung thư.

Trang tin y tế News Medical Life Science cho hay: Có rất nhiều loại ung thư liên quan đến nấc cụt, bao gồm ung thư thực quản, dạ dày, tuyến tụy, một số khối u não, các khối u của trung thất và ung thư phổi.

Trong những bệnh này, nấc cụt xảy ra khi các dây thần kinh ở cơ hoành bị kích thích.

Tiến sĩ Timothy Pfanner, Phó giáo sư y khoa tại Trường Y, Đại học Texas A&M [Mỹ], giải thích: Bất cứ điều gì khiến dạ dày căng lên đều có thể gây nấc cụt. Những người hút thuốc dễ nấc cụt vì họ liên tục nuốt không khí.

Nấc cụt có thể là dấu hiệu của đột quỵ hoặc ung thư

Đôi khi, bệnh nhân ung thư não, ung thư hạch hoặc ung thư dạ dày gặp những cơn nấc cụt không ngừng.

Nếu tình trạng nấc cụt tiến triển từ thỉnh thoảng thành dai dẳng không ngừng, thì nên đi khám, tiến sĩ Pfanner lưu ý.

Đối với đột quỵ, sự gián đoạn đường dẫn truyền thần kinh trong hệ thần kinh trung ương có thể dẫn đến nấc cụt. Não của bệnh nhân khối u não cũng thường xảy ra những gián đoạn này.

Tiến sĩ Diana L. Greene-Chandos, nhà thần kinh học liên kết với Bệnh viện Đại học New Mexico [Mỹ], cho rằng điều quan trọng là tìm kiếm các dấu hiệu khác để xác định xem đó có phải là đột quỵ hay không.

Các triệu chứng chính của đột quỵ có thể là tê liệt, mờ mắt hoặc nhầm lẫn đột ngột.

Hơn nữa, tiến sĩ Greene-Chandos giải thích rằng nấc cụt do đột quỵ có thể là cơn nấc cụt "đau, dai dẳng không ngừng và nghiêm trọng - xảy ra đột ngột", theo Express.

Nghiên cứu bao gồm 1.000 bệnh nhân bị đột quỵ do nhóm của tiến sĩ Greene-Chandos thực hiện, đã phát hiện 10% bệnh nhân này có nấc cụt là dấu hiệu của bệnh.

Nấc cụt do đột quỵ có thể là cơn nấc cụt "đau, dai dẳng không ngừng và nghiêm trọng - xảy ra đột ngột"

Shutterstock

Trong ung thư dạ dày, các nguyên nhân hơi khác, vì nấc cụt chỉ xảy ra khi dạ dày ngừng hoạt động và trở nên to ra và đầy hơi.

Để xác định xem ung thư có phải là nguyên nhân gây nấc cụt hay không, có thể nên tìm các dấu hiệu chính khác như giảm cân và mệt mỏi.

Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh khuyến cáo nên đi khám nếu nấc cụt kéo dài hơn 48 giờ hoặc tái phát rất thường xuyên. Bác sĩ sẽ tìm hiểu xem liệu cơn nấc cụt có phải là bệnh hoặc do loại thuốc đang dùng hay không, theo Express.

Nấc là hiện tượng xuất hiện khá phổ biến ở mọi người và đôi khi gây ra cảm giác khó chịu nếu kéo dài. Vậy, có bao giờ bạn tự hỏi tại sao lại bị nấc, hay bị nấc là biểu hiện của bệnh gì và cách phòng ngừa tình trạng này như thế nào không?

Nếu cũng đang có những băn khoăn kể trên, mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau cùng Hello Bacsi!

Nấc là hiện tượng gì?

Nhiều người thường hay thắc mắc nấc là hiện tượng gì hoặc hay bị nấc cụt là biểu hiện của bệnh gì? Theo các chuyên gia sức khỏe, nấc là hiện tượng cơ hoành [lớp cơ mỏng ngăn cách giữa khoang ngực và bụng, chịu trách nhiệm cho hoạt động thở], co thắt lặp đi lặp lại và không kiểm soát được. Mỗi lần cơ hoành co sẽ tác động lực đột ngột lên dây thanh âm, tạo ra các âm thanh “hic” đặc trưng.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của hiện tượng bị nấc là gì?

Các triệu chứng nấc cụt là những âm thanh đặc trưng, cũng có thể là cảm giác thắt chặt nhẹ ở ngực, bụng hoặc cổ họng trước khi xuất hiện âm thanh.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc hiện tượng nấc cụt kéo dài hay có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân bị nấc ở người lớn và trẻ em

Bạn có từng thắc mắc tại sao lại bị nấc cụt hoặc hay bị nấc là biểu hiện của bệnh gì không? Theo các chuyên gia sức khỏe, các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra nấc kéo dài dưới 48 giờ bao gồm:

  • Ăn quá nhiều và quá nhanh
  • Uống quá nhiều rượu
  • Nuốt quá nhiều không khí/nuốt không khí thông qua việc nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo…
  • Hút thuốc
  • Thay đổi đột ngột về nhiệt độ dạ dày [ăn uống đồ nóng hay lạnh]
  • Căng thẳng về cảm xúc hoặc quá hưng phấn.

Tuy nhiên, nếu hiện tượng nấc cụt kéo dài hơn 48 giờ có thể do nhiều vấn đề sức khỏe gây ra, chẳng hạn như:

  • Tổn thương thần kinh hoặc bị dị ứng
  • Rối loạn hệ thống thần kinh trung ương
  • Rối loạn chuyển hóa và thuốc.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường bị nấc?

Nấc là tình trạng rất phổ biến và xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị nấc?

Đàn ông có nhiều khả năng bị nấc lâu hơn phụ nữ. Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy bị nấc, chẳng hạn như:

  • Các vấn đề tâm thần hay cảm xúc: Lo âu, căng thẳng và phấn khích thường đi đôi với nấc ngắn hạn và dài hạn.
  • Phẫu thuật: Một số người bị nấc sau khi trải qua gây mê toàn thân hoặc sau các thủ tục liên quan đến cơ quan trong ổ bụng.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nấc?

Nấc là biểu hiện của bệnh gì, được chẩn đoán như thế nào? Bạn cần đi khám thần kinh để kiểm tra sự cân bằng và phối hợp giữa cơ bắp với phản xạ thị giác và xúc giác. Nếu nghi ngờ nguyên nhân sâu xa hơn dẫn đến nấc, bác sĩ cần phải kiểm tra thêm, bao gồm các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm mẫu máu: Phương pháp này giúp kiểm tra các dấu hiệu của nhiễm trùng, bệnh tiểu đường và bệnh thận
  • Xét nghiệm hình ảnh: Các xét nghiệm hình ảnh giúp phát hiện các bất thường giải phẫu có thể ảnh hưởng các dây thần kinh phế vị, thần kinh cơ hoành hoặc cơ hoành. Một số xét nghiệm hình ảnh bao gồm chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính [CT], chụp cộng hưởng từ [MRI]
  • Kiểm tra nội soi: Bác sĩ sử dụng một ống mỏng, dẻo có gắn camera nhỏ, luồn qua cổ họng để kiểm tra thực quản hoặc khí quản.

Những phương pháp nào dùng để điều trị nấc?

Hầu hết các trường hợp nấc cụt sẽ tự khỏi mà không cần can thiệp y tế. Nếu có nguyên nhân sâu xa gây ra bệnh, bạn cần điều trị ngay để ngăn chặn tình trạng nấc tiếp diễn. Những phương pháp điều trị sau đây giúp điều trị các trường hợp nấc kéo dài hơn 48 giờ:

  • Thuốc chữa nấc kéo dài: Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng thuốc, bao gồm chlorpromazine, metoclopramide, baclofen
  • Phẫu thuật: Nếu phương pháp điều trị ít xâm lấn không có hiệu quả, bác sĩ sẽ tiêm một chất gây mê để chặn dây thần kinh cơ hoành, ngăn chặn các cơn nấc. Một cách khác là phẫu thuật cấy ghép một thiết bị hoạt động bằng pin để cung cấp điện nhẹ đến dây thần kinh phế vị, giúp kích thích chúng và kiểm soát nấc dai dẳng.

Phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế bị nấc?

Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa chứng minh được, nhưng các biện pháp phổ biến sau đây có thể giúp bạn khắc phục cơn nấc nhẹ:

  • Hít thở vào một túi giấy
  • Súc miệng bằng nước đá
  • Nhịn thở trong vài giây
  • Uống từng ngụm nước lạnh.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chủ Đề