Ca sĩ ngọc thúy đoàn hải đăng là ai?

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Trong ký ức những người yêu văn nghệ ở phố biển đều xôn xao niềm tự hào về Đoàn Ca múa nhạc [CMN] Hải Đăng. Thập niên 80 - 90, Đoàn CMN Hải Đăng là đoàn ca nhạc tỉnh lẻ nổi tiếng nhất; từ đây, những giọng ca trưởng thành, lấp lánh. Nhưng trên tất cả đó là những nốt nhạc yêu thương nhất của Đoàn CMN Hải Đăng dành cho công chúng: Ánh Tuyết, Ngọc Thúy, Nguyễn Hải, Ngọc Liên…

Một số thành viên Đoàn Ca múa nhạc Hải Đăng ngày trước [từ trái sang]: Kim Nguyệt, Tôn Thất Kỳ, Thanh Trúc, Khánh Phương, Thanh Nam, Anh Đào, Thanh Tú. Ảnh: Internet


Với đời sống ca nhạc nửa cuối thế kỷ XX, trào lưu tập thể là chủ đạo, các ca sĩ ít khi hát solo mà nổi trội vẫn là những đoàn ca nhạc, hay sau đó biến thể thành các ban nhạc, nhóm nhạc… thì Đoàn CMN Hải Đăng - từ thời tỉnh Phú Khánh tới Khánh Hòa sau này nổi lên như một vì sao lấp lánh nhất. Không phải ngẫu nhiên những năm hoàng kim, nơi đây là bến đậu cho những ca sĩ nổi tiếng sau này. Trước tiên phải nhắc tới giọng ca Ánh Tuyết, cánh chim tiêu biểu của đoàn. Sau khi rời Nhạc viện Huế, chị đầu quân cho đoàn Hải Đăng, trở thành ca sĩ trụ cột của đoàn trong một thời gian dài. Sau này rời đoàn, ca sĩ Ánh Tuyết với sự từng trải từ môi trường Đoàn CMN Hải Đăng đã làm nên một giọng ca solo có trường phái cổ điển nổi tiếng ở Sài Gòn, được mệnh danh là “tiểu Thái Thanh”. Giai đoạn tiếp theo, có những giọng ca ở miền đất khác tới như: Long Nhật, Tôn Thất Kỳ… - những nam ca sĩ có bản sắc riêng, nhờ có đoàn Hải Đăng mà sau này tạo dựng nên tên tuổi. Long Nhật với chất giọng Huế pha dần chuyển sang màu bolero cho tới tận hôm nay. Anh trình bày những bản nhạc về Nha Trang - Khánh Hòa rất thành công như: Nhớ con sông quê hương, Biển hẹn Nha Trang.


Ngoài những giọng ca hội tụ, Đoàn CMN Hải Đăng nổi tiếng chính là những giọng ca quê hương do đoàn tạo dựng, tiêu biểu như Ngọc Thúy. Nữ ca sĩ này xuất phát từ đội Sơn Ca Nhà Thiếu nhi tỉnh, ngay từ tuổi thiếu niên, chị đã tạo ấn tượng lớn với công chúng. Sau này, khi gia nhập Đoàn CMN Hải Đăng, chị nhanh chóng trở thành giọng ca nổi trội. Có lẽ Ngọc Thúy phát triển vượt bậc, bay khỏi tầm vóc của ca sĩ tỉnh lẻ đến với công chúng cả nước là nhờ nhạc sĩ Thanh Tùng. Chính nhờ sự giúp sức của người nhạc sĩ nổi tiếng về viết nhạc, phối khí dàn dựng đã “setup” Đoàn CMN Hải Đăng có một vị thế khác hẳn để sánh ngang với các đoàn nổi tiếng ở TP. Hồ Chí Minh như: Bông Sen, Rạng Đông hay Nhà hát nhạc nhẹ Trung ương. Cũng nhờ có những bản nhạc của Thanh Tùng: Câu chuyện nhỏ của tôi, Chuyện tình của biển, Phố biển, Mưa ngâu…, Ngọc Thúy trở thành giọng ca tiêu biểu của Nha Trang được công chúng mến mộ. Rất tiếc, sau này chị rời sự nghiệp, định cư ở nước ngoài.


Sau Ngọc Thúy là Mỹ Hạnh - cô ca sĩ hội tụ đủ thanh sắc của ca sĩ nhạc nhẹ. Không như Ngọc Thúy thể hiện tài năng từ bé, Mỹ Hạnh chậm hơn nhưng khi phát triển thì đạt đỉnh cao ở tầm vóc của Hồng Nhung, Thanh Lam, Mỹ Linh… Chị đã làm cho đoàn trở thành đoàn ca nhạc đạt tầm chuyên nghiệp nhất. Sau đó, chị rời Đoàn CMN Hải Đăng vào Sài Gòn hát solo ở các tụ điểm rồi lui về cuộc sống thường.


 Chúng ta cũng không thể quên những ca sĩ đã thực sự làm cho Đoàn CMN Hải Đăng vững bền, tiêu biểu như nam ca sĩ Nguyễn Hải. Với chất giọng trầm ấm nhẹ nhàng, anh đã dành trọn vẹn tuổi thanh xuân của mình cho đoàn. Công chúng vẫn nhớ Nguyễn Hải với những bài hát trữ tình: Biển hẹn Nha Trang, Nha Trang mùa thu lại về, Đá Bàn mùa xuân… Cũng như nhiều ca sĩ khác có tuổi, Nguyễn Hải rời đoàn định cư tại Canada đã hơn 10 năm qua. Ngoài ra còn có những giọng ca thuần chất quê hương như: Anh Đào, Nhật Linh, Khánh Phương, Bách Thảo, Thanh Trúc, Thế Quang, Thanh Nam… và Ngọc Liên - những giọng ca góp công rất lớn cho Đoàn CMN Hải Đăng thuở đầu và tận hôm nay.


Mùa hè rực nắng lại về với Nha Trang, thỉnh thoảng trên sóng phát thanh hay trên mạng, chúng ta vẫn nghe những bài ca quen thuộc qua những giọng ca một thời của Đoàn CMN Hải Đăng. Ai đã từng nghe, từng xem đều rưng rưng niềm cảm xúc khó tả về những “tia sáng” long lanh rực sáng của “ngọn Hải Đăng” rọi chiếu trên biển Nha Trang.

Dương Trang Hương

Với nhiều người yêu nhạc những năm 1990, Ngọc Thúy là một gương mặt rất quen thuộc, nhất là sau khi cô đoạt giải Giọng ca vàng ASEAN.

Nhưng sau đó cô đã giã từ nghiệp ca hát khi lập gia đình. Từ năm 2008 Ngọc Thúy cùng chồng là Luật sư người Mỹ Thomas Treutler, Trưởng văn phòng đại diện của Công ty Luật Tilleke & Gibbins tại Việt Nam, đã kỳ công gây dựng CLB bóng chày thiếu niên đầu tiên ở Việt Nam. CLB này hiện có gần 100 thành viên. Đặc biệt vào tháng 1 vừa qua, nhờ nỗ lực vận động đăng cai của vợ chồng Ngọc Thúy, lần đầu tiên Việt Nam giành được quyền đăng cai giải bóng chày Pony châu Á Thái Bình Dương tại Vĩnh Phúc.

Chi phí tổ chức giải đấu này do chồng chị tài trợ một phần, cùng với sự hỗ trợ từ UBND tỉnh Vĩnh Phúc và một số đơn vị. Đây là một giải đấu quốc tế nên cả gia đình Ngọc Thúy đều phải lao vào công tác chuẩn bị, từ việc đón tiếp các đoàn, bố trí nơi ăn, chốn ở đến sân thi đấu phải đảm bảo tiêu chuẩn. Mệt quá, Ngọc Thúy ốm, nói khản cả giọng nhưng vẫn không được nghỉ. Cô cho biết nếu thời còn làm ca sĩ chắc sẽ phải lo cuống lên vì chất giọng bị ảnh hưởng, nhưng khi đã chuyển sang nghiệp thể thao thì mọi chuyện cũng trở nên bình thường.

Tại giải đấu này đội tuyển U12 Việt Nam [thực chất là tuyển các học sinh Hà Nội] do Ngọc Thúy và chồng đào tạo hai năm qua đã gây bất ngờ trong giới bóng chày châu Á – Thái Bình Dương, khi thắng áp đảo đội tuyển trường Nhật Bản tại Hà Nội với tỷ số 13-1 và trường Quốc Tế UNIS bằng tỷ số đậm 14-0, rồi thắng hai đội bóng mạnh nhất của Indonesia để giành chức vô địch giải.

Cầu thủ Ben Nguyễn [giữa, con trai Ngọc Thúy, lớp 7 THCS Đoàn Thị Điểm, Hà Nội] trong vòng tay chung vui với đồng đội sau khi thắng chung kết trước Indonesia để giành chức vô địch U12 tại Vĩnh Phúc.

Quảng cáo

Trên tờ báo nổi tiếng của Mỹ - Wall Street Journal - số ra ngày 7/3, trong bài viết về đội bóng chày của Ngọc Thúy, ông Rick Dell, Giám đốc phát triển bóng chày tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Hiệp hội bóng chày nhà nghề [MLB] Mỹ đã nhận xét rằng trong đội bóng chày của Ngọc Thúy “có những cầu thủ 11 tuổi chơi bóng chày giỏi bằng bất cứ cầu thủ 11 tuổi nào trên thế giới”.

Các tổ chức bóng chày quốc tế đang chú ý về những biến chuyển của bóng chày Việt Nam, và Ngọc Thúy đã vận động thành công để năm 2012 Việt Nam sẽ đăng cai Giải vô địch bóng chày châu Á – Thái Bình Dương cho lứa tuổi U12 và U14 tại quê nhà [Nha Trang, Khánh Hòa] của Thúy. Hiện đã có 14 quốc gia đăng ký tham dự.

Những ngày đầu vợ chồng Ngọc Thúy gây dựng CLB bóng chày thiếu niên Hà Nội rất vất vả. Khi đó ở Việt Nam, bóng chày còn là một môn thể thao ít người biết đến, ngay cả trên các phương tiện truyền thông. Hai vợ chồng Ngọc Thúy đã phải chở nhau lòng vòng khắp các hang cùng, ngõ hẻm của Hà Nội để tìm cho được một mặt sân dành cho việc tập luyện. Đến đâu họ cũng gặp những cái lắc đầu bởi trong thời buổi tấc đất tấc vàng như hiện nay thì việc thuê được một mặt sân rộng đủ tiêu chuẩn 60x60m không dễ.

Quảng cáo

Cuối cùng họ cũng thuê được mặt bằng nhưng ở tận Xuân Đỉnh [một xã thuộc huyện Từ Liêm ngoại thành Hà Nội], mà cũng chỉ thuê được mấy tiếng vào buổi sáng sớm. Mọi chi phí liên quan đến sân bãi, dụng cụ thi đấu, trang phục, hai vợ chồng Ngọc Thúy đều tự chi trả. Ban đầu CLB chỉ có vài thành viên là bạn học của Ben Nguyễn, con trai vợ chồng Ngọc Thúy, nhưng sau này số thành viên cứ tăng dần và các phụ huynh cùng nhau đóng góp để đỡ phần trang trải. Đến giờ CLB bóng chày thiếu niên Hà Nội đã thu hút được đông đảo thành viên và nhiều bậc phụ huynh cũng háo hức tìm hiểu cho con em theo học bóng chày.

Ben Nguyễn [con trai Ngọc Thúy, trái] trên sân tập.

Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Olympic Việt Nam Hoàng Vĩnh Giang nhận định: "Có thể vài năm nữa, nhất là đến ASIAD 2019, nếu Việt Nam giành được quyền đăng cai thì các thành viên của CLB này sẽ là nòng cốt cho đội tuyển bóng chày Việt Nam tham gia Đại hội". Ông Giang cũng là người đã hỗ trợ vợ chồng Ngọc Thúy trong quá trình gây dựng đội bóng chày trẻ.

Cơ duyên để Ngọc Thúy đến với bóng chày xuất phát từ câu chuyện tình của chị. Luật sư Thomas Treutler trong một lần sang Việt Nam công tác đã gặp và đem lòng yêu cô ca sĩ "Phố biển" Nha Trang và sau đó đã rước nàng về dinh. Ngọc Thúy sang Mỹ, sống trong một gia đình trí thức với bố mẹ chồng từng là nhà báo và luật sư. Chị cũng có một thời gian làm phát thanh viên, từng nhớ ánh đèn sân khấu ở quê nhà, nơi chị đã tỏa sáng.

Rồi Ngọc Thúy sinh con trai đầu lòng và càng lớn Ben Nguyễn càng mê bóng chày như bố. Hằng ngày Thúy đưa con đến trường học bóng chày, xem, mê rồi tập và thi lấy bằng HLV bóng chày. Ngoài công việc chính, lúc rảnh rỗi cả Thúy và chồng đều làm công tác huấn luyện bóng chày. Ở Mỹ nhưng trái tim chị luôn hướng về quê hương và mong ước được làm một điều gì đó cho quê nhà luôn cháy bóng trong chị.

Ngọc Thúy nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ chồng. Anh đã cùng chị rời Mỹ về Việt Nam vào năm 2007 với mục đích cho các con học tiếng Việt và ngấm sâu văn hóa Việt. Trong một lần sinh nhật Ben Nguyễn, Thuý thấy các bạn của con say mê đọc truyện Doremon bóng chày. Một ý nghĩ chợt nảy sinh trong đầu Thuý và vợ chồng cô bắt đầu ý tưởng tạo một sân chơi mới cho trẻ em Hà Nội. Rồi CLB bóng chày thiếu niên Hà Nội đã trưởng thành cùng những vất vả của vợ chồng họ.

Thomas đã học tiếng Việt và giờ có thể nói thành thạo ngôn ngữ của quê vợ. Hằng năm Thomas đều trích ra một khoản tiền để đầu tư vào bóng chày với mong muốn môn thể thao mang tính đồng đội cao này sẽ được phát triển tại Việt Nam. Luật sư Mỹ này giờ đã bị Việt Nam "mê hoặc" nên quyết định không trở về Mỹ mà định cư lâu dài tại Việt Nam và dành thời gian cho việc phát triển môn thể thao còn mới mẻ này. Với Thomas, việc bỏ công sức gây dựng đội bóng chày là niềm hạnh phúc mà anh đã tìm thấy ở Việt Nam, nơi anh coi như quê hương thứ hai của mình.

Đội U12 VN vô địch giải bóng chày PONY châu Á Thái Bình Dương [chồng Ngọc Thúy đứng thứ hai từ trái sang], tiếp theo là Ben Nguyễn. Ngọc Thúy đứng giữa hàng sau.

Khánh Vy

Video liên quan

Chủ Đề