Biện pháp cải tạo đất chua đất hóa kiềm

Để tạo điều kiện tốt nhất cho cây trồng sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh thì môi trường đất đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong các chỉ tiêu quan sát ở đất trồng, pH trong đất là thang đo quan trọng, giúp xác định được hiện trạng trong đất có phù hợp hay chưa.

Mỗi loại cây trồng thích ứng với mỗi loại đất khác nhau. Việc kiểm tra đất PH là điều cần thiết và cần làm thường xuyên.

pH LÀ GÌ ?

pH hay chỉ số pH [còn gọi là độ pH] là một chỉ số có thang đo từ 1 đến 14. Phản ánh tính chất kiềm hay acid của một môi trường nào đó.

Trên thực tế, các loại đất chủ yếu có độ pH từ 5.0 đến 8.0, tùy theo loại cây trồng mà ta phải điều chỉnh cho phù hợp. Các loại đất có độ pH nằm ngoài khoảng từ 5.0 đến 8.0 thì thường không phù hợp để trồng trọt.

PHÂN LOẠI ĐẤT THÔNG QUA ĐỘ pH !!!

pH = 7 : Đất trung tính, không kiềm không acid, phù hợp với nhiều loại cây trồng

pH > 7 : Đất kiềm, cần cải tạo bằng cách bón các chất gây acid hóa như lưu huỳnh, sắt sunphat,…

pH < 7 : Đất chua, phương pháp cải tạo chủ yếu là bón vôi bột để điều chỉnh

MỤC ĐÍCH ĐO NỒNG ĐỘ pH CHO ĐẤT

Việc kiểm tra, kiểm soát pH đất là thao tác quan trọng trong quá trình canh tác, sản xuất nông nghiệp. Xác định đúng độ pH đất nhằm mục đích:

Là cơ sở để lựa chọn loại cây trồng cho phù hợp với đất

Hoặc ngược lại cho nhà nông biết cần bạn phải tác động ra sao trên khu đất đang trồng trọt để đạt được mục tiêu tăng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp.

Ý NGHĨA CỦA CHỈ SỐ pH ĐỐI VỚI NHÀ NÔNG

+ Đối với khu đất mới: chỉ số pH ban đầu giúp bạn định hướng chọn loại cây trồng nào hoặc cải tạo đất sao cho phù hợp với loại cây muốn trồng.

+ Đối với khu đất đang canh tác: chỉ số pH đất chỉ ra cách tác động vào đất hợp lý, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt nhất.

+ Khi cây trồng có các biểu hiện như: Cây tăng trưởng chậm, lá vàng úa, rễ không phát triển, …cũng nên chú ý đến việc kiểm tra nồng độ pH cho đất.

+ Tiến hành vào mọi thời điểm, trên mọi loại đất. Lưu ý không nên tiến hành sau khi bón vôi, phân, bổ sung chất hữu cơ sẽ làm kết quả pH sai sót nhiều.

PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐỘ Ph

Dùng Máy Đo pH

Cách làm: mỗi loại máy đo pH sẽ có 1 cách sử dụng khác nhau.

Bà con chỉ cần cắm máy đo pH xuống mặt đất cần kiểm tra độ pH, chờ 1 phút kết quả sẽ hiển thị trên màn hình.

Dùng Giấy Quỳ:

Cách làm:

Lấy mẫu đất trồng thuộc tầng lớp canh tác [hay phần đất có nhiều rễ non phát triển nhiều nhất].

Bỏ mẫu đất vào ly có đựng nước cất, khuấy đều và để lắng trong thời gian từ 15 – 20 phút.

Lấy giấy quỳ nhúng vào dung dịch đất đã pha loãng, sao cho nước thấm hết phần bề mặt giấy quỳ [2/3]. Lấy giấy quỳ ra, đợi khoảng 1 phút và so sánh màu giấy quỳ đã chuyển với bảng màu pH

Đất trồng là yếu tố rất quan trọng trong canh tác nông nghiệp nói chung cũng như canh tác cây chanh leo nói riêng. Đất liên quan đến hàm lượng dinh dưỡng, độ pH thích hợp cho canh tác từng loại cây trồng, khả năng thoát nước, độ chua, độ phèn, vi sinh vật có lợi… Tất cả đều ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển của cây trồng. Tuy vậy, một số mảnh đất nông nghiệp canh tác nhiều năm sẽ xảy ra trường hợp đất bị chua [đất bị nhiễm phèn] mà không phải nhà nông nào cũng biết cách xử lý hiệu quả. Hãy cùng Nafoods tìm hiểu thêm để có những bước chuẩn bị cho một mùa vụ thật tốt nhé!

Cải tạo đất chua nhiễm mặn bằng cách cày xới , bón vôi bột và phơi ải để tiêu diệt vi sinh có hại

1. Nguyên nhân nào làm đất chua?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đất canh tác bị chua, dưới đây là một vài nguyên nhân nhà nông thường gặp nhất:

  • Nguyên nhân chính là do đất canh tác nhiều năm nhưng không được cải tạo, bị lạm dụng phân bón NPK tổng hợp.
  • Sử dụng thuốc BVTV quá mức.
  • Trong thời gian dài canh tác nông hộ ít bổ sung vôi bột.

2. Hậu quả khi đất canh tác bị chua

  • Ảnh hưởng lớn đến quá trình cây trồng hút các chất dinh dưỡng từ đất.
  • Khi đất chua, Magie và Canxi không hoạt động được, cây không hấp thụ được ba nguyên tố chính N,P,K và lưu huỳnh. Hiệu suất hấp thụ phân bón của cây giảm đi, gây lãng phí và ảnh hưởng đến sự phát triển của cây do cây trồng không nhận đủ dưỡng chất.
  • Khi đất chua, các khoáng chất trong đất bị phá vỡ, giải phóng ra các ion+ và gốc tự do gây bất lợi cho cây trồng. Nếu đất chua nhiều, ion+ di động cao có thể gây độc cho hệ rễ cây, làm cho rễ bị bó và chùn lại không phát triển được.

3. Các biện pháp cải tạo đất chua hiệu quả

Kỹ thuật viên Nafoods thăm vườn và hướng dẫn nhà nông xử lý đất đúng cách

  • Cải tạo đất bằng cách phổ biến nhất chính là tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục có bổ sung nấm đối kháng.
  • Hạn chế tối đa sử dụng thuốc BVTV, ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học.
  • Hàng năm nên bón vôi 2 đến 3 lần, mỗi lần 5 tạ đến 1 tấn/ha.
  • Xử lý thật kỹ đất bằng vôi bột trước khi trồng, nên dùng nhiều phân hữu cơ thay vì dùng NPK tổng hợp.

\>>> Xem thêm: Độ cao địa hình ảnh hưởng thế nào đến sự sinh trưởng và phát triển của chanh leo?

4. Biện pháp khắc phục khi đất bị chua

  • Bón vôi là biện pháp hữu hiệu và đơn giản nhằm cải tạo độ chua của đất. Căn cứ vào độ chua của đất để quyết định lượng vôi cần bón. Khi bón vôi, dùng vôi xám tốt hơn vôi trắng vì có cả Ca và Mg.
  • Trong quá trình canh tác, cần tăng cường bón phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh cho cây trồng. Trong trường hợp sử dụng phân hoá học, nên chọn loại phân trung tính hoặc kiềm như DAP, KNO3, Ca[NO3]2, lân nung chảy, Apatit, urê, Phosphorit, NH4NO3…
  • Quản lý lượng nước thích hợp, kiểm soát dòng chảy, trồng cây che phủ đất kết hợp làm phân xanh. Hạn chế tối đa dùng thuốc trừ cỏ làm trắng đất, làm giảm hệ sinh vật đất, giảm lượng hữu cơ trong đất.

Nhà nông đang bón vôi bột để xử lý đất

Những thông tin trên hy vọng sẽ hữu ích cho bà con trong việc cải tạo đất bị chua. Nếu vườn của bà con cần hỗ trợ kỹ thuật trước khi xuống giống, hãy liên hệ ngay với đội ngũ kỹ thuật viên Nafoods. Chúng tôi luôn đồng hành và hỗ trợ!

Chủ Đề