Bình giảng câu đồn là nhà biên giới là quê hương

Tương lai sẽ ngày một tươi sáng

Dẫu vẫn còn những khoảng cách xa xôi về địa lí, song ấn tượng đầu tiên của chúng tôi về xã Mù Cả, thuộc huyện biên giới Mường Tè [Lai Châu], mảnh đất biên cương của Tổ quốc là những bản làng của bà con dân tộc Hà Nhì, La Hủ, Kinh đang thay đổi từng ngày.

Các chiến sĩ Đồn biên phòng Mù Cả chuẩn bị đi tuần tra.

Khuất sau những con dốc, những đoạn đường ngoằn ngoèo hiểm trở suốt dọc đường chúng tôi lên Đồn biên phòng Mù Cả, là những cánh rừng trải dài xanh mướt mắt, những thửa ruộng bậc thang đang vội vàng lấy nước, những bản làng quần tụ với nhiều ngôi nhà lợp mái tôn đỏ tươi, khang trang. Và nữa, đó là những con đường trải nhựa, những công trình thủy lợi nối tiếp nhau đưa nước, đưa điện về thôn…

Nói về sự đổi mới của người dân nơi đây, ông Lỳ Tiến Dũng, Trưởng bản Xi Nế [xã Mù Cả] chia sẻ, không chỉ bản Xi Nế mà cả xã Mù Cả bây giờ khác xưa nhiều lắm. Đời sống kinh tế của người dân vùng biên hiện đã ổn định, dân bản bắt đầu quen dần với cuộc sống định canh, định cư.

Bên cạnh đó, con đường từ trung tâm huyện vào xã, hay những con đường tuần tra dọc biên giới giờ đã được Đảng, Nhà nước đầu tư xây dựng, nó không chỉ giúp đời sống người dân thuận lợi hơn, mà các chiến sĩ BĐBP cũng bớt đi nhọc nhằn trong lúc tuần tra.

Cũng theo Trưởng bản Xi Nế, chỉ mới đây thôi, để lên được Đồn biên phòng Mù Cả, người dân phải vượt qua khúc cua của con sông Đà rộng lớn, và những con dốc dài lúc lên, lúc xuống hun hút. Không kể trời nắng hay trời mưa, để lên được đến đồn biên phòng, người dân chỉ có một cách duy nhất là cuốc bộ. Nhiều người đã từng ví, để vượt qua được rất nhiều con dốc trơn trượt, dựng đứng ấy, quả thực là một “kỳ tích”.

Chia sẻ về lực lượng BĐBP xã Mù Cả, những người dân ở đây thường bảo, BĐBP giúp dân nhiều lắm. Đặc biệt là trong việc giữ gìn an ninh biên giới, xóa đói, giảm nghèo, cũng như các chương trình phối hợp giúp dân cày cấy, chăn thả gia súc, gia cầm…

“BĐBP đã đến tận các thôn bản hướng dẫn và chuyển giao khoa học kỹ thuật giúp dân bản ổn định cuộc sống, thông qua các chương trình như: Hướng dẫn trồng lúa, nuôi cá, chăn thả dê, bò…đặc biệt, nhờ có Đảng, Nhà nước và BĐBP trường học ở đây được xây dựng khang trang hơn, sạch đẹp hơn, quan trọng nhất là lũ trẻ được tới trường đi học và tương lai chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi”, ông Dũng nói.

Cũng theo Trưởng bản Xi Nế, rất nhiều chương trình phối hợp giữa lực lượng biên phòng Mù Cả với người dân xã Mù Cả được triển khai như: Chương trình giúp dân xây dựng nông thôn mới, phối hợp với hội phụ nữ xã thực hiện chương trình 5 không, 3 sạch [sạch cửa, sạch nhà, sạch làng xóm; không sinh con thứ 3, không lấy chồng Trung Quốc phạm pháp…].

Thì chương trình phối hợp giữa các trạm Quân dân y trên địa bàn xã, trong việc giúp người dân chăm lo sức khỏe, yên tâm sản xuất, thể hiện được tình cảm gắn bó keo sơn giữa lực lượng biên phòng và người dân vùng biên giới. Qua đó, làm cho không khí vùng biên cương thêm khởi sắc…

Khi đồng bào các dân tộc là anh em…

Theo Trung tá Phan Văn Hóa, Đồn biên phòng Mù Cả đứng trên địa bàn xã Mù Cả [huyện Mường Tè, Lai Châu], hiện đang bảo vệ đoạn biên giới dài 5,663km, gồm 3 cột mốc là 18 [3] [đầu nguồn sông Đà], 17 [1] và 16 [2]; giáp ranh với hai xã Leng Su Sìn, xã Sen Thượng của tỉnh Điện biên và huyện Giang Thành, huyện Lục Xuân [Vân Nam, Trung Quốc].

Vì thế, ngoài chức năng, nhiệm vụ nòng cốt là bảo vệ chủ quyền biên giới, thì công tác giữ gìn an ninh, trật tự tại địa phương, cũng như các chương trình phối hợp với lực lượng chức năng của nước bạn, bảo vệ an ninh biên giới, là một trong những nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu.

Có thể nói, với các chương trình kết hợp như thành lập trạm Quân dân y kết hợp, giúp dân xây dựng chương trình nông thôn mới…chỉ là một trong rất nhiều các chương trình đã và đang được lực lượng biên phòng, Đồn biên phòng Mù Cả triển khai theo sự chỉ đạo của Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Lai Châu.

Tuy nhiên, tùy vào từng địa phương, từng địa bàn mà lực lượng biên phòng có những cách làm, cách triển khai khác nhau, qua đó đạt được những hiệu quả tích cực. Và Đồn biên phòng Mù Cả là một trong những đơn vị đã thực hiện rất tốt vấn đề này.

Để đạt được những thành công trên, theo Thiếu tá Trần Văn San – Chính trị viên ĐBP Mù Cả, bên cạnh sự nổ lực của các chiến sĩ đồn biên phòng Mù Cả, để xã Mù Cả đổi thay như ngày hôm nay còn có công lao rất lớn của các thế hệ lãnh đạo đi trước đã làm rất tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với người dân trong việc bảo vệ biên giới, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn.

Qua đó, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, người dân bản tin tưởng hơn vào đường lối của Đảng, của Nhà nước và đặc biệt là tin tưởng vào các chương trình tuyên truyền do BĐBP thực hiện.

Có thể nói, với tinh thần "Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt", mệnh lệnh đặt ra với những người lính biên phòng từ trước đến nay vẫn là bảo vệ, giữ gìn an ninh, biên giới quốc gia. Trong đó, việc phối hợp với người dân địa phương, giúp người dân tại vùng biên ổn định cuộc sống, đồng thời tăng cường sự phối hợp với lực lượng biên phòng giữ gìn an ninh biên giới, có vai trò đặc biệt quan trọng.

Xác định nhiệm vụ trọng tâm đó, trong những năm qua, các chiến sĩ đồn biên phòng Mù Cả thường xuyên phối hợp với đoàn thể, lực lượng chức năng địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật sâu rộng trong quần chúng nhân dân.

Nội dung tuyên truyền tập trung vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Luật Biên giới quốc gia; Luật An ninh quốc gia; Luật Quốc phòng; 3 văn kiện pháp lý về quản lý biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Trung Quốc; công tác phòng, chống tội phạm, vận động nhân dân không tham gia tiếp tay buôn lậu, vượt biên trái phép, tích cực tham gia phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc…

Trung tá Phan Văn Hóa chia sẻ: “Để bảo vệ vững chắc đường biên, cột mốc biên giới quốc gia. Cho đến nay, chúng tôi đã thực hiện bàn giao các cột mốc, đường biên từng bản, từng thôn để quản lý.

Cùng với đó, qua các công tác tuyên truyền, vận động thiết thực và có ý nghĩa như: Tuyên truyền pháp luật, giúp dân xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội…bà con đã thực sự tin tưởng vào đường lối chính sách của Đảng, của Nhà Nước. Trong đó, công an, quân sự biên phòng là lực lượng nòng cốt trong việc tham mưu cho chính quyền địa phương giữ vững an ninh, chính trị trên địa bàn thời gian vừa qua.

Hiện nay trên địa bàn, tình hình chính trị ổn định, nhân dân yên tâm sản xuất, tập trung phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng nền biên phòng toàn dân và bản làng trên địa bàn hiện nhận được sự đồng thuận rất cao. Đời sống của người dân qua đó được nâng lên, an ninh biên giới được giữ vững…”.

Đỗ Đạt

16:05, 03/03/2022

Từ lâu, phương châm "Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt" như là "mệnh lệnh" trái tim, thôi thúc các chiến sĩ quân hàm xanh Bộ đội Biên phòng Đắk Lắk vượt mọi gian khó để cùng bà con vùng biên xây dựng, phát triển biên cương ngày càng giàu mạnh.

Để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, những người lính quân hàm xanh đang làm nhiệm vụ ở biên giới Đắk Lắk vẫn thầm lặng canh giữ từng tấc đất biên cương Tổ quốc

Trên dải đất biên cương nắng gió, bước chân của người lính quân hàm xanh ở Đắk Lắk in dấu trên mọi nẻo đường.

Ăn rừng, ngủ lán, hành quân qua những địa bàn hiểm trở, khó khăn, những người lính Biên phòng Đắk Lắk ngày đêm tuần tra, canh gác trên các tuyến biên giới, bảo vệ biên cương của Tổ quốc.

Song song với nhiệm vụ tuần tra, canh gác biên giới, BĐBP Đắk Lắk xây dựng hệ thống cơ sở chính trị vững mạnh; giúp đồng bào các dân tộc vùng biên phát triển đời sống, từ đó trực tiếp giữ vững bình yên trên tuyến biên giới của Tổ quốc. 

BĐBP thường xuyên bám sát địa bàn công tác, tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới và phòng chống dịch COVID-19. [ảnh chụp trước tháng 4/2021].

Với phương châm “đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc anh em là ruột thịt”, BĐBP Đắk Lắk luôn là lực lượng gần dân, hiểu dân, thường xuyên bám trụ, bám dân, bám địa bàn; thực hiện cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc; bảo vệ dân, bảo vệ biên giới.

Đối với nhân dân như tình thân ruột thịt, không ngừng hỗ trợ vật chất, tinh thần để góp phần giúp bà con khu vực biên giới có cuộc sống bớt nhọc nhằn.

Những người già không đi lại được, cán bộ, chiến sỹ quân y đã đến tận nhà chăm sóc, tình quân dân như cá với nước, như chim với rừng [ảnh chụp trước tháng 4/2021].

Những hoạt động của mô hình Quân dân y kết hợp ở Đắk Lắk đã làm cho hình ảnh "người thầy thuốc quân hàm xanh" ngày càng được phát huy và tỏa sáng.

Mở lớp xóa mù, dạy kèm cho trẻ em vùng biên, cán bộ chiến sỹ Biên phòng Đắk Lắk đã trở thành những thầy giáo mang quân hàm xanh, nâng bước cho nhiều học trò nghèo đến lớp.

BĐBP Đắk Lắk luôn tích cực giúp dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn cuộc sống bình yên. Nhiều mô hình hỗ trợ người dân biên giới phát triển kinh tế có hiệu quả. 

Những đợt bão lũ ập đến địa bàn vùng biên, những người lính mang quân hàm xanh trở thành lực lượng đi đầu cứu hộ, cứu trợ giúp dân vượt qua thiên tai.

BĐBP Đắk Lắk giúp dân sửa chữa nhà, ổn định cuộc sống.

 Những việc làm góp phần thắt chặt tình cảm quân dân nơi vùng biên cương Tổ quốc.

BĐBP Đắk Lắk tăng gia sản xuất, cải thiện đời sống, tăng sức khỏe hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Trên đường tuần tra, những người lính Biên phòng không khỏi chạnh lòng nhớ quê hương, gia đình, nhiều cán bộ, chiến sỹ tạm gác lại tâm tư, thậm chí người thân ốm nặng trong cơn đại dịch, nhưng vẫn bám chốt, bám địa bàn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, nhiều thế hệ cán bộ, chiến sỹ BĐBP Đắk Lắk đã nhận được khen thưởng xứng đáng.

Và phần thưởng nồng ấm nhất của mỗi cán bộ, chiến sỹ đó là ở quê hương họ luôn có một tổ ấm, một gia đình chờ mong người con, người chồng, người cha luôn xứng đáng là Bộ đội Cụ Hồ.

Thanh Nga

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề