Các bộ phận hình thành văn hóa đông nam á năm 2024

năng động của trái tim Châu Á - nhưng trên thực tế, chúng ta lại hiểu biết rất ít về khu vực và các nước xung quanh. Điều đó sẽ dẫn đến hai hệ quả tiêu cực: một là, vì không hiểu sâu về ĐNA, nên chúng ta cũng không hiểu sâu về mình; hai là, vì không hiểu về các nước trong khu vực nên khó xây dựng lòng tin để cùng nhau hợp tác lâu dài. Hơn nữa, ngay cả các nước đang phát triển của khu vực ĐNA, thì cũng không thể chỉ dựa vào những chiến lược đã từng thành công trong quá khứ, mà bản thân của mỗi quốc gia đều phải liên tục đánh giá lại vị thế của mình để có thể tính đến những xu thế thay đổi rất nhanh về đầu tư nước ngoài, về thị trường tài chính, công nghệ, và dân số. Điều mà trong thực tế đã làm cho các nước Đông Á thành công hơn rất nhiều so với các nước ĐNA. Trong khi đó, cho đến nay, nền kinh tế của ĐNA [trong đó có Việt Nam], chủ yếu vẫn dựa vào việc khai thác lao động giá rẻ và tài nguyên tự nhiên. Chính vì những lý do trên mà việc tiếp tục nghiên cứu Lịch sử văn hoá Đông Nam Á là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa sâu sắc cả về mặt lý luận và thực tiễn. Trong sự hợp tác mới, càng phải hiểu bạn để hiểu mình, để xây dựng niềm tin và động lực mới. Xây dựng nền văn hoá thống nhất, đa dạng trong mỗi dân tộc chính là góp phần khẳng định tính chỉnh thể của một ĐNA thống nhất và đa dạng về văn hóa, vai trò của văn hóa vì một sự phát triển chung của khu vực. Hy vọng những kết quả của đề tài sẽ góp một cách nhìn khái quát phục vụ cho mục đích, ý nghĩa tốt đẹp đó. 2. Tình hình nghiên cứu Cùng sinh ra trên một khu vực địa lý, các cư dân của ĐNA đã sáng tạo nên một chỉnh thể văn hoá bản địa có cội nguồn chung từ thời tiền sử và sơ sử trước khi tiếp xúc với văn hoá Trung Hoa và văn hoá Ấn Độ. Trong tính thống nhất của khu vực, có sự đa dạng, do mỗi nền văn hoá có nguồn gốc và bản sắc riêng, biến đổi trong suốt chiều dài lịch sử. Ngày nay, với vị thế mới, Hiệp hội các quốc gia ĐNA [ASEAN] ngày càng có vai trò to lớn đối với sự phát triển của các thành viên và các nước khác trên thế giới. Nghiên cứu Đông Nam Á cả trong lịch sử và hiện tại, cũng như trong tương lai, là vấn đề thu hút nhiều nhà khoa học, các cơ quan chuyên môn trong và ngoài nước. Ở Việt Nam, từ khi Ban Đông Nam Á [1973] rồi Viện Nghiên cứu Đông Nam Á [1983], Bộ môn Đông Nam Á học Việt Nam ra đời cho đến nay đã 35 năm, những kết quả nghiên cứu về ĐNA xuất hiện ngày càng đi chiều sâu. Viện đã hoàn thành nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ và các công trình hợp tác với nước ngoài, tổ chức hơn 10 Hội thảo bàn về văn hoá, liên quan đến vai trò văn hoá trong quá trình phát triển của Việt Nam và các nước trong khu vực. Khái quát lại, có thể thấy các công trình nghiên cứu tiêu biểu ở trong nước: Tác giả Phạm Đức Dương [1] - Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á [1983] [viết chung] - 25 năm tiếp cận Đông Nam Á học [1998] - Ngôn ngữ và văn hoá Lào trong bối cảnh Đông Nam Á [1998] - Văn hoá Việt Nam trong bối cảnh văn hoá Đông Nam Á [2000] - Văn hoá Đông Nam Á [2001] [viết chung], Nxb Giáo dục - Từ văn hoá đến văn hoá học, Nxb VHTT, [2002] - Bức tranh ngôn ngữ - văn hoá tộc người ở Việt Nam và Đông Nam Á [2007] - Việt Nam-Đông Nam Á- Ngôn ngữ và văn hoá, Nxb Giáo dục [2007] Các tác giả khác:

1 GS, TS. Phạm Đức Dương- nguyên Viện trưởng - Viện Đông Nam Á

  • Văn hoá dân gian Việt Nam trong bối cảnh Văn hoá Đông Nam Á, Đinh Gia Khánh, Nxb KHXH, 1993.
  • Văn hoá Đông Nam Á, Nguyễn Tấn Đắc, Nxb KHXH, 2003
  • Từ điển Văn hoá Đông Nam Á, Ngô Văn Doanh, Nxb VH-TT, 1999
  • Mối quan hệ địa-văn hoá giữa Việt Nam và khu vực Đông Nam Á thời cổ đại [sách: Những vấn đề văn hoá trong lịch sử xã hội truyền thống Việt Nam, Hoàng Vinh], Nxb VHTT,
  • Văn minh khu vực Đông Nam Á [Sách: Lịch sử văn minh thế giới, Vũ Dương Ninh chủ biên], Nxb Giáo dục, 1999.
  • Giao lưu văn hoá xây dựng tương lai khu vực Châu Á- Thái Bình Dương [sách: Văn hoá vì phát triển, Phạm Xuân Nam], Nxb CTQG, 1998.
  • Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Trần Ngọc Thêm, Nxb TP. Hồ Chí Minh, 2001 Ngoài ra, phải kể đến những kết quả nghiên cứu về ĐNA được tập hợp thành một số giáo trình, được đưa vào giảng dạy trong các chương trình đào tạo cử nhân và sau đại học, tuỳ theo góc độ tiếp cận và mục đích cụ thể. Có hàng trăm bài viết được đăng trên các báo, tạp chí, mạng Internet, phản ánh nhiều phương diện khác nhau về ĐNA quá khứ, hiện tại và tương lai phát triển. Các kết quả nghiên cứu đã dựng lên được bức tranh về ĐNA nói chung và văn hoá ĐNA nói riêng, khá hoàn chỉnh. Tuy vậy, việc tiếp cận để nghiên cứu văn hoá ĐNA về phương diện lịch sử- tức là nghiên cứu diện mạo, tính chất, đặc trưng và những giá trị của văn hoá ĐNA trong quá trình tiếp xúc, vận động, phát triển từ một ĐNA tiền sử với nền văn minh lúa nước đến một ĐNA hiện đại, thì mỗi công trình do cách tiếp cận khác nhau, nên các kết quả đạt được vì thế cũng chưa đi đến một sự khái quát để làm nổi bật góc độ lịch sử văn hóa ĐNA như chúng ta mong muốn. GS,TS. Phạm Đức Dương- tác giả của nhiều công trình nghiên cứu về văn hoá ĐNA từ phương diện ngôn ngữ và văn hoá, khu vực học, đất nước học và địa văn hoá [như đã giới thiệu ở trên]- là người cùng chúng tôi thực hiện đề tài “Lịch sử văn hoá Đông Nam Á”. Chúng tôi đã kế thừa, có chọn lọc những thành quả đạt được trong các công trình trên của chính tác giả từ 1983 đến nay [1], cùng với các kết quả của những nhà nghiên cứu khác, có chọn lọc, bổ sung thêm- để trình bày một cách nhìn khái quát hơn về bức tranh lịch sử văn hoá ĐNA từ văn hóa của một ĐNA tiền sử với nền văn minh lúa nước đến văn hóa của một ĐNA hiện đại, làm rõ hơn vị thế vai trò của văn hoá Việt Nam trong mối quan hệ với một ASEAN năng động, phát triển trong thế kỷ XXI.
  • Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu: Làm rõ quá trình vận động, biến đổi và phát triển của văn hoá ĐNA trong lịch sử và hiện tại, vai trò của văn hóa đối với phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá, văn hoá Việt Nam trong bối cảnh văn hoá ĐNA hiện nay. Nhiệm vụ: thứ nhất, làm rõ văn hóa của ĐNA tiền sử với cơ tầng là nền văn minh lúa nước truyền thống; thứ hai, tiếp xúc với văn hoá Trung Hoa và văn hoá Ấn Độ để hình thành nền văn hóa của các quốc gia cổ đại ĐNA; thứ ba, sự thống trị của chủ nghĩa thực dân và quá trình tiếp xúc để hiện đại nền văn hoá của các nước Đông Nam Á; thứ tư, con đường phát triển văn hoá của các quốc gia ĐNA trong bối cảnh toàn cầu hoá.
  • Phạm vi và phương pháp nghiên cứu

1 Chủ yếu là trong tổng tập: Việt Nam- Đông Nam Á- ngôn ngữ và văn hóa, nxb GD, 2007

Đề tài sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phương pháp logic-lịch sử, phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp-đặc biệt là phương pháp liên ngành- xuyên ngành- để nghiên cứu lịch sử văn hóa ĐNA như một chỉnh thể, tìm ra đặc trưng của nó trong quá trình tiếp xúc. Trong phạm vi của một đề tài cơ sở, chúng tôi cố gắng làm rõ những nét khái quát nhất về lịch sử vận động phát triển văn hoá ĐNA trên các phương diện chủ yếu, từ ĐNA tiền sử với nền văn minh lúa nước đến văn hóa của ĐNA hiện đại trong bối cảnh toàn cầu hoá, mà không đi sâu nghiên cứu từng nền văn hoá của các quốc gia ĐNA trong truyền thống hay hiện tại. 5. Đóng góp mới về khoa học

  • Tổng hợp được kết quả nghiên cứu về ĐNA, nghiên cứu bổ sung, làm rõ hơn văn hóa ĐNA từ góc độ lịch sử.
  • Có thể sử dụng những kết quả của đề tài làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, học tập. Dựa trên tài liệu này, có thể biên soạn thành giáo trình Bộ môn Lịch sử văn hoá Việt Nam và văn hóa thế giới của Viện Văn hoá và phát triển.
  • Nội dung nghiên cứu Chương 1: Đông Nam Á tiền sử với nền văn minh lúa nước Chương 2: Tiếp xúc với văn hoá Trung Hoa, văn hoá Ấn Độ: sự hình thành văn hoá của các quốc gia cổ đại Đông Nam Á Chương 3: Sự thống trị của chủ nghĩa thực dân và quá trình tiếp xúc để hiện đại hóa nền văn hoá của các quốc gia Đông Nam Á Chương 4: Con đường phát triển văn hóa của các quốc gia Đông Nam Á trong bối cảnh toàn cầu hoá
  • Lực lượng tham gia nghiên cứu 1/ GS, TS. Phạm Đức Dương 2/ TS. Nguyễn Thị Hương- Chủ nhiệm đề tài
  • Sản phẩm của đề tài
  • Kỷ yếu đề tài
  • Tổng quan khoa học: 140 trang
  • Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu: 20 trang
  • Đĩa mềm vi tính ghi lại kết quả nghiên cứu

Chương 1 ĐÔNG NAM Á TIỀN SỬ VỚI NỀN VĂN MINH LÚA NƯỚC

  1. Đông Nam Á - ngã tư đường của sự giao lưu văn hoá tộc người
  2. Xác định khu vực văn hoá Đông Nam Á Xét về mặt địa lý lịch sử, có hai khu vực văn hóa ĐNA: Khu vực văn hóa ĐNA tiền sử với nền văn minh nông nghiệp lúa nước và khu vực văn hóa ĐNA hiện đại, bao gồm 11 quốc gia có chủ quyền. Khu vực văn hoá ĐNA tiền sử rộng lớn hơn khu vực địa lý và hành chính của ĐNA hiện đại rất nhiều. Tài liệu địa chất học và hải dương học cho ta biết, trong kỷ nguyên băng hà, ĐNA là một lục địa lớn bao gồm cả Đông Dương, Malaysia và Indonesia. Các nhà địa lý gọi là lục địa Sunda [Sundaland], gắn với lục địa Sahul [Australia và New Guiné]. Cách đây khoảng 14 năm, Đài Loan, Hải Nam còn gắn với lục địa Trung Hoa. Biển Nam Trung Hoa, vịnh Bangkok, biển Java còn là đồng bằng khô nối Đông Dương - Bornéo - Sumatra -

Java thành một lục địa lớn hơn cả Ấn Độ[1]. Cũng như các khu vực văn hoá khác, khu vực văn hóa ĐNA cũng được xác định bởi những yếu tố về nhóm người, tiếng nói, kinh tế, văn hoá. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Tấn Đắc, khu vực văn hoá ĐNA được xác định bằng những đặc điểm chung như [1]: - Nhóm người: thuộc các giống người Việt, Thái, Mã Lai, Miến, Khmer [khác với giống người Hoa và người Ấn] - Tiếng nói: thuộc các nhóm ngôn ngữ đơn lập - Kinh tế: chủ yếu trồng lúa, nhất là lúa nước, nuôi trâu - Văn hoá: thiên về nữ, tín ngưỡng vạn vật hữu linh, thờ thần đất, đúc trống đồng. Nếu xét theo bản đồ văn hoá - tộc người, thì khu vực ĐNA tiền sử bao gồm vùng Nam Trung Quốc [Hoa Nam], vùng Đông Bắc Ấn Độ, thậm chí các quần đảo ở Thái Bình Dương, và cả Madagascar, v.v..ồm các vùng: - 11 nước ĐNA hiện đại - Nam Trung Quốc [Hoa Nam] - Đài Loan - Châu Đại Dương - Andaman và Nicobar - Đông Bắc Ấn Độ - Madagascar Nghiên cứu lịch sử văn hoá ĐNA, dù đã xác định được khu vực, nhưng vẫn còn nhiều khoảng trống chưa được làm rõ. Nếu xét theo bản đồ chính trị hiện đại, ĐNA nằm trong biên giới của 11 nước: Miến Điện, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia, Malaysia, Singapo, Indonesia, Philippine, Brunei, Đông Timo. ĐNA chính trị-hiện đại bao gồm: ĐNA một phần lục địa [Miến Điện, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia, Malaysia] và ĐNA một phần là hải đảo [Singapo, Indonesia, Philippin, Brunei...]. Việc xác định vùng văn hoá là nhằm tìm cơ tầng hình thành và sự biến đổi của mỗi nền văn hóa trong quá trình tiếp xúc- cơ sở để tạo nên sự thống nhất và đa dạng trong một khu vực văn hóa ĐNA.

  1. Nghiên cứu văn hoá tộc người ĐNA - còn để lại nhiều khoảng trống Các nhà địa lý cho rằng, cơn đại hồng thuỷ cuối cùng cách đây 8000 năm, với mực nước biển lên cao, động đất và sóng thần đã nhấn chìm hơn 1/2 diện tích ĐNA và vùng đất Nam Hải, xoá sạch những di tích sơ kỳ đá mới, tạo nên một lỗ hổng lớn, làm cho các nhà khoa học phải đưa ra nhiều giả thiết khác nhau về nền văn hoá và ngôn ngữ ĐNA xung quanh hai hướng phát tán và hội tụ với hai quan hệ cội nguồn và tiếp xúc. Khoảng trống thứ nhất, đó là lý giải về sự liên quan từ những di vật văn hoá tâm linh của các vùng liên quan đến sông nước. Dấu vết còn lại nơi đây là sự tập trung nhiều nhất những huyền thoại về cơn đại hồng thuỷ được lưu truyền trong ký ức nhiều dân tộc, về huyền thoại về con sông linh thiêng, quan tài hình thuyền được vẽ ở đảo Sumba hoặc trong những tấm vải dệt ở Lampung Sumatra, trên trống đồng Đông Sơn Việt Nam, hay điệu múa chèo thuyền tiễn đưa người chết từ mường người sang mường ma của người Thái, tục đưa linh trên sông của người Việt... Việt Nam, về mặt khảo cổ học, khoảng trống ấy thể hiện ở sự đứt đoạn từ nền văn hoá [1] Sthphen Oppenheimer, Địa đàng ở Phương Đông, NXB Lao động và Trung tâm ngôn ngữ văn hoá Đông - Tây, H., 2005, tr. 37. 1 Nguyễn Tấn Đắc: Văn hóa Đông Nam Á, Nxb KHXH, H, 2003, Tr. 11-

Hoà Bình muộn đến Đông Sơn sớm- Phùng Nguyên [di chỉ Tràng Kênh]. Các nhà khảo cổ học không tìm thấy dấu nối. Phải chăng nạn hồng thuỷ đã nhấn chìm xuống đáy biển những di vật của văn hoá Tiền Phùng Nguyên. Khoảng trống thứ hai, đó là sự đứt đoạn của cây lúa nước. Tuyệt đại đa số các nhà khoa học khi nghiên cứu về ĐNA đều cho rằng, cây lúa nước có nguồn gốc ở ĐNA. Theo tài liệu khảo cổ học, thì các thông tin từ các cứ liệu mới được thu thập cho phép người ta dự đoán cây lúa có thể được thuần dưỡng cách đây 7 - 8 năm và có nơi tới 9 năm. Nhưng khi tìm thấy 40 di tích cổ về lúa ở Nam sông Trường Giang của nhóm khảo cổ học Mỹ - Trung Quốc, trong đó di tích ở hang Diaotonghuan phía Bắc tỉnh Giang Tây, thì dấu vết "bữa cơm tiền sử" gạo hoang- được cho là cách đây 13 năm; gần cửa biển Nam Trường Giang, văn hoá di chỉ Hemudu lúa nước có tuổi 7000 năm [sớm hơn cả làng trồng kê Banpo xưa nhất ở Hoa Bắc]. Trong khi đó thì ở Việt Nam, người ta tìm thấy dấu gạo cháy ở giai đoạn văn hoá Đồng Đậu tiền Đông Sơn. Và như vậy, cư dân văn hoá Đông Sơn ăn gạo chỉ khoảng 4 năm nay. Thậm chí ở Indonesia, Đông Malaysia, người ta mới thấy lúa xuất hiện cách đây 1 năm. Như vậy, sự đứt đoạn về cây lúa ở Việt Nam cũng vào khoảng 4 - 5 năm, trùng với lỗ hổng từ văn hoá Hoà Bình đến văn hoá Đông Sơn. Phải chăng về phía Đông Việt Nam, di tích cây lúa cũng bị dìm xuống đáy biển? Khoảng trống thứ ba, đó là về mặt nhân chủng học. Đó chính là khoảng trống trong mối quan hệ giữa chủng Australoide và Mongoloide ở ĐNA. Theo sự phỏng đoán hợp logic, người ta cho rằng người Homo erectus ở Chu Khẩu Điếm [Trung Quốc] tiến hoá thành chủng Mongoloide, còn người Homo erectus Java [Indonesia] đã thành chủng Australoide và được phân bố ở ĐNA. Nhưng chủng Australoide đã biến mất. Người ta tìm thấy các mộ táng muộn hơn khoảng 3 năm mang đặc trưng Mongoloide, đã đưa ra lý giải rằng người Mongoloide mới đã đẩy lùi người Australoide vốn đã tồn tại trước đó. Giả thiết thay thế khoảng trống này cũng diễn ra cách ngày nay 4. năm. Phải chăng đó cũng là hệ quả của nạn hồng thuỷ cách đây 7 năm đã nhấn chìm các di tích của con người thuộc chủng Australoide, để sau đó khi nước biển trở lại bình thường thì con người chủng Mongoloide đã đi xuống Đông Nam Á? Khoảng trống thứ tư, đó là sự đứt đoạn về ngôn ngữ. Hầu như các nhà ngôn ngữ- dân tộc học, khảo cổ học đều thống nhất với nhau rằng: Chủ nhân nền văn hoá Hoà Bình gắn với ngôn ngữ Nam Á [Austroasiatique]. Sau thời kỳ băng hà, Đông Nam Á bị ngăn đôi: ĐNA lục địa nói ngôn ngữ Nam Á và ĐNA hải đảo nói tiếng Nam Đảo [Austronesian]. Khoảng trống về ngôn ngữ chính là ở chỗ chúng ta chưa tìm thấy mối quan hệ cội nguồn giữa Nam Á và Nam Đảo, giữa Nam Á và Thái - Ka Dai và sự không rõ ràng về cội nguồn của ngôn ngữ Tày Thái [khi thì được xếp vào dòng Nam Á, khi thì được xếp vào dòng Nam Đảo, khi lại xếp vào dòng Hán Tạng]. Vì vậy có rất nhiều cách lý giải khác nhau về nguồn gốc các ngôn ngữ ở ĐNA và cũng có xu hướng là muốn quy về một cội nguồn. Các kết quả nghiên cứu của các nhà địa lý, khảo cổ, ngôn ngữ, chủng tộc...đều khẳng định: ĐNA là một khu vực lịch sử văn hoá quan trọng, một trong những cái nôi của loài người, đã từng phát tán, giao lưu và hội tụ lâu dài, tạo nên một bức tranh rất đa dạng đến mức không có một lý thuyết nào có thể giải thích được mọi dữ kiện đã diễn ra như thế nào trong lịch sử.

Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi không có tham vọng dựng lại bức tranh toàn cảnh về khu vực này, mà chỉ tập trung khái quát mô hình văn hoá ĐNA với sự nổi trội của văn hoá lúa nước, trên cơ sở những nhận thức sau đây: Một là, ĐNA là ngã tư đường của sự giao lưu Đông Tây, trước hết là sự giao lưu giữa Ấn Độ, Trung Hoa. Do đó ĐNA được xem là nơi hội tụ của các nền văn minh thế giới. Hai là, sự giao lưu ấy có tính chất đan xen qua lại với những quá trình phát tán, hội tụ trong hai mối quan hệ cội nguồn và quan hệ tiếp xúc. Quá trình ấy không phải từ đơn tuyến, biệt lập mà từ đa tuyến trong sự tiếp xúc nhiều chiều tạo nên những đường đồng quy, những cơ chế văn hoá tộc người đa thành phần. Tính đa dạng được mở rộng trong không gian và tính tương đồng được tiềm ẩn sâu trong thời gian. Những yếu tố ngôn ngữ được gắn chặt với sự di dân, những yếu tố văn hoá vật thể có thể được giới hạn trong không gian cụ thể, còn các yếu tố phi vật thể thì có thể vượt biển đi xa hơn. Ba là, trên cơ sở những tư liệu hiện có, tiếp nhận và xử lý những thông tin của người đi trước, khẳng định mô hình văn hoá lúa nước truyền thống của cư dân ĐNA- chính là cơ tầng của nền văn hoá các quốc gia ĐNA phát triển từ truyền thống đến hiện đại. Mô hình văn hoá đó có ý nghĩa trong sự hội nhập phát triển của một cộng đồng ĐNA [ASEAN] hiện đại hôm nay. 2. Đông Nam Á một khu vực lịch sử văn hoá lúa nước 2. Đông Nam Á một thực thể địa lý đa dạng mà thống nhất Nằm giữa hai bán đảo lớn Ấn Độ và Trung Hoa, ĐNA nhìn trên bề mặt là một khu vực bị chia cắt tự nhiên không giống như hai bán đảo trên và bị cô lập với nội địa bởi cao nguyên Tây Tạng, nhưng lại được nối với Nam Á tạo thành một trong mười miền địa lý tự nhiên [cấp á lục địa] nằm gọn giữa chí tuyến bắc và xích đạo. Do đó, đặc điểm chung của vùng này là tính chất bán đảo và điều kiện hoàn lưu gió mùa. Nhưng ĐNA khu biệt với Nam Á bằng các dãy núi bắt nguồn từ các cao nguyên Tây Tạng và Vân Quý đến Miến Điện đều chuyển theo hướng kinh tuyến hoặc á tuyến ôm lấy các cao nguyên nội địa rộng lớn từ cao nguyên Shan [Miến Điện], Kò rạt [Thái Lan], Khăm Muộn, Boloven [Lào] đến Tây Nguyên [Việt Nam] rồi đi ra biển làm cho các dòng sông lớn đều chảy theo cùng hướng, bồi đắp nên những đồng bằng châu thổ lớn để sau này trở thành những cánh đồng lúa bát ngát mênh mông. Nếu các dãy núi ngăn cách ĐNA với nội địa Châu Á, thì biển lại là ngã tư của sự giao lưu ra ngoài. Biển đã phân cách ĐNA thành hai phần mà các nhà địa lý gọi là tỉnh Đông Nam Á bán đảo lục địa và tỉnh Đông Nam Á hải đảo. Cấu trúc địa hình đó bị phân đôi: một bên là vùng trung tâm có kết cấu tương đối đơn giản và yên tĩnh với thềm lục địa Sunda lớn nhất thế giới, một bên là vành đai đảo phức tạp và sôi động do sự kết hợp của các cấu trúc trẻ với các mảnh lục địa cũ bị sụt lún hay còn sót lại với những hoạt động núi lửa và động đất làm cho địa hình bị vỡ vụn thành hàng vạn đảo lớn nhỏ [Indonesia 13 đảo, Philipines 7. đảo...]. ĐNA là một vùng thực thể địa lý thống nhất mà đa dạng- dù xét dưới góc độ nào: kiến tạo [khối trung tâm và miền uốn nếp trung và tân sinh] hay khí hậu [nhiệt đới ẩm gió mùa, lắm mưa nhiều nắng rất khắc nghiệt], thổ nhưỡng [một tỉnh địa hoá vừa màu mỡ vừa nghèo dễ bị latêrit hoá] hay động thực vật [hệ Ấn Độ - Mã Lai]... Chính ở khu vực này thiên nhiên đã ban tặng cho con người những vốn quý rất đa dạng nhưng cũng đặt ra những thách đố ngặt nghèo buộc con người muốn tồn tại, phát triển phải thích nghi và sáng tạo. Tài nguyên trong lòng đất ở ĐNA được sản sinh do sự đa dạng về

cấu trúc và sự phát triển phức tạp về địa chất mà cho đến nay những hoạt động kiến tạo còn được xem là "đang độ xuân xanh". Hiện nay ở ĐNA có ba thứ nguyên liệu rất đắt trên thị trường thế giới. Đó là: đá quý, đất hiếm và dầu mỏ. Bao trùm lên mọi sự đa dạng về cấu trúc địa chất và bộ mặt địa hình là sự tác động qua lại giữa hệ thống thiên nhiên vô cơ vùng nhiệt đới gió mùa với hệ thống thiên nhiên hữu cơ để hình thành và phát triển hệ sinh quyển phong phú có năng suất sinh học cao. ĐNA có đủ núi rừng - đồng bằng và biển cả được nối với nhau bằng những hệ thống sông ngòi chằng chịt đầy nước, đặc biệt là nguồn nhiệt ẩm phong phú, chỉ số khô hạn thấp [xấp xỉ 1] rất thích hợp cho sản xuất sinh khối lớn. Dưới tác động của nhiệt ẩm, lớp vỏ phong hoá dày đã tạo nên một tấm áo thiên nhiên giàu có đầy màu sắc của miệt rừng nhiệt đới nhiều tầng, thường xanh với hệ sinh thái phổ quát khá phong phú về chủng loại. ĐNA là một trung tâm phân bố và thu thập các luồng thực vật, động vật từ Nam Trung Quốc đến Ấn Độ. Hệ sinh thái nhiệt đới ở đây rất cực đoan: nhiệt độ cao, nắng gắt, lượng mưa lớn tập trung theo mùa, đất đai phân bố dinh dưỡng không đều [80% trên mặt đất, 20% dưới đất], chất hữu cơ được phân huỷ nhanh đều đặn cả năm làm cho đất tơi xốp, có nhiều vi khuẩn hoạt động, giữ được nước. Vì thế rừng rất rậm rạp xum xuê nhiều tầng, cây cối ra hoa kết trái quanh năm. Rừng ngoài việc cung cấp lâm sản quý còn có tác dụng to lớn trong việc giữ nước, chắn gió, ngăn lũ, chống hạn, điều hoà khí hậu. Rừng và đất nuôi nhau. Rừng làm cho đất tăng độ phì, chống xói mòn, cung cấp đạm, ôxy cho sinh vật và con người. Tài nguyên về đất còn khá lớn, nhất là đất ngập nước. Dưới tác dụng của nguồn ánh sáng mặt trời dồi dào vào thời tiết ấm áp quanh năm, vùng đất này rất thích hợp với hệ thực vật lúa nước. Tuy nhiên, đất ở đây nếu mất thế cân bằng thì rơi vào tình trạng mong manh - dễ bị laterít hoá - Laterit là một loại đất sét đỏ chứa Hydroxit sắt và alumin bị cứng lại khi tiếp xúc với không khí. Trong đất còn chứa nhiều chất không có ích [thạch anh, hydroxit sắt, alumin, kaolinit làm cho nước dễ cuốn chất dinh dưỡng và đất dễ bị cằn cỗi]. Cũng may cho cư dân ĐNA là có các vùng đồng bằng màu mỡ và vùng núi lửa giàu chất dinh dưỡng. Biển, đối với ĐNA là môi trường sống truyền thống và là nguồn của cải chưa được khai thác nhiều. Là một biển phụ của Thái Bình Dương bao la, biển Đông là một biển nóng nằm trong vành đai nhiệt đới tương đối khép kín và cho khu vực này khí hậu hải dương. Với hai hiện tượng đặc biệt: thuỷ triều và dòng biển, biển Đông đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhịp sống của con người và sinh vật biển. Ngoài các khoáng sản, các chất hoà tan trong nước, các kết hạch, nhất là các túi dầu có trữ lượng khá, biển Đông có hàng vạn loài thực vật và động vật có giá trị kinh tế cao như cá, tôm, các loài giáp xác nhuyễn thể, rong tảo, san hô đỏ, sam, đồi mồi, rắn, chim, thú biển. Các cửa sông nước lợ, các cánh rừng ngập mặn vùng duyên hải giàu phù du cho năng suất sinh học cao gấp hai mươi lần ngoài biển khơi là môi trường nuôi trồng hải sản rất lý tưởng. Cùng với hệ thống sông ngòi chằng chịt trên đất liền nối với biển cả, sự giao lưu giữa các nước ĐNA với những đội tàu, những bến cảng, những hệ thống thông tin liên lạc viễn thông... là mũi nhọn trong giao thông vận tải hiện đại. Biển còn thoả mãn nhu cầu du lịch, nghỉ mát, chữa bệnh ngày càng tăng của con người. Tuy nhiên, môi trường ở đây cũng rất nghiệt ngã: thiên tai, dịch bệnh thường xuyên và rất dữ dội, rất đáng sợ, bất khả kháng đối với con người. Con người ở đây muốn tồn tại phải vật lộn, phải chấp nhận sự mất mát, phải chịu khổ để tìm ra một giải đáp tối ưu. Giải đáp đó chính là nền văn minh lúa nước ĐNA mềm mại, uyển chuyển phù hợp với môi trường[1]. 2. Đông Nam Á - trung tâm phát sinh chủng tộc [con người và ngôn ngữ]

[1] Xem Lê Bá Thảo, Thiên nhiên Việt Nam. NXB KHKT, Hà Nội 1990, tr. 8.

Nhiều tài liệu của ngành khảo cổ học đã thu thập được hơn một trăm năm qua ở châu Á, ĐNA và Australia cho ta một bức tranh tiến hoá của con người hết sức phức tạp và do đó có rất nhiều cách lý giải khác nhau. Mặc dù cần có thêm tài liệu để minh chứng và có nhiều lý giải hơn nữa, nhưng có thể nói rằng, ĐNA có thể là một trong những cái nôi hình thành con người và là cơ sở để hình thành các bộ tộc dựa trên sự thống nhất về nhân chủng và ngôn ngữ. Có các dòng chính:

  • Dòng Nam Á [Austroasiatic] được phân bố ở ĐNA lục địa và được di chuyển về phía Tây tới Ấn Độ: gồm nhóm Munda và xa hơn là Nicobar. Có thể cư dân nói tiếng Nam Á là chủ nhân của nền văn hoá Hoà Bình giai đoạn trồng rau củ ở sườn núi. Do đó, dòng này được phân bổ ở vùng cao trung tâm ĐNA lục địa, từ các vùng núi Bắc Đông Dương đến cao nguyên Cò Rạt [Thái Lan], Boloven [Lào], Strung Treng [Campuchia], Tây Nguyên [Việt Nam]. Có hai bộ phận lớn di chuyển xuống vùng đồng bằng: người Môn ở phía Bắc [Myanmar] và người Khmer phía Nam [Campuchia]. Vì ít tiếp xúc với các ngữ hệ khác loại hình nên dòng Nam Á bảo lưu được hình dáng cổ của các ngôn ngữ ĐNA tiền sử, mang tính bản địa, ít lai tạp. Trong quá trình làm nương rẫy du canh du cư, cư dân Nam Á bị vỡ vụn ra, nên ngôn ngữ của họ cũng bị phân chia thành nhiều nhóm dẫn đến tình trạng ít hiểu tiếng nói của nhau. Dù sao các cư dân nói tiếng Môn - Khmer ở ĐNA lục địa cũng đã tạo lập nên những quốc gia Khmer, Môn - những quốc gia cổ đại ở ĐNA lục địa với những nền văn hoá nổi tiếng vang vọng một thời. Đó là những nhà nước đã sớm tiếp nhận văn hoá Ấn Độ và xây dựng những nền văn hoá quốc gia dân tộc như Phù Nam [Phnôm = núi], Angkor, Dvaravati, Thathon... Tên tuổi của chúng gắn liền với những di sản văn hoá thế giới. Những quốc gia này đã gìn giữ và phát triển những giá trị văn hoá của người Môn - Khmer xưa.
  • Dòng Nam Đảo [Austronesian] họp thành một hệ thống gồm rất nhiều nhóm ngôn ngữ được phân bố trong một không gian rộng lớn ở vùng ĐNA hải đảo. Dòng này có nhiều mối quan hệ với các dòng khác: quan hệ với dòng Thái - Kadai, quan hệ với dòng Hán Tạng, quan hệ với Ấn Độ và Mesapatamia, quan hệ với Ocean [đến mức ngày nay có xu hướng coi khái niệm Nam Đảo gồm có hai nhóm ngôn ngữ - địa lý nhóm phía Tây [nhóm Indonesia] có 200 ngôn ngữ và nhóm phía Đông [Ocean] có 300 ngôn ngữ. Khác với các ngôn ngữ Nam Á, cấu trúc của tiếng Nam Đảo thuộc loại hình ngôn ngữ đa tiết.
  • Dòng Tày - Thái [Thái - Kadai] được phân bổ ở cực bắc ĐNA tiền sử, từ thượng nguồn sông Trường Giang cho đến bờ biển phía Đông. Hiện nay dòng Tày - Thái có mặt ở Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam [Trung Quốc], Bắc Việt Nam, Lào, Thái Lan, Miến Điện sang tận Assam của Ấn Độ [người Ahôm, Khăm Ti], tạo thành một cái "đai" Thái khổng lồ từ Đông sang Tây. Dòng này là một bộ phận cư dân Tiền - Nam Á, sớm tiếp xúc với ngữ hệ Hán
  • Tạng [Hán về phía Đông, Tạng về phía Tây] nên quá trình đơn tiết hoá diễn ra sớm hơn và trở thành ngôn ngữ đơn tiết. Dòng ngôn ngữ Thái dù có bị phân chia ra nhiều nhóm ngôn ngữ, phương ngữ; dù chức năng xã hội có khác nhau [tiếng Thái Lan, tiếng Lào là ngôn ngữ quốc gia, tiếng Shan ở Miến Điện, tiếng Choang ở Trung Quốc là ngôn ngữ một bang hay khu tự trị, tiếng Thái ở Tây Bắc Việt Nam... là ngôn ngữ vùng, v.] ; dù bị phân tán thành nhóm nhỏ thậm chí bị biệt lập... các ngôn ngữ Thái vẫn khá thống nhất, người ta có thể hiểu nhau [khác với Nam Á]. Phải chăng đều cùng làm lúa nước, được nối với nhau bởi các dòng sông, lại tách nhau chưa lâu nên các ngôn ngữ Thái vẫn giữ được mối quan hệ cội nguồn? Như vậy là trong thời kỳ tiền sử, khi ĐNA còn là một chỉnh thể văn hoá của cư dân nông nghiệp trồng rau củ và trồng lúa nước, có thể đã tồn tại một ngữ hệ lớn - ngữ hệ ĐNA-

là Tiền - Nam Á [hay Austric - ngữ hệ phương Nam]. Trong quá trình tiếp xúc với các ngữ hệ khác nhau, ngôn ngữ Tiền - Nam Á đã phân chia thành ba dòng như đã nêu ở trên. Đồng thời do sự di dân từ phương Bắc xuống, tại vùng này xuất hiện một số ngôn ngữ Hán - Tạng, trong đó Lôtô - Miến đã trở thành một thành tố quan trọng trong bức tranh ngôn ngữ ĐNA. Trong những thiên niên kỷ tiếp theo, ở đây lại diễn ra những quá trình hội tụ và phát tán dân tộc, ngôn ngữ dẫn đến sự hình thành những phức hợp văn hoá mới kiểu Đông Sơn và hình thành những nhóm ngôn ngữ mới: - Nhóm Việt - Mường: là kết quả tiếp xúc một bộ phận dân cư Môn - Khmer với một bộ phận dân Tày - Thái - Nhóm Mèo - Dao - một bộ phận Nam Á với một bộ phận Tạng - Miến - Nhóm Chàm: một bộ phận Mã Lai với một bộ phận cư dân Môn- Khmer... Những ngôn ngữ mới này còn giữ lại trong cơ tầng của chúng các yếu tố của ngôn ngữ gốc. 2. Đông Nam Á - một nền văn minh lúa nước 1] Nghề trồng lúa và kỹ nghệ đá, kim khí Nhiều bộ môn khoa học trước hết là khảo cổ học, sinh thái học, dân tộc học... đã chứng minh rằng ĐNA là một trong những nơi trồng trọt cổ nhất của loài người. Viện sĩ Liên Xô N. L. Vavilov sau khi tiến hành điều tra trên quy mô toàn thế giới về lịch sử thuần hoá cây trồng đã chỉ ra chín trung tâm, trong đó ĐNA [với cái tên là Ấn Độ - Mã Lai] là cái nôi phong phú bậc nhất- nơi thuần dưỡng cây lúa. Nhà địa lý - thực vật học Mĩ C. Osauer cho rằng ĐNA là nơi phát sinh trồng trọt sớm vì ở đó là một vùng nhiệt đới với tính đa dạng cao về động thực vật cũng như cảnh quan địa mạo sinh thái mà không có một nơi nào sánh kịp. Giáo sư Từ Chi đã phân chia vùng này thành năm cảnh quan khác nhau: - Cảnh quan sườn núi dốc vùng núi với canh tác rẫy - dốc - Cảnh quan cao nguyên: rẫy - bằng - Cảnh quan thung lũng: ruộng - rẫy - Cảnh quan đồng bằng châu thổ: ruộng - vườn - Cảnh quan duyên hải và đảo: nông - ngư nghiệp Tuy cùng nằm trong hệ sinh thái phổ quát và liên hoàn từ núi rừng đến biển cả nhưng mỗi cảnh quan có một vị thế và sắc thái riêng cho phép con người tuy cùng làm nông nghiệp lúa nước nhưng vẫn có những biện pháp tác động vào môi trường khác nhau. Có thể phân chia quá trình phát triển nông nghiệp ở ĐNA thành hai giai đoạn: giai đoạn trồng cây sinh sản kiểu dinh dưỡng vô tính [asexualité] và giai đoạn cây có hạt - hữu tính, chủ yếu là cây lúa. Có thể văn hoá trồng rau củ đã có mặt ở vùng hải đảo trước khi có nạn hồng thuỷ cách đây khoảng 9 năm. Tại đây việc trồng cây có rễ và khoai lang vẫn tiếp tục phát triển, mặc dù trong đất liền cây lúa được thuần dưỡng và đang thay thế dần việc canh tác trồng rau củ. Hiện nay chúng ta còn được chứng kiến mô hình nông nghiệp trồng rau củ được bảo lưu khá nguyên vẹn ở ngoại vi của nền văn hoá Đông Nam Á, đó là đảo Hawaii ở Thái Bình Dương thuộc nước Mỹ. Về nông nghiệp trồng rau củ ở đây có bốn sản phẩm chính được trồng trên những cánh đồng bạt ngàn, như: cây Taro [khoai sọ], cây khoai lang tím, cây mía, cây dừa [được trồng rất nhiều]. Ngoài bốn loại cây trên người ta còn trồng rau muống, mồng tơi, bí, bầu, su su và xuất khẩu rau húng, rau thơm, gừng, sả. Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, cư dân Hawaii còn tiến hành việc săn bắt và hái lượm cả trên biển và trên rừng. Người Hawaii ở

nhà sàn thấp, cách mặt đất 1m, nền lát bằng gỗ, nam đóng khố, nữ để ngực trần như người Tây Nguyên [Việt Nam]. Với nền văn hoá bản địa ở Hawaii, cho phép ta dựng một cơ tầng ĐNA hải đảo ở vùng biển ít biến đổi. Đó là nền văn minh nông nghiệp trồng rau củ- một bộ phận của văn hoá ĐNA. Còn bộ phận người Hoà Bình ở lục địa tiếp tục con đường phát triển tự nhiên bằng nghề trồng cây có củ và khoai lang trên các rẫy dốc, rẫy bằng [đó là cư dân nói tiếng Nam Á]. Một bộ phận khác được tách ra để làm nông nghiệp và trồng lúa - Bộ phận này nằm ở phía Nam sông Trường Giang từ cửa biển đi về phía Tây sang tận Assam ấn Độ. Đó chính là cư dân Tày - Thái cổ làm lúa nước. Nhà khảo cổ học người Nhật Bản Otabe Tadaio trong công trình Con đường lúa gạo [NXB KHXH, Hà Nội, 1986], đã dựa vào các vỏ trấu được bảo lưu trong các viên gạch mộc của các đền đài ĐNA [có niên đại cụ thể, có địa điểm rõ ràng] cùng với sự khảo sát vỏ trấu ở các nước ĐNA, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, để đi đến kết luận: 1] Có hai địa điểm ở ĐNA tiền sử là cái nôi thuần dưỡng cây lúa: Vùng Vân Nam [dọc sông Dương Tử và các con sông khác] và vùng Assam [nay thuộc đất Ấn Độ]. Phải chăng chính hai cái nơi này đã thuần dưỡng hai loại lúa: lúa canh và lúa tiên? 2] Ở Châu Á, lúa canh hạt tròn và hạt lớn là loại có trước, loại lúa tiên [lúa hạt dài] là loại có sau. Tác giả chia thành hai nhóm và đặt tên cho chúng: - Nhóm lúa nước hệ Mékong [lúa canh]. - Nhóm lúa nước hệ Bengal [lúa tiên]. Nhóm lúa nước hệ Mékong theo con đường từ Bắc xuống Nam, đầu nguồn là Vân Nam men theo dọc sông Mékong là con đường truyền bá chính. Vì vậy hệ thống sông Mékong là khu vực văn hoá trồng lúa nước. Đầu nguồn của cả ba con sông: Lạn Giang[1] [Mékong], Nộ Giang [Swaluen], Độc Long [Irrawaddy] là rất gần nhau. Đó là khu vực phân bố lúa tương tự lúa canh nằm trong phạm vi lưu vực thượng du sông Mékong. Vì vậy giống lúa tương tự lúa canh đã theo các thung lũng từ Vân Nam đi xuống các địa bàn Đông Dương. Tác giả gọi là nhóm "giống lúa hệ Mékong". Theo tác giả, giống lúa này cũng theo con đường sông Hồng đi vào Việt Nam. Đây là con đường lúa gạo cổ nhất ở Đông Dương. Điều quan trọng và lý thú là trong vùng lúa canh Đông Dương, tác giả đã xác định được vùng trồng lúa nếp là lương thực chính ở các nước Lào, Bắc Thái Lan, bang Than và bang Kho - Xin Myanmar, một phần Quảng Tây, Vân Nam Trung Quốc, miền Đông Assam Ấn Độ. Vùng văn hoá lúa nước trùng khớp với văn hoá nước chè. Trước thế kỷ X, lúa nếp chiếm ưu thế sau đó suy thoái do sự lấn át của lúa tiên từ ấn Độ sang. Để giải thích giống lúa nếp được bảo lưu ở vùng trên cho đến ngày nay, tác giả chỉ ra từ thời văn hoá tiền cốc loại, các dân tộc ở đây đã sáng tạo và quen với các loại sắn, khoai, ý dĩ có tinh bột nếp. Do đó từ nền nông nghiệp trồng rau củ chuyển sang nền nông nghiệp trồng lúa, người Đông Dương lựa chọn và xây dựng vùng trồng lúa nếp. Nếp có vỏ trấu hạt tròn, và tư liệu vỏ trấu trong gạch mộc mách bảo ta rằng lúa nếp được trồng sớm nhất ở bán đảo Đông Dương.

[1] Từ Lạn Xạng của tiếng Lào bắt nguồn từ tên gọi Lạn Giang [có cả địa danh : Lạn Thương] ở Vân Nam sau biến âm thành Lạn Xạng với nghĩa là triệu voi, cũng như Việt phiên âm klong [sông] thành Cửu Long với nghĩa là chín con rồng. Một hiện tượng biến đổi địa danh rất lý thú. Các cư dân Tày – Thái ở Việt Nam có nơi vẫn mang theo tên sông Lạn Giang để đặt những vùng cư trú của họ: Ở Việt Bắc có phủ Lạng Thương, xứ Lạng, Lạng thương giang [Phạm Đức Dương].

Nhóm lúa tiên hạt dài là giống mới [sau lúa canh] có nguồn gốc từ Ấn Độ, có thể được thuần dưỡng ở vùng Assam được đưa vào Đông Dương. Tác giả gọi là nhóm lúa nước Bengal. Nhóm này di chuyển từ Tây sang Đông, từ óc Eo [hải cảng Phù Nam] qua các khu vực Angkor - Campuchia lên Uthoong và một bộ phận Đông Bắc Thái Lan, khu vực Beikthano và Prome - Myanmar. Giống lúa Bengal phân bố ngoài vùng lúa nếp, là loại lúa dẻo [cả lúa nổi], ưa trồng ở đất thấp ẩm và đồng bằng ven biển. Đó là những vùng chịu ảnh hưởng văn minh Ấn Độ sớm. Lúa tiên ven biển đã đi dần vào các vùng tam giác châu thổ sông Irrawaddy, sông Ménam, sông Mékong, quanh hồ Tonglesap khu biệt với lúa canh vùng Mékong. Như vậy sự di chuyển dân cư trong đó có cả cây lúa ở ĐNA đã có nhiều đợt ngược xuôi đan xen phát tán - hội tụ, chứ không phải chỉ có một hướng- Điều có thể khẳng định ngay từ bây giờ, nếu giả thiết cây lúa có nguồn gốc ĐNA thì hướng phát tán sẽ là hướng đầu tiên và chủ đạo. Vì vậy cây lúa ở ĐNA phát tán sang ấn Độ phải chăng từ vùng Assam [nơi đây có người Ahôm và Khăm Ty thuộc dòng ngôn ngữ Tày - Thái và làm lúa nước] rồi đi về phía Tây và sau đó nó lại đi theo Vịnh Bengal vào Đông Dương, và cây lúa vùng Vân Nam sẽ phát tán xuống phía Nam và vượt Trường Giang lên phương Bắc? Còn trong nội bộ địa bàn ĐNA tiền sử chắc chắn cây lúa đã theo các con sông dọc các thung lũng để đi xuống những vùng đồng bằng châu thổ ven biển. Ở Việt Nam, quá trình đưa cây lúa nước xuống đồng bằng là quá trình lấn biển. Ngày nay về vùng Xuân Thiều [xã Giao Xuân, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định] ta bắt gặp phương thức khai hoang lấn biển mà người dân ở đây đã đúc kết "lúa lấn cói - cói lấn cá - cá lấn biển" và ở đồng bằng Bắc Bộ, quá trình lấn biển là "cói đi trước ruộng nước theo sau". Vì thế, trong hệ thống phức hợp cây trồng ở đồng bằng chúng ta có ba loại cây cùng loại được thuần dưỡng đồng thời. Đó là cây cói, cây lúa và cây hành. Cây cói đã gắn bó với cuộc sống của người nông dân bên cạnh cây lúa, lúc sống dùng chiếc chiếu để đắp, lúc chết mang manh chiếu để chôn. Đi vào Nam Bộ trình tự lấn biển là cây tràm, cây dừa nước đi trước cây lúa nước theo sau, cũng là một mô hình lấn biển quen thuộc của người Việt. Khi thuần dưỡng cây lúa, con người đã từng bước giải quyết một nghịch lý: Cây lúa là một loài thực vật không phải thuỷ sinh nhưng lại sinh trưởng trong nước. Con người đã sáng tạo nên ruộng nước. Đó là một loại đất ngập nước không thường xuyên nhân tạo. Khi có nước, ruộng trở thành một loại đất yếm khí vì các sinh vật háo khí đã sử dụng hết ôxy trong đất. Đất có cấu tạo màng, không bị khô hạn, cỏ dại bị hạn chế, môi trường sinh hoá có lợi cho sự phát triển bộ rễ để nuôi cây lúa. Đất ngập nước mùa mưa nhận được đạm qua mưa giông sấm sét và đạm của khí trời được cố định hoá bởi một số loại tảo [được gọi là tảo lam - tên khoa học Cyanobacteria]. Sau vụ mùa, lợi dụng nắng, người nông dân phơi khô đất cho năng suất cao ở vụ sau "Một hòn đất nỏ bằng một giỏ phân". Cây lúa sinh trưởng trong ruộng nước và chịu ảnh hưởng của khí hậu [nhiệt độ, bức xạ mặt trời và lượng mưa]. Do đó, thời vụ là hết sức quan trọng "nhất thì nhì thục". Thời tiết ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh lý liên quan đến năng suất của cây lúa nước, là điều kiện tiên quyết cho cây lúa "nhất nước nhì phân..." và khi có nước rồi thì nhiệt độ và lượng bức xạ quyết định năng suất của cây lúa. Tuy vậy, cây lúa vẫn dễ trồng vì nó không đòi hỏi phải luân canh, rất nhạy cảm với kỹ thuật thâm canh, là cây lương thực duy nhất có thể sống trong các vùng châu thổ lắm đất ngập nước ở châu á gió mùa [có cây khoai nước là bạn đồng hành nhưng vì khoai chiếm đất cả năm và hệ số nhân giống thấp vì theo phương pháp vô tính]. Vì thế việc làm thuỷ lợi là cực kỳ quan trọng.

Nói cách khác, khi con người biết dùng thuỷ lợi [dù ở hình thức sơ khai nhất như be bờ] thì lúc đó mới có nông nghiệp lúa nước. Vì vậy người Thái đã nói: "có nước mới thành ruộng, có ruộng mới thành lúa". Có nhiều cách đưa nước vào ruộng: dẫn nước có độ cao hơn mặt ruộng bằng hệ thống mương- phai; ngăn sông ở nước thấp hơn mặt ruộng rồi dùng guồng tự quay nước vào ruộng; dùng ao chuôm để giữ nước rồi dùng gầu tát nước. ở Đông Dương có nhiều hình thức thuỷ lợi có nguồn gốc khác nhau và có sự đan xen xâm nhập lẫn nhau. Người Việt đã áp dụng mô hình thuỷ lợi của người Tày - Thái vào vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nhưng do cấu tạo nền tầng đồng bằng sông Hồng không bằng phẳng như đồng bằng Nam Bộ, hơn nữa con người đã ồ ạt xuống sớm, khi phù sa sông Hồng chưa phủ kín đồng bằng nên tại đây con người đã đắp đê ngăn từng ô trũng theo những địa giới tự nhiên và cứ thế lấn dần ra biển từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam, từ thượng châu thổ đến hạ châu thổ. Do đó, đê ra đời sớm và chưa rõ nguồn gốc. Đê có thể bắt nguồn từ kỹ thuật đắp phai hay đắp thành, hoặc từ cả hai do người Thái đem xuống? Chỉ biết rằng đê ra đời do nhu cầu ngăn nước mặn vào đồng và bảo vệ vùng cư trú khỏi nước lũ, chứ không phải nhằm mục đích đưa nước nào ruộng. Do đó người Việt dùng mương phai ao hồ để khai thác nguồn nước tự nhiên và nguồn nước địa phương. Ở đồng bằng Bắc Bộ, người Việt đã chống lũ bằng hệ thống đê điều và họ chủ động ngăn lũ. Điều đáng sợ nhất đối với người dân ở Bắc Bộ là vỡ đê. Ấn tượng về tiếng trống ngũ liên báo đê vỡ như là một tín hiệu về tai hoạ mà người nông dân phải gánh chịu: nhà trôi, của mất, người chết,... Trong khi đó ở miền Nam, do địa hình của đồng bằng sông Cửu Long rất bằng phẳng, rất rộng lớn, cho nên ở đây người dân không có khái niệm ngăn lũ mà chung sống với lũ từ ngàn xưa. Lũ về mang nước phù sa cho ruộng, mang cá đổ vào ao chuôm, trẻ con được nghịch nước,... tạo nên một không khí của ngày hội. Biện pháp thuỷ lợi ở đây là "thoát nước" bằng hệ thống kênh rạch. Vì vậy ngoài Bắc là đắp đê, trong Nam là đào kênh rạch. Ngày nay, vì không quán triệt được điều đó nên khi xây dựng đường sá, phố phường người ta không chú ý đến việc thoát nước, hơn thế nữa người ta lại muốn đắp đê ngăn lũ, làm lũ bị cản, nước không thoát được nên mang lại sự ngập úng, gây bao thiệt hại cho đời sống của người dân ở nông thôn cũng như thành thị. Như vậy là quá trình mở rộng diện tích canh tác ở vùng đồng bằng ngoài việc thuần dưỡng cây lúa, xây dựng hệ thống thuỷ lợi mà nhiều người đã nói tới một thành tựu rất cơ bản mà chúng ta cần phải tổng kết, đó là quá trình cải tạo đất thành ruộng - một loại đất ngập nước không thường xuyên với tất cả những phương thức để tạo ra đồng lúa. Việc tính toán thời tiết, mùa màng, cũng như quá trình khẩn hoang lấn biển quả là những lao động sáng tạo, nhờ đó mà ngày nay chúng ta có được những cánh đồng thẳng cánh cò bay và cách sử dụng ruộng đất của cha ông ta. Nếu như nông nghiệp ĐNA đã chuyển từ nông nghiệp khô trồng rau củ trên rẫy sang trồng lúa dưới đồng bằng, thì ở đây con người cũng đã sáng tạo nên hai giai đoạn kỹ thuật tương ứng: đồ đá và đồ đồng. Đồ đá được sử dụng trong giai đoạn trồng rau củ [tiền cốc loại]. Việc làm rẫy ở vùng sườn núi cho phép con người dùng những rìu đá để chặt cây đốt rừng và trỉa lỗ để bỏ hạt giống. Đến khi con người đã thuần dưỡng được cây lúa, họ đã tạo nên một hệ sinh thái chuyên biệt mang tính chất nhân tạo trên nền hệ sinh thái phổ quát tự nhiên. Điều đó chứng tỏ con người đã vượt qua giới hạn của tự nhiên. Vì vậy từ đồ đá mới chuyển sang đồng, sắt là một bước chuyển đột biến về kỹ thuật, bởi lẽ với kỹ nghệ đồng, sắt con người đã thoát khỏi sự phụ thuộc vào kích thước của nguyên liệu [đá]. Họ đã phát hiện ra một thứ nguyên liệu mới có thể chế tác công cụ theo ý mình [kim khí] với tác dụng cao hơn, nhằm đáp ứng nhu

cầu nông nghiệp trồng lúa nước trên những cánh đồng thung lũng và sau đó là đồng bằng châu thổ. Tuy nhiên các công cụ bằng đồng và sắt đều được sản xuất theo mẫu của đồ đá, do đó chúng ta mới có một bộ công cụ song song bằng đá, bằng đồng, sắt và công cụ đồng, sắt ngày càng chiếm ưu thế. Nếu ta đi từ Phùng Nguyên - Đồng Đậu, Gò Mun - Đông Sơn ta sẽ có bảng so sánh chất liệu của cái rìu như sau: Phùng Nguyên 1138 rìu 100% bằng đá Đồng Đậu 183 rìu 94% bằng đá [172], 6% bằng đồng, sắt 0%. Gò Mun 100 rìu 87% bằng đá [87], 13% đồng [13], sắt 0%. Đông Sơn 187 rìu 1,6% đá [3], 97,8% đồng [181], sắt 1,6% [3]. [Theo số liệu của Chử Văn Tần][1]. Trong bộ nông cụ bằng đồng và sắt thì chiếc cày chiếm một địa vị quan trọng và thể hiện một sự phát triển cao bởi vì có chiếc cày con người mới biết dùng sức kéo vào trong việc canh tác và đời sống. Rõ ràng bước sang giai đoạn đồng thau, các kỹ thuật chế tác phát triển đáng kinh ngạc. ĐNA thực tế đã có kỹ thuật đẽo đá, luyện kim, làm gốm, nghề dệt... xoay quanh nền văn minh lúa nước. Nhiều kỹ thuật đã được ứng dụng vào trong đời sống từ việc xây dựng nhà cửa, chế tác các phương tiện đi lại, đến việc ăn mặc, thuốc men chữa bệnh. Dù cho cây lúa đóng vai trò chủ đạo [kể cả trong đời sống kinh tế cũng như trong thang giá trị xã hội] thì nông nghiệp trồng lúa vẫn là một phức hệ đa canh, là một sự kết hợp, thích nghi tài tình của con người giữa một bên là hệ sinh thái phổ quát của tự nhiên và một bên là hệ sinh thái chuyên biệt mang tính nhân tạo suốt trong quá trình lâu dài đi từ trồng trọt rau, củ theo phổ rộng đến trồng lúa nước. Do vậy, trong nghề nông có hai loại hình canh tác truyền thống trên hai loại đất trồng: nông nghiệp dùng cuốc trên rẫy và nông nghiệp dùng cày dưới ruộng. Trong cơ cấu nông nghiệp lúa nước vùng thung lũng hẹp chân núi [được xem là nguyên mẫu] bao giờ cũng có sự kết hợp giữa ruộng và rẫy. Nương rẫy như là thành phần bổ sung đứng hàng thứ yếu, phản ánh truyền thống trồng rau, củ thời tiền cốc loại, cung cấp lương thực, hoa quả, nguyên liệu dệt, dược liệu... Sau này khi xuống đồng bằng cơ cấu ruộng rẫy đã chuyển thành ruộng - vườn. Vườn là di duệ trực tiếp của rẫy đưa từ trên núi xuống và nương đóng vai trò quá độ. Bên cạnh cây lúa và hệ thống cây trồng phụ, cư dân nông nghiệp ĐNA còn phát hiện và gieo trồng một hệ thống cây dược liệu rất phong phú và quý giá để phòng bệnh và chữa bệnh. Một điều không có ngoại lệ là mỗi dân tộc đều có một "vườn" thuốc của mình. Cây thuốc được phát hiện bắt đầu là gia vị, sau đó thành vị thuốc. Để ứng phó với môi trường nhiệt đới ẩm gió mùa, con người ở đây đã dùng gia vị để chế biến thức ăn vừa ngon miệng vừa tạo nên sự cân bằng sinh thái như là một biện pháp phòng bệnh. Trong phức hợp nông nghiệp lúa nước, ngoài nghề trồng trọt còn có cả một hệ thống nghề phụ trong đó có hai nghề quan trọng không thể thiếu được : nữ có nghề dệt vải, nam có nghề chài lưới sông nước. Cơ cấu ngành nghề này đảm bảo cho lối sống tự cung tự cấp khép kín đến từng gia đình hạt nhân và tương ứng với cách phân công lao động của một "êkíp" làm việc trên đồng "chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa". Mô hình này đã in đậm dấu ấn của nó trong đời sống văn hoá và thẩm mĩ của cư dân ĐNA. Sông nước và biển cả đã hoà kết ĐNA thành một chỉnh thể. Trên bán đảo, các mối liên kết văn hoá được xác lập bởi những dòng sông. Đôi bờ sông là nơi hội tụ và phô bày tất cả những gì tinh hoa của cả vùng. Đó là những làng ven sông, làng trên nước [Kôngpôngiêr-

[1] Chử Văn Tần, Quá trình hình thành bản sắc văn hoá Việt Nam. Đề tài cấp nhà nước KX - 06 - 02 do GS. Hà Văn Tấn chủ biên. Tài liệu lưu trữ Viện Khảo cổ học 1995, tr. 5.

tiếng Inđonêsia] liên kết bởi những thuyền, bè hoặc nhà sàn, những đô thị nằm trên bờ sông, cảng biển... Do đó, mỗi con sông đều có đời sống văn hoá của nó. Nhìn lên bản đồ ĐNA lục địa ta thấy năm dòng sông lớn: sông Cửu Long, sông Hồng, sông Irawadi, sông Salouen, sông Mè Năm Chẩu Pharanha, đổ ra biển cả, tạo lập nên những màu xanh - những đồng bằng màu mỡ. Trong khi đó ngoài hải đảo, màu xanh của biển như là cái nền thống nhất, trên đó mọc lên các đảo. Nếu như trong các lục địa, núi liền núi, sông liền sông, con người hướng vào nội địa, thì ngược lại ở vùng hải đảo, các mối quan hệ trong cuộc sống đều được xác lập từ bờ biển đảo này sang bờ biển đảo kia hơn là các vùng trong một hòn đảo - người ta gọi là quan hệ hướng ngoại. Và, mối liên hệ mở rộng dần theo năm tháng để trở thành thế giới hải đảo. Thuyền đi sông, thuyền đi biển là phương tiện chủ yếu để ở, để đánh bắt cá, trao đổi hàng hoá và chuyển tải, giao lưu văn hoá trong khu vực và quốc tế. Gốm ĐNA có mặt khắp nơi cùng với những sản vật quý như vàng, đá quý, trầm hương, hồ tiêu, quế... nhờ những con thuyền. Hiện nay ở ĐNA có một cộng đồng thuỷ cư sống bằng nghề săn bắt cá trên biển. Họ không ở trên bờ mà ở trên thuyền. Đó là người Bồ Lô ở Hà Tĩnh, cư dân nhà Chồ ở Quảng Nam, v Con thuyền trở thành biểu tượng văn hoá của cộng đồng, thuyền gắn với nghi lễ nông nghiệp [cầu mưa] với hội nước, hội đua thuyền, với tục đưa linh trên sông... Thuyền rồng trang trí đầu rắn đuôi tôm tượng trưng cho sức sống của cộng đồng sông nước, vừa là biểu tượng quyền uy của tầng lớp thống trị [đối l

Chủ Đề