Các bài văn nghị luận chứng minh lớp 7 năm 2024

Địa chỉ trụ sở: Tòa nhà Viettel, Số 285, Đường Cách Mạng Tháng 8, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0309532909 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu vào ngày 06/01/2010.

Bài làm.

Trong cuộc sống, có những điều mà chúng ta chưa hề biết. Những kiến thức đơn giản thì hiển hiện xung quanh chúng ta, còn những điều mới lạ, hấp dẫn thì lại ẩn chứa trong xã hội. Chính vì vậy để có được kiến thức thì chúng ta phải biết tìm hiểu, học hỏi, khám phá. Đó cũng chính là ước nguyện của ông cha ta nên tục ngữ mới có câu rằng: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” Câu tục ngữ này mang hai vế đối xứng với nhau. “Một” đối với “một”, đó chính là hình thức đối xứng độc đáo. Câu tục ngữ này ý khuyên nhủ chúng ta hãy biết đi đây, đi đó để được ở mang, tích luỹ kiến thức, tầm nhìn về xã hội. “Ngày đàng” ở đây là một phép ẩn dụ. Nó không phải là con số cụ thể quy ước mà chỉ một khoảng thời gian mà chúng ta tiếp nhận những điều hay lẽ phải ngoài xã hội. Không chỉ vậy, ngụ ý của tác giả dân gian còn được bộc lộ rằng không phải bất kì cái mới mẻ nào cũng có thể tiếp nhận mà hãy chắt lọc, thấm hiểu để nhận ra sự mới mẻ nào có ích, sự mới mẻ nào có hại mà biết đường đề phòng tránh hay học tập. Điều đó được thể hiện qua từ “sàng khôn”. Không chỉ vậy câu tục ngữ này còn nói lên thế giới đa dạng và phong phú, nếu biết tiếp nhận nó một cách khéo léo thì kết quả thu được sẽ rất lớn. Thật vậy. Ngoài xã hội có rất nhiều những điều hấp dẫn đối với những người mới tiếp xúc. Đó là nơi văn minh, là nơi giao lưu học hỏi của các tầng lớp, cũng là nơi trao đổi , buôn bán, có nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo, những công nghệ độc đáo, hay những kiến thức khoa học huyền bí. Từ những cách ăn nói ngoài xã hội đến những hình thức ứng xử, tất cả đều là kiến thức, được khoác nhiều bộ áo trên nhiều phương diện. Mặt tích cực không nhỏ nhưng mặt tiêu cực cũng không phải là ít. Những tệ nạn xã hội, những trò đùa lôi kéo sự đam mê của con người dẫn đến sự lu mờ về đạo đức, nhân phẩm. Có nhiều người mặc dù biết được tác hại của nó nhưng đã dấn chân vào rồi thì khó lòng rút ra được. Do đó ý thức của chúng ta trong việc tiếp nhận kiến thức tốt đẹp là hoàn toàn cần thiết. Ngày xưa, thời kì vật chất còn xơ xài, ông cha ta ăn vất vả cực nhọc nên ý thức đã nhận ra rằng sự học hỏi là thiết yếu trong việc thay đổi cuộc sống thêm tiến bộ, nhưng có mấy khi có điều kiện để vượt khỏi luỹ tre làng. Vì vậy đó là một ước vọng lớn lao của ông cha ta. Không chỉ thời bấy giờ mà ngày này, xã hội ngày một văn minh, đất nước đổi mới, con người đang bước sang kỉ nguyên hiện đại, yếu tố học hỏi là không thể không tồn tại. Để theo kịp những tiến bộ khoa học, con người cũng phải tìm hiểu, học tập lẫn nhau để xứng đáng là một phần tử của đất nước, xứng đáng là một con người văn minh, lịch sự. Chính những sự giàu đẹp của đất nước ngày một tăng cao đã là sự thúc giục trong ý thức học hỏi ngoài đời của mỗi con người. Trong tất cả các môi trường học tập thì dường như xã hội là một nơi sâu thẳm về kiến thức, là nơi chứng kiến biết bao kinh nghiệm của con người và cũng là kho tàng để chúng ta tích luỹ. Có biết bao nhiêu điều hay lẽ phải đang chờ chúng ta. Chắc chắn mỗi người đi ra ngoài xã hội đều vấp phải những trở ngại, khó khăn, nhưng chính những điều đó lại càng tăng thêm sức mạnh cho mỗi chúng ta. Tuy nhiên thì không phải học tập ngoài xã hội chỉ đơn thuần như vậy mà còn cần phải học khôn, học chọn lọc những tinh tuý, còn những điều tiêu cực thì lại là mặt trái để chúng ta biết tránh xa. Nói tóm lại câu tục ngữ trên khuyên răn chúng ta về cách mở rộng hiểu biết, mở rộng vồn kiến thức để tạo nên những thành quả vượt bậc và cách sống cao đẹp.

Nguồn : hocban.net

Đề văn: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí 'Ăn quả nhớ kẻ trồng cây', 'Uống nước nhớ nguồn.'

1. Hiểu đề

- Đề đưa ra một tư tưởng qua các câu tục ngữ và yêu cầu chứng minh.

- Câu tục ngữ nhắc nhở về trách nhiệm của thế hệ sau đối với thế hệ trước.

- Bài văn không chỉ chứng minh tính đúng đắn của hai câu tục ngữ mà còn khẳng định nhân dân Việt Nam thực sự sống theo chúng.

2. Lập kế hoạch

  1. Mở đầu:

+ Dân tộc Việt Nam coi trọng giá trị đạo đức xây dựng trên tư tưởng nhân nghĩa.

+ Suốt hàng nghìn năm, nhân dân nhắc nhau về đạo lý 'Ăn quả nhớ kẻ trồng cây', 'Uống nước nhớ nguồn.'

  1. Nội dung chính:

Giải thích: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn là gì: Người hưởng lợi phải nhớ ơn người tạo ra lợi ích đó. Thế hệ sau cần ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.

Chứng minh: Dân tộc Việt Nam thể hiện đạo lí này qua hành động, ngôn ngữ hàng ngày:

* Truyền thống:

+ Lễ hội: giỗ Quốc Tổ, lễ tế Thần Nông, lễ tịch điền, Tết có lễ tảo mộ, tết thanh minh, tết thầy học, tết thầy lang. Sau mỗi vụ thu hoạch: tết cơm mới [tế thần và biếu người có công như bố mẹ, thầy cô, nhạc sĩ, ông lang…]

+ Mọi nhà đều có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà… tôn vinh những người đã khuất. Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà lúc già.

+ Khắp đất nước có đền miếu, chùa chiền thờ phụng các vị anh hùng có công mở và giữ nước.

* Hiện đại:

+ 10/3 vẫn là lễ giỗ tổ.

+ Các bảo tàng nhắc nhở về lịch sử hùng vĩ của dân tộc.

+ 27/7 viếng nghĩa trang liệt sĩ.

+ Các phong trào đền ơn đáp nghĩa.

+ Các dịp lễ 27/7, 20/11, 8/3, 1/5, giỗ tổ nghề… có ý nghĩa gì?

+ Thế hệ sau giữ gìn, phát huy…

+ Trách nhiệm đối với những kẻ phản bội.

  1. Kết luận:

+ Tâm huyết biết ơn là tình cảm cao quý, là thước đo đạo đức, phẩm chất…

+ Gìn giữ vẻ đẹp tinh thần truyền thống của Việt Nam.

Ảnh minh họa [Nguồn internet]

Bài học số 1: Khám phá tri thức với đề tài 'Tìm hiểu về vũ trụ và hành tinh chúng ta'

Đề tài nghiên cứu: Hãy chứng minh sức ảnh hưởng của tri thức đối với sự phát triển của con người và xã hội.

Hình ảnh minh họa [Nguồn: thế giới khoa học]

Bài học số 2: Sáng tạo trong học tập và cuộc sống hàng ngày

Câu hỏi 1: Tìm hiểu đạo lí 'Ăn quả nhớ kẻ trồng cây', 'Uống nước nhớ nguồn' của nhân dân Việt Nam

Thực hành trên lớp: Chuẩn bị dàn ý và thực hiện lập luận chứng minh về ý nghĩa của hai câu tục ngữ truyền thống

Bài học số 5: Phát triển kỹ năng viết lập luận chứng minh với đề tài 'Ảnh hưởng của truyền thống trong cuộc sống hàng ngày'

  1. Chuẩn bị ở nhà: Tìm hiểu về lối sống ân nghĩa thuỷ chung qua câu tục ngữ

Gợi ý cho bài luyện tập lập luận chứng minh với đề tài 'Giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống'

Bài học số 4: Phương pháp thực hành viết lập luận chứng minh về 'Đạo lí sống của ông cha Việt Nam'

Đề văn: Chứng minh lòng biết ơn của nhân dân Việt Nam qua đạo lý 'Ăn quả nhớ kẻ trồng cây', 'Uống nước nhớ nguồn'.

Hướng dẫn chuẩn bị ở nhà cho bài viết với đề tài 'Làm thế nào để hiểu và thực hiện đúng đắn đạo lý truyền thống'.

Bài số 6: Bước vào thực hành luyện tập lập luận chứng minh với chủ đề 'Tình cảm biết ơn và ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày'.

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 41 Sách bài tập [SBT] Ngữ Văn 7 tập 2. Trong tiết luyện tập trên lớp, khi được yêu cầu tìm những dẫn chứng chứng tỏ nhân dân Việt Nam xưa nay luôn sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn", có bạn đã nêu ra...

Bài tập

1. Trong tiết luyện tập trên lớp, khi được yêu cầu tìm những dẫn chứng chứng tỏ nhân dân Việt Nam xưa nay luôn sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn", có bạn đã nêu ra :

  1. Những câu ca dao như "Công cha như núi Thái Sơn…", những bài hát như Huyền thoại mẹ.
  1. Câu danh ngôn của M.Go-rơ-ki : "Không có mặt trời thì hoa không nở, không có tình yêu thì không có hạnh phúc, không có đàn bà thì không có tình yêu, không có Người mẹ thì cả nhà thơ, cả anh hùng đều không có !".

Em hãy cho biết : Trong những dẫn chứng được nêu ra đó, dẫn chứng nào đáp ứng được yêu cầu của bài luyện tập ?

2. Hai bạn HS tranh luận với nhau về cách chứng minh một câu nói của người xưa : "Nếu lúc còn trẻ tuổi không chịu học thì lớn lên liệu có thể làm được việc gì có ích ?". Bạn thứ nhất cho rằng : phải chia phần chứng minh trong Thân bài thành các bước :

Bước 1 : Chứng minh rằng nếu còn trẻ mà ta lại không chịu học.

Bước 2 : Chứng minh rằng lớn lên ta sẽ không làm được việc gì.

Kết luận rút ra : Vì vậy, không nên lơ là học tập lúc còn trẻ.

Theo em, có thể làm bài theo cách của bạn đó được hay không ? Vì sao ?

3. Bạn thứ hai lại muốn chứng minh theo một trình tự khác. Trình tự ấy như sau :

Bước 1 : Chứng minh rằng, từ xưa đã thế và ngày nay lại càng như thế, muốn làm tốt bất cứ việc gì thì con người cũng phải có kiến thức, nghĩa là phải học.

Bước 2 : Chứng minh rằng tích luỹ kiến thức là công việc dài lâu, vì thế, phải bắt đầu từ khi còn nhỏ tuổi, chứ không thể đợi lúc đã lớn lên.

Bước 3 : Chứng minh rằng, do đó, những người khi nhỏ tuổi chịu khó học thì lớn lên làm việc rất tốt ; và ngược lại, những người khi còn nhỏ không chịu học thì lớn lên sẽ không làm được việc gì.

Kết luận rút ra : Vì vậy, không nên lơ là học tập từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Em thấy có nên làm bài theo cách này không ? Vì sao ?

4. Bạn Hùng là người rất chịu khó tìm đọc những đoạn văn chứng minh hay của các bạn HS, đúng theo tinh thần "Học thầy không tày học bạn". Trong một buổi học nhóm, Hùng đưa ra khoe với các bạn một đoạn văn chứng minh mà bạn mới sưu tầm. Đoạn văn đó như sau :

"Nhưng vì sao công cha lại như núi Thái Sơn và vì sao nghĩa mẹ lại như nước trong nguồn ? Bởi vì cha mẹ là người đã sinh thành ra ta, đã nuôi dưỡng ta, chẳng quản muôn ngàn vất vả. Mẹ đến với ta, với tình yêu như suối nguồn, dịu dàng, ngọt mát, qua những lời ru êm đềm, qua làn gió từ tay Người quạt những đêm hè, qua hơi ấm của tình mẫu tử sưởi lòng ta trong cái giá rét của đêm đông. Còn cha lại đến với đời ta, lớn lao, vững chãi như núi Thái Sơn, để ấp ủ ta trong đôi tay chắc khoẻ của Người. Cha dạy ta điều hay lẽ phải, uốn nắn ta, nâng đỡ ta đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã".

Có bạn khen đoạn văn ấy viết hay, nhưng hình như không phải một đoạn văn viết theo kiểu chứng minh. Em có đồng ý với ý kiến của bạn đó không ? Hãy nói rõ vì lẽ gì mà em đồng ý [hay không đồng ý].

Gợi ý làm bài

Câu 1. Để đáp ứng được yêu cầu của bài luyện tập, các dẫn chứng cần phải thoả mãn các điều kiện dưới đây :

  1. Có nội dung phù hợp với chủ đề của bài tập : nhân dân ta luôn nhớ ơn những người đi trước [tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thầy cô, những người sản xuất và chiến đấu vì quê hương đất nước...] đã khơi nguồn, vun đắp, giữ gìn để làm nên các thành quả cho thế hệ hôm nay được hưởng.
  1. Là các lẽ phải và sự thật đúng đắn, hiển nhiên, được rút ra một cách chân thực, chính xác từ thực tế đời sống, hoặc từ nghệ thuật, văn chương, trong thời xưa và trong cả thời nay.
  1. Là của người Việt, nói về đạo lí sống của người Việt, chứ không phải của bất kì dân tộc nào khác.

Dựa vào đó, em có thể dễ dàng xác định dẫn chứng nào đáp ứng được, còn dẫn chứng nào không đáp ứng được yêu cầu của bài luyện tập.

Câu 2. Không nên hiểu máv móc rằng : Các luận điểm trong một bài văn nghị luận nhất thiết phải tương ứng với các vế câu của đề bài. Luận điểm và việc phân chia luận điểm ở bài văn chứng minh chỉ có ý nghĩa khi :

- Mỗi luận điểm đều có thể chứng minh được.

- Việc chứng minh phải làm cho luận điểm có sức thuyết phục.

- Việc phân chia và sắp xếp các luận điểm phải thật sự giúp ích cho việc làm sáng rõ điều phải chứng minh đó [đã được đề bài quy định].

Bạn HS thứ nhất đã phân chia luận điểm và sắp xếp trình tự của các luận điểm theo đúng trình tự các vế câu của đề bài. Nhưng bạn đó đã không chú ý rằng, theo cách làm ấy, vế câu như : "Nếu lúc trẻ không chịu học" không phải là luận điểm, mà chỉ là một giả thiết, cho nên không thể chứng minh, và nếu có chứng minh được thì việc làm ấy cũng không có ý nghĩa gì. Vì thế, ta không thể làm bài theo cách này.

Câu 3. Ngược lại, ta có thể và nên làm bài theo cách của bạn thứ hai, vì cách làm ấy đảm bảo được các yêu cầu đã nói ỏ trên.

Câu 4. Đoạn văn mà bạn Hùng sưu tầm được là đoạn văn được viết ra với mục đích làm cho hiểu rõ vì sao công cha lại như núi Thái Sơn và vì sao nghĩa mẹ lại như nước trong nguồn. Trong khi đó, đoạn văn chứng minh lại được viết nhằm mục đích làm cho ta thấy rõ một nhận định nào đó là đáng tin, là có thật.

Hình minh họa [Nguồn ảnh từ internet]

Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Mytour với mục đích chăm sóc và tăng trải nghiệm khách hàng.

Chủ Đề